Các loại hình tàn tật ở bàn tay bệnh nhân phong

Một phần của tài liệu KỈ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ (Trang 53 - 61)

2. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng tới các tỷ lệ tiêm chủng của trẻ trẻ từ 10 đến 36 tháng tuổi và sự hiểu biết của các bà mẹ có con ở nhóm tuổi trên về

3.3: Các loại hình tàn tật ở BN phong

3.3.3: Các loại hình tàn tật ở bàn tay bệnh nhân phong

Cò mềm các ngón chiếm 33,4% và cò cứng các ngón chiếm 29,4% chiếm tỷ lệ cao trong tàn tật ở bàn tay.

3.3.4-Các loại hình tàn tật ở bàn chân:

Mất cảm giác đơn thuần ở bàn chân chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,6% cụt rụt chưa quá khớp ngón là 15,6%.

3.3.5-Các loại hình tàn tật ở bàn chân:

Chân cất cần chiếm 17,2% và lỗ đáo bàn chân chiếm 38,9%.

3.3.6-Vị trí ổ loét:

Vị trí ổ loét ở trước bàn chân cả 2 chân chiếm tỷ lệ cao 14% và 10,6%

điều đó liên quan đến công việc và thói quen đi chân không mang dép.

3.3.7-Loại hình lỗ đáo không viêm xương và viêm xương ở bệnh nhân phong:

Lỗ đáo không viêm xương chiếm 29% nên được chăm sóc tốt sẽ hạn chế tàn tật thứ phát, lỗ đáo viêm xương chỉ điều trị bảo tồn mà thôi.

PHẦN BÀN LUẬN:

Qua kết quả điều tra 374 bệnh nhân phong có biểu hiện tàn tật chúng tôi có những nhận xét sau:

Tàn tật xảy ra ở độ tuổi 31-50 chiếm 54% và độ tuổi từ 15-30 chiếm 23,26% so sánh với bệnh nhân phong ở khu điều trị Bamako độ tuổi từ 29-50 là 44,3% thì tuổi bệnh nhân phong ở Trà vinh có cao hơn.Đây là độ tuổi bệnh nhân phải lao động kiếm sống nuôi bản thân và gia đình, do vậy vấn đề quản lý và điều trị cho họ rất khó khăn.Vì họ phải lao động kiếm sống.Chương trình phòng chống tàn tật cho bệnh nhân phong phải kết hợp với phục hồi kinh tế cho người bệnh và gia đình họ thì mới đạt kết quả tốt.

Về giới tính cho thấy tỷ lệ nữ/nam # 1/2 điều đó chứng tỏ rằng người đàn ông vẫn là lao động chính trong gia đình.Mối liên quan giữa giới tính và tàn tật có sự khác biệt nhưng không cóý nghĩa thống kê (p> 0,05).

Nghề nghiệp có mối liên quan đến tàn tật của bệnh nhân cụ thể nghề nông chiếm 200/374 (53,6%), nghề khác là những nghề không chính thức như làm rẫy, đạp xích lô, làm thuê…chiếm 71/374 (18,9%) .Là những nghề lao động rất vất vả, lao động với các phương tiện thô sơ và dùng sức người là chủ yếu.Chính vì điều đó mà tàn tật độ 2 ở bệnh nhân chiếm một tỷ lệ cao (36 BN và 51%).

Về dân tộc trong bảng cho thấy người Kinh chiếm đa số 80,2% sau đó đến Khơmer và một số ít các dân tộc khác.Điều đó cũng dễ hiểu vì người Kinh chiếm 69% trong cộng đồng.

Liên quan giữa giới và nhóm bệnh có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê.Nhóm bệnh gồm hai nhóm, nhóm ít khuẩn (PB) chiếm 30%

nhóm nhiều khuẩn (MB) chiếm 70%.Sự phân nhóm có ý nghĩa trong quá trình theo dõi điều trị và giám sát sau ĐHTL.Nhóm nhiều khuẩn chiếm 70% cho thấy nguồn lây nhiễm bệnh phong trong tỉnh trong những năm qua còn cao.

Mức độ tàn tật phân loại theo WHO. Trong 374 bệnh nhân thì có tới 197/374 là tàn tật độ 2 chiếm 53% đây là số bệnh nhân phải chăm sóc suốt đời và là gánh nặng cho xã hội.Công tác phòng chống tàn tật cho các đối tượng này chỉ giúp cho họ hạn chế các tàn tật thứ phát và một số cần phải phẫu thuật trả lại một phần chức năng cho họ.

Liên quan giữa nhóm bệnh và thời gian xảy ra tàn tật có sự khác nhau rất có ý nghĩa.Thời gian xảy ra tàn tật trước điều trị 340/374 chiếm 91% và trong điều trị 27 case (7,2%) điều đó càng khẳng định rằng bệnh nhân phong được phát hiện rất muộn.Nhận thức về bệnh phong trong cộng đồng và trong chính các gia đình bệnh phong còn thấp còn có thành kiến với người bệnh phong, đối với người bệnh thì khi biết bệnh thì dấu không đi khám nhất là những người trong gia đình có người bị phong, chỉ đến khi khám tiếp xúc đột xuất thì mới phát hiện ra.Điều này có lẽ là một trong những vấn đề giải thích vì sao tỷ lệ tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong mới của tỉnh Trà Vinh lại cao như vậy.Sau 12 năm tiến hành chương trình chống phong, tình hình tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong mới trong toàn tỉnh giảm đáng kể (từ 1997 là 51,42% đến 2008 là 00%).Trong

khi đó ở các nước có tỷ lệ bệnh phong cao như Brazil, Ấn Độ, Indonesis thì tỷ lệ tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong mới không vượt quá 10%, trong khi đó năm 1997 mặt bằng tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong trên thế giới chỉ còn 5,4%.Vì sao tỷ lệ tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong tỉnh Trà Vinh lại cao như vậy, đó là vấn đề mà không phải cán bộ chống phong của tỉnh quan tâm mà cả Bệnh viện Da liễu đầu ngành cũng rất quan tâm.Phải chăng nhận thức của người bệnh và nhận thức của cộng đồng về bệnh phong chưa cao.Hay chương trình chống phong của tỉnh chưa thực sự sát với nhu cầu của người bệnh và cộng đồng, hay là yếu tố cơ địa của bệnh nhân có cái gì đó khác với các bệnh nhân ở khu vực khác.Để lý giải vấn đề trên không đơn giản, mà cần phải được theo dõi và đánh giá kỹ bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại thi mong mới tìm ra câu trả lời đúng.

Các bệnh nhân phong cũng như mọi người khác đều cần bàn tay, ban chân và đôi mắt để đương đầu với cuộc sống hàng ngày.Rủi thay nhiều bệnh nhân đến với chúng ta hoặc do chúng ta phát hiện muộn, đã có biểu hiện các loại hình tàn tật.Các loại hình tàn tật của bệnh nhân phong liên quan đến tổn thương trực tiếp các dây thần kinh ngoại vi gây nên mất cảm giác, liệt vận động.Đưa đến các biến dạng thứ phát.

Các loại hình tàn tật ở mắt.Mắt thỏ qua điều tra cho thấy chiếm 7,9%

giảm thị lực chiếm 11,9%.Giảm thị lực một bên 15 BN, hai mắt là 20 BN.Mù mắt một bên là 4 BN, so với các báo cáo trong nước cũng như trong khu vực phù hợp cụ thể ở quận Liên Chiểu-Đà Nẵng mắt thỏ chỉ 5,3%(n = 247 bn).Bệnh nhân phong đong Nepal mắt thỏ chỉ chiếm 3,5% các thương tổn khác ở mắt, viêm mống mắt thể mi.Thường gặp trong phản ứng phong nhất là phản ứng loại 2, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại các di chứng ở mắt như trên.Tuy nhiên mắt thỏ ở bệnh nhân phong còn cao, nếu như không có biện pháp bảo vệ thì về lâu dài bệnh nhân sẽ dẫn đến mù.Việc huấn luyện cho bệnh nhân có tàn tật ở mắt biết cách tự chăm sóc và cung cấp cho bệnh nhân dụng cụ bảo vệ mắt (kính bảo vệ mắt) là nhiệm vụ của nhân viên y tế và cán bộ chống phong các cấp.

Mất cảm giác đơn thuần ở bàn tay chiểm tỷ lệ cao 53,4% (mất cảm giác một tay 80 bệnh nhân, mất cảm giác cả hai tay là 60, cò mềm các ngón chiếm 33,4% (cò mềm các ngón một tay là 60 bệnh nhân, cò cả hai tay 30 bệnh nhân).Cò cứng các ngón tay : 29,4%.Mất cảm giác lòng bàn tayđơn thuần và cò mềm ngón cái cũng như các ngón khác có thể sẽ phục hồi tốt.Nếu được sự hướng dẫn một cách tận tình của các nhân viên chống phong, với các kỹ thuật tập luyện đơn giản thuận tiện ở mọi địa hình mọi nơi, cộng với sự cố gắng và hợp tác của người bệnh, người bệnh tự giác tập luyện.Kết hợp với sử dụng các loại dụng cụ bảo vệ bàn tay khi làm việc.Chắc chắn sẽ không để tàn tật thứ phát xảy ra, mà còn có khả năng phục hồi một số điểm mất cảm giác, phục hồi cò mềm, bàn tay hoạt động mềm mại, chống khô da và nứt da tốt.Còn các loại hình tàn tật khác phải có sự can thiệp của phẫu thuật tốn kém tiền bạc và thời gian mà khả năng phục hồi chức năng không theo ý muốn của thầy thuốc và người bệnh.So sánh với một vài bài báo cáo trong nước cũng như ở nước ngoài thì loại hình tàn tật ở bàn tay bệnh nhân phong Trà Vinh cao hơn ở bệnh nhân phong ở quận Liên Chiểu-Đà Nẵng (mất cảm giác chiếm 10,03%), so với báo cáo của BS Quang thành phố Hồ Chí Minh thì các loại hình ở tàn tật ở tay bệnh nhân phong thì gần tương đương (n= 1134 bn).So sánh với bệnh nhân ở Đông Nepal thì mất cảm giác bàn tay chiếm 25%, cò cứng 3,5%, cút rút 5,4%.Với loại hình tàn tật ở bàn tay thì bệnh nhân phong của Trà Vinhcao hơn nhiều.

Mất cảm giác đơn thuần bàn chân chiếm 52,6% (mất cảm giác một chân là 152 BN mất cảm giác cả hai chân là 45 BN).Lổ đáo lòng bàn chân chiếm 24,6%

(lổ đáo một chân là 120 BN cả hai chân 88 bệnh nhân).Cụt rụt các ngón chưa quá khớp bàn đốt chiếm 15,6% (một chân 48 bn, cả hai chân 11 bn), cò cứng các ngón chiếm 22,8%.Cò mền chiếm 9% (một chân 36 bn, cả hai chân 11 bn).Bàn chân lật một chân là 28 bn chiếm 9%.Cụt rụt quá khớp cổ chân, một chân là 17 bn.Loại hình tàn tật ở chân cũng chiếm một tỷ lệ khá cao, điều đó phản ảnh lên được đời sống của người bị bệnh phong rất thấp, họ phải lao động vất vả để kiếm sống, mà phương tiện lao động của họ rất thô sơ phải dùng đến cơ bắp là

chủ yếu và thói quen đi chân không mang dép của người dân lao động.Với bàn chân mất cảm giác đơn thuần được chăm sóc chu đáo, tạo thói quen cho người bệnh kiểm tra hằng ngày trước khi đi ngủ và có các phương tiện phòng ngừa như giày bảo vệ, thì sẽ hạn chế được các tàn tật thứ phát như cò ngón, lổ đáo.Thói quen của người bệnh nhân là đi chân không mang dép, do vậy thuyết phục họ đi dép không phải là dễ nhất là đồng bào dân tộc.Chân cất cần chiếm một tỷ lệ đáng kể 17,2%.Điều đó nói lên rằng vấn đề phát hiện sớm viêm dây thần kinh âm thầm và dấu hiệu sớm của phản ứng phong là hết sức cần thiết, giúp cho phòng ngừa tàn tật thứ phát một cách có hiệu quả nhất.Nếu đem so sánh các loại hình tàn tật ở chân với bệnh nhân ở Đông Nepal thì ta thấy mất cảm giác chiếm 17,2%, cất cần 2,3%, loét ổ gà 8,5%, cụt rụt 5% (n = 260bn).Thì các loại hình tàn tật ở chân của bệnh nhân phong ở Trà Vinh cao hơn nhiều.

Làm thế nào để cho mọi người dân trong cộng đồng và những người bị bệnh phong hiểu rõ những kiến thức cơ bản về bệnh phong để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn sớm khi chỉ có một vài thương tổn da, điều trị ngay cho họ, cắt nguồn lây.Đồng thời hướng dẫn cho bệnh nhân biết các dấu hiệu sớm của phản ứng phong đến ngay trạm y tế để điều trị.Làm tốt vấn đề đó thì bệnh nhân phong cũng sẽ giống như các bệnh da khác.Không có tàn tật thì cộng đồng sẽ không còn đối xử phân biệt, sợ người bệnh phong và sống một cách thân thiện với người bệnh và gia đình họ.Bản thân người bệnh không còn mặc cảm về bệnh, sẽ hợp tác với nhân viên y tế trong khám chữa bệnh.Đó là vấn đề mấu chốt mà chương trình phòng chống phong các cấp rất quan tâm.

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ:

Qua điều tra: Tàn tật tập trung ở độ tuổi trên 15-50, chiếm 77,5% (290 bệnh nhân).Đây là lứa tuổi tham gia các hoạt động lao động để kiếm sống.Vì vậy chương trình phòng chống tàn tật tại cộng đồng phải tập trung vào độ tuổi này, nhằm giúp họ ngăn ngừa tàn tật một cách có hiệu quả.

Nghề nông và nghề khác (là những nghề không chính thức) chiếm tỷ lệ tàn tật cao (53,6%).Đây là nghề lao động rất vất vả do vậy phòng chống tàn tật cho họ phải kết hợp với phục hồikinh tế thì mới mong có kết quả.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy các loại hình tàn tật chiếm tỷ lệ cao như sau: Loại hình tàn tật ở mắt: mắt đỏ chiếm 11,1% (30 bn), giảm thị lực 11,9%

(45 bn). Loại hình tàn tật ở tay : bàn tay mất cảm giác đơn thuần là 200 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 53,4%, cò mềm các ngón tay là 125 bn chiếm 33,4%, cò cứng các ngón là 110 bn chiếm 29,4% và cụt rụt là 50 bn chiếm 13,3%.Loại hình tàn tật ở chân: mất cảm giác đơn thuần ở bàn chân là 197 bệnh nhân chiếm 52,6%, cụt rụt các ngón là 95 bn chiếm 25,4%, lỗ đáo 146 bn chiếm 38,9% và chân cất cần 165 bn chiếm 17,2%. Cần được cung cấp các phương tiện bảo vệ, đồng thời đẩy mạnh công tác phẫu thuật chỉnh hình cho bệnh nhân.

Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao cho công tác phòng chống tàn tật cho bệnh nhân có hiệu quả mà người bệnh không phải tập trung vào bệnh viện điều trị và không ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và gia đình họ là vấn đề chúng tôi rất quan tâm.Chính vì điều đó mà công tác tuyên truyền giáo dục và phòng chống tàn tật cho bệnh nhân ở cộng đồng cần phải hoạt động tích cực và duy trì thường xuyên.Một mặt phát hiện bệnh nhân phong ở giai đoạn sớm khi chưa có tàn tật và điều trị cho họ ngay, mặt khác tăng cường công tác phòng chống tàn tật cho bệnh nhân phong tại cộng đồng, giúp cho người bệnh có ý thức tự chăm sóc và bảo vệ để tránh các tàn tật thứ phát xảy ra.Chỉ những trường hợp tàn tật nặng không thể giải quyết được ở cộng đồng nơi đưa vào bệnh viện để điều trị.

Tóm lại để giúp cho phòng chống tàn tật tốt nhát là xã hội hóa công tác chống phong là mấu chốt của mọi vấn đề, giúp cho toàn xã hội có những hiểu biết đúng về bệnh phong, xóa đi rào chắn ngăn cách giữa người bệnh và người lành.Phát hiện bệnh sớm khi chưa có biểu hiện tàn tật và điều trị cho họ một cách tích cực sẽ giảm thiểu về tàn tật.

Chúng tôi khuyến cáo rằng:

-Phát hiện sớm các case trước khi xảy ra tàn tật.

-Chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các phản ứng phong và các tổn thương chức năng thần kinh.

-Tuyên truyền giáo dục cho bệnh nhân và cộng đồng những kiến thức cơ bản về bệnh phong, các biện pháp ngăn ngừa và quản lý tàn tật.

-Lồng ghép các hoạt động phòng chống phong vào chương trình phòng chống tàn tật chung.

-Thực hiện một hướng dẫn chung cho công tác phòng chống tàn tật.

-Đào tạo cán bộ y tế tại thực địa về phòng chống tàn tật và phục hồi chức năng.

Trên đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi về tình hình tàn tật bệnh nhân phong trong 10 năm qua./.

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ

BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ Bs. Nguyễn Y Khoa Bs. Nguyễn Hoàng Nga Ths.Bs.Cao Mỹ phượng TÓM TẮT

Khảo sát bệnh nhân đang điều trị tại tuyến y tế cơ sở, xác định tỷ lệ BN THA theo phân độ WHO/ISH 2003, xác định tỷ lệ BN THA đạt huyết áp mục tiêu và các yếu tố liên quan nhằm đề xuất mô hình quản lý BN THA một cách hiệu quả tại tuyến y tế cơ sở.

Phương pháp: nghiên cứu ngang, khảo sát 532 BN THA đang điều trị tại 4 trạm y tế của 4 xã thuộc tỉnh Trà Vinh từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010.

Kết quả: Tỷ lệ BN THA độ 1 là 44.92%, độ 2 là 22.93%, độ 3 là 7.33%, tỷ lệ BN có HA bình thường là 8.08%, bình thường cao là 10.71%, tỷ lệ BN có HA tối ưu là 6.01%. Tỷ lệ BN có 1 yếu tố nguy cơ là 22.56%, 2 yếu tố nguy cơ phối hợp chiếm 40.41%, có ≥3 yếu tố nguy cơ là 31.02%. Tỷ lệ BN đạt HA mục tiêu là 24.8%, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ đạt HA mục tiêu gồm độ tuổi, BMI, thời gian bị bệnh và tổn thương thận

Kết luận: BN THA điều trị tại TYT đạt HA mục tiêu còn thấp, cần trang bị cho tuyến y tế cơ sở những trang thiết bị cần thiết cho chẩn đoán và điều trị THA. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân về căn bệnh ngày càng phổ biến này.

Một phần của tài liệu KỈ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)