- Sự chọn lựa dịch vụ y tế của người dân tộc Khmer
Bảng 4.4. Quyết định chọn lựa của người dân tộc khmer khi phát hiện mình hoặc người thân có vấn đề về sức khỏe
Quyết định Tần suất Tỷ lệ%
Không làm gì cả 2 0.26%
Tự mua thuốc điều trị 223 28.96%
Đến thầy lang chữa bệnh 6 0.78%
Đến trạm Y tế 290 37.66%
Đến BV Huyện 171 22.21%
Nơi Khác 78 10.13%
Tổng cộng: 770 100.00%
Bảng 4.9. Nhận xét của người dân tộc Khmer về kênh phân phối thuốc tại hệ thống PK tư nhân
Nội dung nhận xét Tần suất Tỷ lệ%
PK tư nhân có nhà thuốc, có Ds tư vấn 112 14.55%
PK tư nhân không có nhà thuốc, không Ds tư
vấn 572 74.29%
Không ý kiến 86 11.17%
Tổng cộng: 770 100.00%
Bảng 4.10. Tỷ lệ người dân tộc Khmer mua thuốc và được cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc tại PK tư nhân
Ý kiến Tần suất Tỷ lệ%
Khám và mua thuốc tại PK tư nhân 587 76.23%
Khám nhưng không mua thuốc tại PK tư nhân 102 13.25%
Không ý kiến 81 10.52%
Tổng cộng: 770 100.00%
Được Bs cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc 162 21.04%
Không được Bs cảnh báo về tác dụng phụ của
thuốc 514 66.75%
Không ý kiến về cảnh báo tác dụng phụ của thuốc 94 12.21%
Tổng cộng: 770 100.00%
- Nhận thức của người dân tộc Khmer về sử dụng thuốc:
Bảng 4.11. Tỷ lệ người dân tộc Khmer biết được trình độ chuyên môn của người bán thuốc trực tiếp và tiếp nhận được thông tin thuốc từ hệ thống phân phối thuốc lẻ
Trìnhđộ người trực tiếp bán thuốc Tần
suất Tỷ lệ%
Dược tá 160 20.78%
Dược sĩ trung học 272 35.32%
Dược sĩ đại học 50 6.49%
Y tá 39 5.06%
Y sĩ 95 12.34%
Bác sĩ 90 11.69%
Không biết được trình độ chuyên môn của người bán 64 8.31%
Tổng cộng: 770 100.00%
Khi mua thuốc được hướng dẫn sử dụng đúng cách 698 90.65%
Khi mua thuốc không được hướng dẫn sử dụng đúng
cách 59 7.66%
Không ý kiến 13 1.69%
Tổng cộng: 770 100.00%
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân tộc Khmer tin tưởng vào người hướng dẫn sử dụng thuốc
Người hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn
nhất Tần suất Tỷ lệ%
Dược tá 15 1.95%
DSTH 99 12.86%
DSĐH 419 54.42%
Y tá 5 0.65%
Y sĩ 9 1.17%
Bác sĩ 201 26.10%
Không biết người hướng dẫn sử dụng an
toàn 22 2.86%
Tổng cộng: 770 100.00%
- Thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân tộc Khmer:
Bảng 4.13. Tỷ lệ người dân tộc Khmer sử dụng kháng sinh
Dùng KS Tần suất Tỷ lệ%
Thường dùng KS 462 60.00%
Không thường dùng KS 259 33.64%
Không biết gì về KS 49 6.36%
Tổng cộng: 770 100.00%
Dùng KS theo chỉ định cùa thầy thuốc 278 36.10%
Dùng KS theo sự mách bảo 184 23.90%
Không ý kiến 49 6.36%
Tổng cộng: 511 66.36%
Bảng 4.15. Nhận định về cách sử dụng kháng sinh đúng của người dân tộc Khmer
Nhận định về cách dùng KS đúng Tần suất Tỷ lệ%
Ngừng dùng khi thấy hết triệu chứng. 365 47.40%
Vẫn dùng đủ liều cho hết đơn điều trị. 260 33.77%
Không hiểu cách dùng. 145 18.83%
Tổng cộng: 770 100.00%
- Sự hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực y tế của người dân tộc Khmer trong quá trình KCB
Bảng 4.18. Hiểu biết của người dân tộc Khmer về pháp luật trong lĩnh vực KCB
Ý kiến người dân Tần suất Tỷ lệ%
Phân biệt được chức năng cơ bản của Bs và Ds. 449 58.31%
Không phân biệt được. 243 31.56%
Không ý kiến. 78 10.13%
Tổng cộng: 770 100.00%
Bs vừa KB vừa bán thuốc là vi phạm. 275 35.71%
Bs vừa KB vừa bán thuốc là không vi phạm. 451 58.57%
Không ý kiến. 44 5.71%
Tổng cộng: 770 100.00%
Bán thuốc theo lời khai bệnh là vi phạm 238 30.91%
Bán thuốc theo lời khai bệnh không vi phạm 431 55.97%
Không ý kiến 101 13.12%
Tổng cộng: 770 100.00%
Phát hiện sai, dám tố cáo 112 14.55%
Phát hiện sai, không dám tố cáo 522 67.79%
Không ý kiến 136 17.66%
Tổng cộng: 770 100.00%
Bảng 4.19. Sở thích lựa chọn hệ thống KCB của người dân tộc Khmer
Ý Kiến Tần suất Tỷ lệ%
Thích CKB tại CSYT công lập 596 77.40%
Thích CKB tại CSYT tư nhân 174 22.60%
Tổng cộng: 770 100.00%
Bảng 4.25. Kết quả so sánh chất lượng phục vụ giữa y tế tư nhân và BVĐK TV
Nhận xét
Y tế Tư nhân BVĐK TV
Tần
suất Tỷ lệ% Tần suất Tỷ lệ%
Chời đợi lâu, mất thời
gian 163 21.17% 333 43.25%
Thái độ phục vụ tốt 464 60.26% 453 58.83%
Thái độ phục vụ không
tốt 144 18.70% 234 30.39%
Không ý kiến 162 21.04% 83 10.78%
Tin tưởng vào trình độ
chuyên môn. TTB 467 60.65% 490 63.64%
Không tin tưởng vào trình độ chuyên môn.
TTB
124 16.10% 142 18.44%
Không ý kiến 179 23.25% 138 17.92%
4. BÀN LUẬN
- Sự hiểu biết về lựa chọn dịch vụ KCB:
Qua kết quả khảo sát cho thấy trìnhđộ dân trí của người dân tộc Khmer còn thấp, lại phân bố không đều nên quyết định lựa chọn cho chính họ một dịch vụ về KCB có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe đối với họ đôi khi là cả một quyết định sai lầm. Vẫn còn 0.78% người đến thầy lang chữa bệnh. Và khi bị bệnh thì phương án đầu tiên được lựa chọn là tự mua thuốc điều trị. Bởi vậy, khi so sánh trong tỷ lệ 28.96% người chọn phương án tự mua thuốc điều trị, những người không biết chữ đã hơn nhiều so với những người có trìnhđộ sau TNPTTH (Bảng 4.4). Khi lựa chọn các tuyến KCB cao hơn thì xác suất rơi vào người có trình độ cao nhiều hơn là những người có trình độ hiểu biết hạn chế. Đôi khi họ cũng không hiểu được có những Chương trình Y tế Quốc gia mà họ được hưởng tại hệ thống y tế công lập, ví dụ như: mắc bệnh Lao mà vẫn không biết, nên chỉ đến các cơ sở dược mua thuốc tự điều trị với triệu chứng ho, sốt mà thôi. Đây là một cách làm rất nguy hiểm từ những người ít hiểu biết, chẳng những gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của họ mà còn làm tăng nguy cơ lây lang bệnh dịch trong cộng đồng. Ngoài những cơ sở y tế công lập và tư nhân trong tỉnh Trà Vinh được họ chọn lựa cũng còn có một tỷ lệ không nhỏ những người có điều kiện kinh tế thoải mái hơn sẽ tự lựa chọn cho mình những tuyến y tế cao hơn với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như bệnh viện tỉnh, hoặc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tại TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh ở các tỉnh bạn chẳng hạn.
Nhưng trong số lựa chọn này cũng có một tỷ lệ rất nhỏ những người không chọn được nơi KCB cho mình dù là một tuyến y tế cơ sở gần nhất mà lại chọn mua
thuốc uống từ “tiệm tạp hóa”. Đây cũng là một minh chứng cho thấy sự quản lý về y tế của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo.
Như vậy đối với người dân tộc Khmer thì cách lựa chọn dịch vụ KCB sai lầm thường bắt đầu bằng sự hiểu biết với một thái độ muốn nhanh chóng, đơn giản. Mà thật vậy, đối với những người hiểu biết thì họ lại ngại vướng phải những thủ tục rườm rà (vì chính bản thân họ không hiểu nên họ cho là rườm rà), nhất là khi đi đến các cơ quan nhà nước. Bởi vậy, suy nghĩ của họ chỉ đơn giản ở mức độ “đói ăn rau, đau uống thuốc”, mà thuốc chỉ có được nhanh nhất khi mua từ các hiệu thuốc, thậm chí ngay cả khi đến tiệm tạp hóa cũng có thể mua được.
Mà một khi họ đã chưa tiếp cận được với các hệ thống chăm sóc y tế thì họ đâu có được niềm tin. Và cuối cùng là hành động của họ là mua thuốc tự điều trị.
- Sự hiểu biết về sử dụng thuốc:
Đối với người dân tộc Khmer ít hiểu biết thì họ chỉ xem thuốc như một hàng hóa đơn thuần như những loại hàng hóa khác, những người có hiểu biết khá hơn thì lại có nhu cầu được tư vấn sử dụng. Nhưng khi đã bệnh thì ngoại trừ một tỷ lệ rất nhỏ những bệnh có thể điều trị không dùng thuốc, đa số những bệnh còn lại đều có nhu cầu sử dụng thuốc. Nhưng nếu là bệnh do nhiễm khuẩn thì có đến hơn 50% số người không biết sử dụng kháng sinh đúng cách (Bảng 4.15). Cho dù lựa chọn phương án KCB ở bất cứ hệ thống y tế nào đi nữa thì thuốc cũng chỉ được cung ứng đến tay người tiêu dùng qua hai kênh: PK tư nhân và các cơ sở bán lẻ thuốc (Nhà thuốc, Quầy thuốc, Tủ thuốc Trạm y tế,...).
Những hiểu biết về sử dụng thuốc phải được truyền tải thông tin từ thầy thuốc đến bệnh nhân. Nhưng trong thực tế lại có rất nhiều nghịch lý, tại các PK tư nhân thì Bác sĩ vừa làm công tác KCB, vừa bán và tư vấn thuốc cho bệnh nhân.
Và trong hệ thống PK tư nhân lại có một bất cập nữa là: nếu cơ sở nào được tín nhiệm nhiều hơn, tạo được niềm tin trong bệnh nhân cao thì sẽ thu hút được bệnh nhân. Khi gia tăng lưu lượng bệnh nhân thì đồng nghĩa với thời gian mà Bác sĩ giành cho việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng giảm, đôi khi cũng chỉ là qua loa, chiếu lệ với đường dùng, cách dùng, số lần dùng trong ngày mà thôi. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ PK tư nhân không có kèm theo nhà thuốc và Dược sĩ tư vấn là gần 74.29% (Bảng 4.9) và tỷ lệ bệnh nhân được Bác sĩ cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc chỉ khoảng 21,04% mà thôi (Bảng 4.10).
Thông tin về sử dụng thuốc của người dân còn được chuyển tải qua hệ thống bán lẻ thuốc, nhưng qua khảo sát thực tế tại tỉnh Trà Vinh cho thấy tỷ lệ người bán thuốc trực tiếp cho bệnh nhân đa số là Dược sĩ Trung học và Dược tá 56.10% và tỷ lệ người được mua thuốc trực tiếp từ DSĐH là rất thấp, chỉ có 6.49% (Bảng 4.11). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người mua thuốc tại các cơ sở dược được tư vấn sử dụng nhiều hơn hẳn so với khi mua thuốc tại PK tư nhân.
Cuối cùng là sự hiểu biết về cách sử dụng thuốc của người dân tộc Khmer vẫn bị hạn chế do các kênh thông tin không đáp ứng đủ cho họ. Trong suy nghĩ của họ về người hướng dẩn sử dụng thuốc tốt nhất cũng bị lệch lạc. Có khoảng 26.10% số người cho rằng Bác sĩ là người tư vấn sử dụng thuốc tốt nhất, họ chỉ
đặt niềm tin vào Bác sĩ và hình ảnh người Dược sĩ rất mờ nhạt trong suy nghĩ của họ, thậm chí có người còn cho rằng người tư vấn sử dụng thuốc tốt nhất lại là Y tá 0.65% (Bảng 4.12). Đây thật sự là một yếu tố khó khăn kiềm hãm lộ trình thực hiện GPP trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Sự hiểu biết về pháp luật:
Do sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân tộc Khmer còn thấp. Mặc dù phân công xã hội cho các ngành nghề khá rõ ràng theo những quy phạm pháp luật nhất định (nhất là giữa Y và Dược), nhưng nhận thức cơ bản nhất về chức năng và nhiệm vụ của người Bác sĩ và Dược sĩ trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đã có đến 31.56% số người không phân biệt được, 58.57% ý kiến cho rằng Bác sĩ vừa kê đơn vừa bán thuốc ngoài cơ số thuốc cấp cứu là không vi phạm, 55.97% ý kiến cho rằng người bán thuốc đã bán thuốc cho bệnh nhân theo lời khai về các triệu chứng của họ là không vi phạm. Nhưng nếu giả sử rằng khi họ phát hiện ra hành vi vi phạm của Bác sĩ và nhân viên bán thuốc thì có đến 67.79% ý kiến cho rằng không dám khiếu nại, tố cáo (Bảng 4.18).
Hiểu biết về pháp luật của người dân tộc Khmer còn quá thấp trong khi giá của dịch vụ khám chữa bệnh ở hệ thống tư nhân lại cao, nhưng mà đến các cơ sở y tế công lập thì họ lại sợ vướng mắc những thủ tục hành chánh rườm rà, mất thời gian chờ đợi. Vì thế đa số người dân tộc Khmer ngại đến khám ở cơ sở y tế công lập để có được một đơn thuốc theo đúng quy trình KCB, chỉ trừ những trường hợp bệnh nặng hoặc là những người có ý thức. Từ đây hình thành cho họ thói quen khi có bệnh là tự mua thuốc điều trị, dù ở bất cứ nơi nào họ cũng có thể mua được rất nhiều thuốc mà không cần đơn thuốc chỉ định của Bác sĩ.
Thậm chí họ còn mượn đơn thuốc của người bệnh khác để mua thuốc nếu triệu chứng bệnh của họ cũng giống như của bệnh nhân kia. Đó là một sai lầm rất nghiêm trọng của người dân, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân kiềm hãm lộ trình GPP.