Việc tăng cường độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc thai sản và giáo dục cộng đồng về thăm khám trước sinh sẽ hạn chế được những tai biến do thai kỳ đem lại cũng như giảm thiểu được tỷ lệ trẻ đẻ non và đẻ nhẹ cân đã được chứng minh bởi nhiều nhà nghiên cứu.
Trong thập niên 50 tỷ lệ tử vong mẹ là 400/100.000 trẻ đẻ sống. Đến thập niên 80 tỷ lệ tử vong mẹ là 200/100.000 trẻ đẻ sống, tuy nhiên đây là một tỷ lệ vẫn còn cao. Tử vong mẹ năm 1995 là 137/100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ các biến chứng sản khoa còn cao, dịch vụ chăm sóc thai sản và nhân lực phục vụ cho các tỉnh miền núi, vùng sâu còn thấp [10].
Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển khác, tử vong mẹ thường do nhiều vấn đề, một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ trẻ em tại các vùng miền núi, nông thôn còn thấp, khoảng 60-70% các bà mẹ có ý thức khám thai định kỳ, đặc biệt các bà mẹ ở nông thôn tỷ lệ này còn thấp hơn rất nhiều [1], [12].
Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về tình hình hoạt động của các chương trình chăm sóc thai sản, nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này, kết quả cho thấy có sự khác biệt về chất lượng dịch vụ giữa các vùng miền của nước ta.
Qua nghiên cứu 1244 bà mẹ chúng tôi ghi nhận:
1.Mức độ hiểu biết về chăm sóc thai sản
Mức độ hiểu biết n % Khoảng tin cậy
95% (%) Biết 80 % các nội dung về CSTS 280 22.9 20,6 - 25,4 Biết 60 % - 70 % các nội dung về CSTS 596 48.7 45,9 - 51,5 Biết ≤T0 % các nội dung về CSTS 348 28.4 25,9 - 31,1
Tổng cộng 1224 100
Mức độ hiểu biết của các bà mẹ về chăm sóc thai sản tương đối khá, hiểu biết ≥80% chiếm tỷ lệ 22,9%, hiểu biết 60 –70% chiếm tỷ lệ 48,7%, hiểu biết ≤ 50% chiếm tỷ lệ 28,4%. Nghiên cứu của Đinh Thanh Huề và Dương Thị Thu Hương năm 2002 có 21,97% bà mẹ biết ≥ 80% các nội dung, 48,48% chỉ biết ≤ 50% các nội dung [8], so với nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với hiểu biết ≥ 80%, tuy nhiên hiểu biết ≤ 50% thấp hơn và hiểu biết 60 – 70% cao hơn.
2. Tỷ lệ khám thai
Số lần khám thai Số bà mẹ Tỷ lệ % Khoảng tin cậy 95%
(%)
Không khám 06 0.5 0,2 - 1,4
Khám 1 lần 29 2.4 1,6 - 3,4
Khám 2 lần 152 12.4 10,6 - 14,4
Khám 3 lần 1037 84.7 82,6 - 86,7
Tổng cộng 1224 100
Tỷ lệ khám thai của các bà mẹ (99,5%), trong đó (84,7%) bà mẹ được khám thai ít nhất 3 lần trong một thai kỳ, khám thai 2 lần (12,4%), khám thai 1 lần 2,4%, không khám thai (0,5%). So với báo cáo của Vụ SKBMTE năm 2008 khám thai ≥ 3 lần (86,5%) và so với chỉ tiêu chiến lược CSSKSS giai đọan 2001 – 2010 là phù hợp. Các lý do chính không đi khám thai là: cảm thấy không có
vấn đề gì, lần trước sinh con dễ dàng, không biết rằng khám thai là cần thiết và không biết chổ khám, không có thời gian. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Kim Chi và cộng sự, ở vùng nông thôn tỉnh sông bé [3], Nguyễn Đức Vy và Võ Văn Thắng cũng cho thấy các lý do tương tự. Cần nâng cao nhận thức cho các bà mẹ giúp họ hiểu được lợi ích và sự cần thiết của việc khám thai để tất cả các bà mẹ đều đi khám thai. Ngoài ra việc thông tin cho các bà mẹ về nơi khám thai cũng rất quan trọng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự hiểu biết về những dịch vụ y tế tại điạ phương có liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ này.
3. Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván
Tiêm VAT Số bà mẹ Tỷ lệ % Khoảng tin cậy
95% (%)
Đủ liều 1169 95.5 94,2 - 96,6
Có tiêm không đủ liều 45 3.7 2,7 - 4,9
Không tiêm 10 0.8 0,4 - 1,5
Tổng cộng 1224 100
Tỷ lệ phụ nữ tiêm phòng uốn ván 99,2%, trong đó tiêm đủ liều 95,5% phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Hậu huyện Cần Đước (tỉnh Long an) năm 2008 (95,54%) [5]. Vẫn còn 3,7% bà mẹ tiêm không đủ liều và 0,8% bà mẹ không tiêm phòng uốn ván, các lý do tiêm không đủ liều và không tiêm là sợ tiêm, bận công việc. Kết quả của Nguyễn Đức Vy cũng cho thấy những lý do tương tự khiến bà mẹ không tiêm phòng uốn ván trong thời kỳ mang thai [16].
4. Tỷ lệ uống viên sắt axit folic bổ sung Uống viên sắt axit
folic
Số bà mẹ Tỷ lệ % Khoảng tin cậy 95%
Không đến sinh 684 55.9 53 - 58,7
Đến sinh 201 16.4 14,4 - 18,6
Đến sau sinh 1 tháng 230 18.8 16,7 - 21,1
Không hướng dẫn 51 4.2 3,1 - 5,5
Có hại 32 2.6 1,8 - 3,7
Táo bón 23 1.9 1,2 - 2,9
Khác 03 0.2 0,1 - 0,8
Tổng cộng 1224 100
Tỷ lệ bà mẹ có uống viên sắt axit folic 91,1% (trong đó uống đến sau sinh 1 tháng 18,8%, uống đến sinh 16,4%, uống không đến sinh 55,9%, không uống do không được hướng dẫn 4,2%, không uống do sợ có hại 2,6%, không uống do
táo bón 1,9%, không uống do vì lý do khác 0,2%), ở đây tỷ lệ uống viên sắt của các bà mẹ có cao, tuy nhiên uống đến sinh và đến sau sinh 1 tháng thấp.
Nghiên cứu tại vùng nông thôn Nepa, tỷ lệ phụ nữ mang thai được bổ sung viên sắt có hiệu quả 17% [19]. Tại Ý tỷ lệ phụ nữ có uống viên sắt trong thời kỳ mang thai 51% [18]. Tỷ lệ thiếu máu ở phự nữ mang thai tại Việt Nam vẫn còn khá cao 52,7%, trong khi đó vẫn còn tỷ lệ quá cao các bà mẹ ở đây không được bổ sung viên sắt (85,61%) mà trong số nầy có đến 54,23% bà mẹ không được hướng dẫn là cần phải uống khi mang thai. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền về vấn đề này của chúng ta chưa tốt, đặc biệt là vai trò của người làm công tác chăm sóc thai sản. Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bà mẹ hiểu được sự thiếu máu của mẹ trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng xấu đến cân nặng trẻ sơ sinh khá (77%). Đây là điểm thuận lợi để dễ dàng vận động các bà mẹ uống viên sắt bổ sung. Dự án bổ sung sắt axit folic hàng tuần của WHO tại tỉnh Hải Dương (từ 1/06/2000 –30/07/2001) cho thấy kết quả khá tốt : tỷ lệ phụ nữ mang thai sử dụng viên sắt axit folic đạt 100% trong 4 tháng cuối của dự án, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đạt 80%.
5. Tỷ lệ cách sinh
Cách sinh Số bà mẹ Tỷ lệ % Khoảng tin cậy 95%
Sinh thường 1107 90.4 88,6–92
Sinh chỉ huy tỉnh mạch 1 0.1 0,0 –0,5
Ventouse 10 0.8 0,4 –1,5
Mổ lấy thai 106 8.7 7,1–10,3
Tổng cộng 1224 100
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ sinh thường 90,4%, mổ lấy thai 8,7%, sinh hút 0,8%, sinh chỉ huy 0,1%, phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Lài huyện Long Mỹ, sinh thường 90,5%, sinh mổ 8,4%, sinh hút 1,1%
[9].
6. Tỷ lệ nơi sinh
Nơi sinh Số bà mẹ Tỷ lệ % Khoảng tin cậy 95%
Trạm y tế 138 11,3 9,6 –13,2
Bệnh viện huyện 262 21,7 19,4–24,1
Bệnh viện tỉnh 799 65,3 62,5–67,9
Mụ vườn 15 1,2 0,7–2,1
Ở nhà 7 0,6 0,3–1,2
Tổng cộng 1224 100
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ sinh ở cơ sở y tế 99,2%, trong đó sinh bệnh viện tỉnh 65,3%, sinh bệnh viện huyện 21,7%, sinh trạm y tế 11,3%, mụ vườn 1,2%, sinh ở nhà 0,6%. Theo Trần Văn Hạnh: bà mẹ sinh tại cơ sở y tế 81%, nhân viên y tế đỡ đẻ 89,5%, bà mẹ chăm sóc sau sinh tại nhà 87,5%
[4]. Trần thị Lài sinhở cơ sở y tế nhà nước 99%, trong đó sinh ở tại trạm y tế xã 64,5%, bệnh viện huyện 29%, bệnh viện tỉnh 5,5%, mụ vườn 0,5%, nhà bảo sanh tư 0,5% [9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sinh bệnh viện tỉnh khá cao, sinh bệnh viện huyện tương đương và sinh trạm y tế xã thấp hơn.
7. Tỷ lệ thăm khám sau sinh tại nhà
Thăm bà mẹ sau sinh 1 tuần 91,8%; thăm bà mẹ sau sinh 6 tuần 74,8%.
So với nghiên cứu của Trần Văn Hạnh bà mẹ chăm sóc sau sinh tại nhà 87,5%
là phù hợp [4].
8. Liên quan trình độ học vấn của bà mẹ với việc khám thai Trìnhđộ học
vấn
Khám thai Tổng
cộng
Tỷ lệ khám đầy đủ (%)
Test thống kê Không
đầy đủ
Đầy đủ
Tiểu học 32 157 189 81,3
2= 11,69 P=0,0198 Trung học cơ
sở
93 508 601 84,5
Trung học phổ thông
50 336 386 87
91.8
74.8
0 20 40 60 80 100
Thăm 1 tuần sau sinh Thăm 6 tuần sau sinh
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thăm tai phụ sau sinh
Trung học, cao đẳng, đại học
06 29 35 82,9
Mù chử 06 07 13 53,8
Tổng cộng 187 1037 1224 84,7
Trong nghiên cứu của chúng tôi có mối liên quan giữa mức học vấn của bà mẹ và việc khám thai: bà mẹ có trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ khám thai đầy đủ càng cao, bà mẹ mù chữ có tỷ lệ khám thai đầy đủ 53,8%; bà mẹ có trình độ tiểu học có tỷ lệ khám thai đầy đủ 81,3%; bà mẹ có trình độ hóc vấn trung học cơ sở có tỷ lệ khám thai đầy đủ 84,5%; bà mẹ có trình độ trung học phổ thông có tỷ lệ khám thai đầy đủ 87%. Tuy nhiên với các bà mẹ có trình độ trung học, cao đẳng, đại học khám thai đầy đủ chỉ có 82,9% lý do đa số không có thời gian. Nghiên cứu của Võ Văn Thắng cũng cho thấy bà mẹ có trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ khám thai ≥ 3 lần càng cao [22]. Kết quả nghiên cứu ở Kenya [21] cũng cho thấy số lần khám thaicó liên quan với mức độ văn hóa của người phụ nữ. Nghiên cứu của Pisake Lambiganon và cộng sự tại Thái lan thì nhận thấy rằng trình độ văn hóa của người mẹ không liên quan đến quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản. Theo tác giả, có thể là do phong tục ở Thái lan, quyết định tìm kiếm sự chăm sóc thai sản của người phụ nữ còn phụ thuộc vào quyết định của người chồng, người ở vị trí cao nhất trong gia đình. Theo WHO, một số phụ nữ mang thai từ chối tiếp nhận sự chăm sóc hoặc do văn hóa thấp hoặc do phụ thuộc quyết định của những thành viên khác trong gia đình [28].
9. Liên quan mức hiểu biết với khám thai Hiểu biết
về CSTS
Khám thai Tổng
cộng
Tỷ lệ % khám đầy
đủ
Test thống kê Không
đầy đủ
Đầy đủ
80 % 12 268 280 95,7
2 =64,46 P=0,0000
60% - 70% 81 515 596 86,4
≤ 50 % 94 254 348 73
Tổng cộng 187 1037 1224 84,7
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 22,9% bà mẹ biết ≥ 80% các nội dung cần thiết về chăm sóc thai sản, 48,7% bà mẹ biết 60 - 70% các nội dung cần thiết về chăm sóc thai sản, 28,4% bà mẹ biết ≤ 50% các nội dung cần thiết về chăm sóc thai sản. Qua đó cho thấy hiểu biết chung của các bà mẹ về chăm sóc thai sản tương đối. Có mối liên quan rõ rệt giữa mức hiểu biết về chăm sóc thai sản của bà mẹ và việc khám thai: Bà mẹ biết ≥ 80% các nội dung cần thiết về chăm sóc thai sản thì có tỷ lệ khám thai đầy đủ 95,7%, bà mẹ biết 60%- 70%
các nội dung cần thiết về chăm sóc thai sản có tỷ lệ khám thai đầy đủ 86,4%, bà
mẹ biết ≤ 50% các nội dung cần thiết về chăm sóc thai sản có tỷ lệ khám thai đầy đủ 73%. Nghiên cứu ở khu vực Nam Á, UNICEF cũng đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của kiến thức: nhận thức sai đã ngăn cản người phụ nữ sử dụng sự chăm sóc có thể cứu lấy cuộc sống của họ, và chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc là do thiếu hụt về kiến thức [23]. Theo Huỳnh Thị Kim Chi và cộng sự [3], có nhiều lý do khiến phụ nữ không đi khám thai nhưng thường gặp nhất là do thiếu kiến thức, trong đó lợi ích của khám thai được hiểu biết không đầy đủ, nhất là khi thai phụ thấy khỏe mạnh bình thường. Các nghiên cứu này phù hợp với kết quả của chúng tôi. Như vậy, hiểu biết về chăm sóc thai sản là yếu tố có liên quan rõ rệt đến việc khám thai của bà mẹ.
10. Liên quan khám thai với nơi sinh
Nơi sinh Khám thai Tổng
cộng
Tỷ lệ % khám đầy
đủ
Test thống kê Không
đầy đủ
Đầy đủ
Cơ sở y tế 179 1023 1202 85,1 χ2= 6,12
p<0.05
Mụ vườn, ở nhà 8 14 22 63,6
Tổng cộng 187 1037 1224 84.7
Trong nghiên cứu của chúng tôi các bà mẹ sinh ở cơ sở y tế thì có tỷ lệ khám thai đầy đủ 85,1%, bà mẹ sinh ở mụ vườn, ở nhà tỷ lệ khám thai đầy đủ 63,6%. Điều này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các bà mẹ khám thai đầy đủ sinh ở cơ sở y tế là chủ yếu, tuy nhiên với những bà mẹ sinh ở mụ vườn, ở nhà vẫn có khám thai đầy đủ, vì vậy trong khám thai cần chú ý hơn nữa trong công tác tư vấn chọn nơi sinh để bà mẹ xác định được những tai biến có thể xảy ra trong cuộc sinh mà chọn nơi sinh thích hợp nhằm hạn chế tử vong mẹ có thể có. Ở đây những bà mẹ không đi khám thai tất cả đều sinh ở cơ sở y tế chứng tỏ bà mẹ ý thức được về sức khỏe của mình, mặc dù không phải là ý thức dự phòng.
11. Liên quan khám thai với cách sinh
Cách sinh Khám thai Tổng
cộng
Tỷ lệ % khám đầy
đủ
Test thống kê Không đầy
đủ
Đầy đủ
Sinh thường 169 938 1107 84,7 χ2=0,53
p>0,05 Có can
thiệp
18 99 117 84,6
Tổng cộng 187 1037 1224 84,7
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa khám thai với cách sinh của cán bà mẹ (p>0,05). Tuy nhiên trong nhóm bà mẹ có hiểu biết về chăm sóc thai sản ≥ 80% thì sinh can thiệp thấp (7,9%), hiểu biết 60% - 70%
sinh can thiệp (10,1%) và hiểu biết ≤ 50% sinh can thiệp (10,1%). Như vậy việc sinh can thiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như bệnh lý của mẹ, diễn biến cuộc sinh….
12. Liên quan giữa mức tăng cân của mẹ với cân nặng trẻ khi sinh Cân nặng trẻ
khi
sinh Tăng cân
Trên 2500g Dưới 2500g
Tổng cộng Test thống kê
n % N %
10 –12 kg 627 98,9 7 1,1 634 χ2=9,00
p<0,05
6–9 kg 266 97,4 7 2,6 273
< 6 kg, không nhớ, không biết
304 95,9 13 4,1 317
Tổng cộng 1197 97,8 27 2,2 1224
Trong nghiên cứu của chúng tôi bà mẹ tăng cân 10 – 12 kg trong thời kỳ mang thai sinh ra trẻ dưới 2500g là 1,1%; bà mẹ tăng cân 6 - 9 kg trong thời kỳ mang thai sinh ra trẻ dưới 2500g là 2,6%; bà mẹ tăng dưới 6 kg trong thời kỳ mang và không nhớ, không biết số cân tăng trong thời kỳ mang thai, sinh ra trẻ dưới 2500g là 4,1%. Năm 1982, Susser và cộng sự đã đưa ra mô hình biểu thị sự liên quan chặt chẽ giữa tăng cân và khẩu phần của mẹ trong thời kỳ có thai với cân nặng khi sinh của trẻ [6]. Tình trạng dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Mức tăng cân có liên quan chặt chẽ tới cân năng của trẻ khi sinh. Mức tăng cân ít có nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2500g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai) [14]. Nghiên cứu của Dương Thị Hương bà mẹ tăng cân ≤ 9 kg trong thời kỳ mang thai tỷ lệ trẻ không bình thường là 35,71%, nhóm bà mẹ tăng cân ≥ 10kg tỷ lệ trẻ không bình thường là 15,5% [8], phù hợp với kết quả của chúng tôi. Vậy tăng cân trong thời kỳ mang thai là yếu tố có liên quan đến cân nặng trẻ khi sinh.
13. Liên quan khoảng cách từ nhà đến Trạm Y Tế với chăm sóc sau sinh Khoảng cách từ Trạm y tế
đến nhà
Thăm thai phụ tại nhà Test thống kê
Có Không
N % n %
Thăm1 tuần
Dưới 30 phút
853 91,9 75 8,1 χ2= 0,01
p>0,05 1giờ- > 5
giờ
271 91,6 25 8,4
Thăm 6 tuần
Dưới 30 phút
648 73,7 244 26,3 χ2=2,36
p>0,05 1giờ- > 5
giờ
232 78,4 64 21,6
Trong nghiên cứu của chúng tôi khoảng cách từ nhà đến trạm y tế dưới 30 phút thì tỷ lệ thăm thai phụ 1 tuần sau sinh (91,9%) và thăm thai phụ 6 tuần sau sinh (73,7%); khoảng cách từ nhà đến trạm y tế từ 1 giờ đến > 5 giờ thì tỷ lệ thăm thai phụ 1 tuần sau sinh (91,6%) và thăm thai phụ 6 tuần sau sinh (78,4%), khoảng cách từ nhà đến trạm y tế với việc sử dụng dịch vụ khám chăm sóc sau sinh không có mối liên quan nhau. Khám chăm sóc sau sinh ở đây là cán bộ y tế đến tận nhà sản phụ mà chủ yếu là nhân viên y tế khóm, ấp (62,8%), các thai phụ được quản lý trong danh sách hầu như được khám chăm sóc vì vậy dù khoảng cách từ nhà đến trạm y tế dù xa hay gần thì việc khám chăm sóc vẫn được thực hiện vì nhân viên y tế ấp là người địa phương, tuy nhiên về chất lượng chăm sóc sau sinh cần nghiên cứu thêm. Kết quả nghiên cứu ở Lạng sơn, tỷ lệ bà mẹ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sau sinh 69% nhưng chỉ có hiệu quả 11%, có sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng [7].