CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu TAP BAI GIANG TRIET HOC (CAO HOC KINH TE) (Trang 57 - 60)

1.Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận a)Phạm trù thực tiễn

+Theo quan điểm mác xít, thực tiễn là những hoạt động vật chất, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người.

+Hoạt động thực tiễn rất phong phú và đa dạng, song có thể khái quát ba dạng cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt

động thực nghiệm khoa học: Hoạt

động sản xuất vật chất là dạng hoạt động có sớm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động chính trị - xã hội nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội, giải phóng các năng lực của con người, thúc đẩy xã hội phát triển. Hoạt động thực nghiệm khoa học là dạng đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Dạng hoạt động này ngày càng có vai trò càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế -xã hội, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển vô cùng mạnh mẽ hiện nay.

b)Phạm trù lý luận

Lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn, là hệ thống các tri thức phản ánh khách quan, bản chất thế giới tự nhiên và xã hội loài người, được biểu hiện bằng các học thuyết, các quy luật, phạm trù, khái niệm.

2.Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn

a)Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận -Thực tiễn là nguồn gốc, là cơ sở của lý luận

Con người quan hệ với thế giới xung quanh không phải bắt đầu từ lý luận, mà bắt đầu và thông qua hoạt động thực tiễn (nhất là hoạt động sản xuất vật chất). Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, buộc thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính, những tính chất ẩn náu trong chúng.Hoạt động thực tiễn đã cung cấp cho nhận thức của con người những hiểu biết, hình thành lý luận về thế giới.Quá trình hoạt động thực tiễn còn là cơ sở để con người bổ sung và điều chỉnh những lý luận đã được khái quát. Mặt khác, hoạt động thực tiễn lại đặt ra những yêu cầu mới, vấn đề mới đòi hỏi lý luận phải tiếp tục giải quyết. Thông qua đó, lý luận được bổ sung, mở rộng, phát triển.

-Thực tiễn là động lực của lý luận:

Nhu cầu thực tiễn ngay từ đầu đã quy định hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, khái quát thành lý luận để giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người biến đổi thế giới khách quan, đồng thời cũng biến đổi luôn cả chính bản thân mình.

Hoạt động thực tiễn còn là động lực thúc đẩy con người tìm tòi, khám phá, cải tiến, sáng tạo ra các công cụ, phương tiện, máy móc để nâng cao năng suất lao động, nối dài khí quan của con người, hỗ trợ con người trong nhận thức, thúc đẩy nhận thức, tư duy phát triển.

-Thực tiễn là mục đích của lý luận

Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Nhận thức mà không nhằm mục đích thực tiễn, phục vụ thực tiễn sẽ mất phương hướng, bế tắc. Mọi tri thức khoa học, mọi lý luận phải được áp dụng vào sản xuất vật chất, đấu tranh chính trị-xã hội, thực nghiệm khoa học, nhằm biến đổi tự nhiên, xã hội theo quy luật, phục vụ cho mục đích của con người. Lý luận phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn, thực tiễn là mục đích của nhận thức lý luận.

-Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, của lý luận

Căn cứ vào thực tiễn, người ta chứng minh, kiểm nghiệm chân lý lý luận.

Qua kiểm nghiệm từ thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phù hợp thực tiễn sẽ được tiếp tục bổ sung, điều chỉnh hoặc nhận thức lại.

-Thực tiễn quy định nội dung, cách thức sử dụng các phương pháp trong nhận thức và hành động của con người

Con người tác động vào hiện thực khách quan không phải bằng sự chủ quan, tùy tiện; mà biết tìm tòi, phát hiện, lấy những cái của khách quan tác động vào khách quan. Sự tìm tòi các phương pháp tác động vào thực tiễn do chính thực tiễn quy định.

b)Sự tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn

-Lý luận khái quát kinh nghiệm, chỉ ra quy luật vận động của thực tiễn -Lý luận dự báo, định hướng cho hoạt động thực tiễn

Lý luận khoa học giúp con người nắm quy luật vận động của thực tiễn.

Nắm quy luật thực chất là nắm các mối quan hệ bản chất, tất yếu, quyết định chiều hướng vận động, phát triển của thực tiễn. Do vậy, lý luận có khả năng dự báo được sự vận động, phát triển của thực tiễn.

-Lý luận giáo dục, liên kết, tập hợp lực lượng, chỉ đạo và cải tạo thực tiễn

Lý luận không chỉ là sự giải thích thế giới, điều quan trọng hơn là cải tạo thế giới, phục vụ cho cuộc sống của con người. Lý luận không chỉ mở rộng khả năng nhìn thấy trước, dự báo tương lai, mà lý luận khoa học còn bao hàm cả ý nghĩa tự giác hình thành cái tương lai đó.

Lý luận có vai trò giáo dục, tuyên truyền giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, xác định phương pháp, biện pháp thực hiện, liên kết, tập hợp lực lượng tạo thành sức mạnh to lớn cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của các cá nhân và xã hội.

Phải coi trọng lý luận nhưng không được cường điệu, tuyệt đối hóa vai trò của lý luận, coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn, coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn. Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là

Một phần của tài liệu TAP BAI GIANG TRIET HOC (CAO HOC KINH TE) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w