I- QUAN ĐIỂM TRIỂN HỌC MÁC – LÊNIN VỀ QUAN HỆ GIAI CẤP – DÂN TỘC – NHÂN LOẠI
1. CÁC QUAN NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ
2.1. Lý luận chung về Hệ thống chính trị
2.1.2. Cấu trúc của hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị gồm 3 bộ phận cấu thành: các thiết chế chính trị, các cơ chế vận hành của từng thiết chế cũng như của cả hệ thống, và mối quan hệ giữa các thiết chế.
Các thiết chế bao gồm cơ quan và tổ chức hợp pháp với các chức năng chuyên biệt trong đó có Nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, bộ máy hành chính), các Đảng chính trị, các Tổ chức chính trị-xã hội (Nhóm lợi ích chính trị)
2.1.2.1. Nhà nước
Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị có độc quyền kiểm soát lãnh thổ, thay mặt toàn xã hội thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại, làm
luật, các hoạt động điều tiết cần thiết cho toàn xã hội, quyền kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các chuẩn mực pháp lý khác. Nhà nước được tổ chức thành ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và chính quyền địa phương. Phương thức tổ chức và chức năng của nhà nước thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử và từng khu vực.
a)Cơ quan lập pháp:
Cơ quan lập pháp thường có tên gọi nghị viện hay quốc hội và một số tên khác như Hội đồng quốc gia, Hội đồng Liên bang. Các nghị viện hay quốc hội có thể được tổ chức theo hình thức một viện hay lưỡng viện với các ủy ban chuyên trách ở mỗi viện. Chức năng của cơ quan lập pháp: Cơ quan lập pháp nhìn chung thực hiện những chức năng cơ bản như: đại diện cho ý chí của nhân dân; lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước.
b) Cơ quan hành pháp:
Cơ quan hành pháp có chức năng thực thi quyền hành pháp (thi hành pháp luật và quản lý hành chính nhà nước) và thường được gọi là chính phủ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành pháp ở các nước tạo nên các mô hình nhà nước khác nhau. Ở mô hình nghị viện, đứng đầu cơ quan hành pháp là thủ tướng do nghị viện bầu ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Trong mô hình tổng thống, đứng đầu cơ quan hành pháp là tổng thống do dân bầu trực tiếp hoặc thông qua đại cử tri. Tổng thống có quyền lực độc lập với nghị viện và chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Trong khi đó ở mô hình hỗn hợp, quyền hành pháp được chia sẻ cho cả tổng thống và thủ tướng. Tổng thống do dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân, thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm và nghị viện phê chuẩn và chịu trách nhiệm trước cả nghị viện và tổng thống.
Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai thực hiện các đạo luật đã được nghị viện thông qua sao cho có lợi nhất cho quốc gia.
Những văn bản này không chỉ bổ sung pháp luật mà còn cụ thể hóa hoá để tham gia điều chỉnh những vấn đề khác nhau của đời sống xã hội. Bằng cách này, các cơ quan hành pháp cũng có thể đưa ra các luật lệ riêng phản ánh quan điểm của mình.
Theo quan niệm hiện nay, đảng nào nắm quyền hành pháp thì đảng đó là đảng cầm quyền. Do đó các đảng chính trị đều cố gắng giành quyền lập chính phủ. Đó là giành ghế tổng thổng (ở mô hình tổng thống và hỗn hợp) và giành đa số ghế ở hạ viện (trong mô hình nghị viện).
c)Cơ quan tư pháp là một trong ba thiết chế quyền lực quan trọng của nhà nước.
Cơ quan tư pháp bao gồm hệ thống các tòa án. Ở một số nước, về tổ chức, ngành tư pháp ngoài hệ thống tòa án còn có viện kiểm sát
Cơ quan tư pháp thực hiện các chức năng sau: Bảo vệ pháp luật thông qua hoạt động xét xử các hành vi vi phạm pháp luật. Giải thích hiến pháp, các đạo luật. Thực hiện chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp.
2.2.2. Đảng chính trị
Nguồn gốc hình thành các đảng chính trị ở các nước giống hay khác nhau tùy tủy thuộc vào điều kiện cụ thể của các nước.
a) Khái niệm
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đảng chính trị là đội ngũ tiên phong của một giai cấp, những người có tổ chức nhất, có ý thức nhất về quyền lợi của giai cấp mình, có quyết tâm chiến đấu vì lợi ích của giai cấp
Theo quan niệm của các nhà tư tưởng khác, đảng chính trị là một nhóm cá nhân được tổ chức nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, để điều hành chính phủ và quyết định chính sách công
Các quan niệm khác nhau về đảng chính trị đều có điểm chung rằng, Đảng chính trị là một tổ chức chính trị thể hiện những lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp trong xã hội, liên kết nhiều đại biểu tích cực nhất của giai cấp hay tầng lớp ấy và lãnh đạo họ đạt tới những mục đích và lý tưởng nhất định (nhất là mục tiêu giành quyền lực nhà nước)
Đảng chính trị khi đã trở thành Đảng cầm quyền , có vai trò và vị trí lãnh đạo toàn bộ HTCT, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội
Sự ra đời của một hay nhiều đảng chính trị ở mỗi quốc gia gắn liền với các
yếu tố, điều kiện phát triển cụ thể của các quốc gia ở từng thời kỳ nhất định. Hệ thống chính trị một đảng hay đa đảng, suy đến cùng là do tương quan lực lượng giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân hay một nhóm người nào trong xã hội.
2.1.2.3. Các tổ chức chính trị - xã hội
Các tổ chức chính trị - xã hội, là các tổ chức của công dân, những người có chung mục tiêu và gây ảnh hưởng, áp lực đối với các quyết sách chính trị (của Đảng cầm quyền) và chính sách công (của Nhà nước)
Các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở của đảng cầm quyền, được nhà nước bảo trợ; hoạt động tuân theo pháp luật nhưng mang tính tự nguyện, tự chủ và tự quyết; lôi cuốn nhân dân vào đời sống chính trị
Phân biệt các đảng chính trị và các tổ chức chính trị xã hội bằng chính mục tiêu hoạt động, từ đó cũng có sự khác biệt về hình thức tổ chức và phương thức hoạt động. Mục tiêu của các đảng chính trị là giành các vị trí quyền lực trong bộ máy nhà nước để điều hành chính sách công, còn mục tiêu của các tổ chức chính trị xã hội là gây ảnh hươngr đến quyền lực nhà nước mà cụ thể là gây ảnh hưởng đến chính sách công.
Các tổ chức chính trị xã hội thực hiện các chức năng căn bản sau:
Thứ nhất, chức năng đại diện, các tổ chức chính trị xã hội đại diện cho lợi ích của các thành viên, bổ sung cho sự đại diện của các nghị sĩ, các đảng chính trị, biểu đạt lợi ích của các thành viên, nhóm trong các lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, chức năng giáo dục, bằng việc liên kết, tập hợp các thành viên hoạt động trong một tổ chức, tập thể, các tổ chức chính trị xã hội đã tạo môi trường cung cấp tri thức và rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể cho các thành viên; cung cấp, chia sẻ thông tin và định hình quan điểm của các thành viên đối với các vấn đề chính trị, chính sách của nhà nước. Thông qua hoạt động của mình, các tổ chức chính trị xã hội còn cung cấp thông tin có tính chuyên môn sâu cho các cơ quan chính phủ và công chúng.
Thứ ba, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Các tổ chức chính trị xã hội là những nhóm người chịu sự tác động
hoặc là được hưởng thụ từ các chính sách của nhà nước, nên từ phương diện này, họ có động cơ giám sát các hoạt động của nhà nước cũng như phản biện các chính sách có liên quan đến lợi ích của mình. Một hệ thống chính trị, nếu được thiết kế hợp lý để tiếp nhận sự phản hồi từ sự giám sát và phản biện xã hội này sẽ không chỉ góp phần làm giảm đáng kể chi phí giám sát của nhà nước mà còn hỗ trợ đắc lực cho sự giám sát và phản biện của nhà nước.
2.1.3. Cơ chế và các nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị 2.1.3.1.Cơ chế
Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị chính là cách thức hoạt động của các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị phụ thuộc vào nhau. Cơ chế vừa phản ánh bản chất chế độ chính trị vừa chi phối các hoạt động của hệ thống.
2.1.3.2.Nguyên tắc vận hành
-Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: nguyên tắc này khẳng định tính khách quan nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Từ đó, dẫn đến một loạt các nguyên tắc khác về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước phải thể hiện và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
-Nguyên tắc ủy quyền có điều kiện, có thời hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước: Nguyên tắc này xác định ai có thể được ủy quyền và ủy quyền trong bao lâu.
Để đảm bảo nguyên tắc này, cách thức ủy quyền được xác định bằng luật lệ, thể thức, quy định, quy trình, bầu cử. Qua đó nhân dân thực hiện việc ủy quyền cũng như truất quyền khi cần thiết. Quyền lực đó phải được kiểm soát để hạn chế tình trạng tha hóa quyền lực.
- Nguyên tắc tập trung – phân quyền: Tập trung là đòi hỏi khách quan để tạo sự thống nhất, sức mạnh của quyền lực nhà nước, trong khi đó sự phân quyền (chủ yếu theo chiều ngang (giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp) và theo chiều dọc (giữa trung ương và địa phương) mang tính kỹ thuật và chuyên môn hóa để thực hiện các nhiệm vụ có tính chức năng của nhà nước một cách hiệu quả.
- Nguyên tắc kiềm chế và đối trọng:
2.1.4. Các quan hệ của các chủ thể, thiết chế trong hệ thống chính trị
+Các quan hệ chính là sự kết nối, tương tác giữa các thiết chế, cấu trúc của hệ thống chính trị và giữa hệ thống chính trị với môi trường. Những quan hệ cấu thành hệ thống khi chúng có vai trò trực tiếp duy trì sự tồn tại và hoạt động của hệ thống chính trị.
+Một số quan hệ cơ bản như sau:
- Quan hệ giữa các chủ thể quyền lực và người được ủy quyền: Đó là quan hệ giữa công dân và nhà nước, giữa đảng viên của một đảng chính trị với tổ chức đảng của họ, giữa thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội với tổ chức của mình. Trong quan hệ này, các chủ thể quyền lực thường đóng vai trò quyết định hình thức tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức được ủy quyền. Các chủ thể được ủy quyền là người thực thi quyền lực.
- Quan hệ theo chiều ngang của hệ thống: Là mối quan hệ phân quyền giữa các thiết chế cùng cấp. Đây là mối quan hệ vừa quy định chức năng của các thiết chế vừa thống nhất, phối hợp hành động, ràng buộc và kiềm chế lẫn nhau.
- Quan hệ theo chiều dọc: Là quan hệ giữa các cơ quan quyền lực trung ương với các cơ quan quyền lực địa phương . Bản chất của quan hệ này là phân cấp, ủy quyền và phân quyền theo các cấp trong thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước sao cho vừa đảm bảo sự thống nhất chủ quyền quốc gia vừa tạo điều kiện cho sự chủ động, năng động của các địa phương.
- Quan hệ của hệ thống chính trị với môi trường: đây là quan hệ giữa hệ thống chính trị với các yếu tố của môi trường bên ngoài như hệ thống kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và đặc biệt quan hệ với các nhà nước quốc gia khác trên trường quốc tế.