VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu TAP BAI GIANG TRIET HOC (CAO HOC KINH TE) (Trang 61 - 65)

1.Sự nghiệp đổi mới và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

+Nhận định về thời kỳ 1976 -1985, Đảng ta đã khẳng định: Đại hội lần thứ IV (năm 1976), Đại hội lần thứ V (năm 1982) của Đảng và các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa IV và khóa V đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định mục tiêu, phương hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa và đã giành được những kết quả quan trọng. Song, bên cạnh đó, trong lãnh đạo Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, đã nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quá mức xây dựng công nghiệp nặng, duy trì quá lâu cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đã

có nhiều chủ trương và biện pháp thiếu cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn trong cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương…1.

+Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VI (tháng 12-1988) của Đảng với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, trên cơ sở đó đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng đã rút ra những bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học phải luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nhạy bén với cái mới. Đổi mới đồng bộ, toàn diện, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Bài học trên khẳng định, để tiến hành có hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước phải quán triệt và thực hiện nhất quán nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

2.Quán triệt và thực hiện nhất quán nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới

Chỉ có thống nhất lý luận và thực tiễn để giải quyết các vấn đề từ cuộc sống đặt ra. Thực tiễn của Việt Nam và thế giới trong vài chục năm qua đã có những biến động phức tạp khó lường; thậm chí có những sự biến mà không có một bộ óc nào kể cả thiên tài có thể dự kiến chính xác được.

Nghiên cứu, khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn, giải đáp những vấn đề bức xúc của đất nước đặt ra, rút ra những vấn đề lý luận như: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đảng viên làm kinh tế tư nhân; vấn đề sở hữu; vấn đề nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng;

những quan niệm mới về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; vấn đề quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế trong điều kiện mở rộng quan hệ, hợp tác và toàn cầu hóa v.v…

Thực tiễn đổi mới là mạch nguồn của lý luận đổi mới. Đến lượt nó, lý luận đổi mới dự báo xu hướng vận động của đổi mới, trở thành cơ sở khoa học cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, soi đường dẫn dắt cho hoạt động

1 Xem Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

của các cán bộ, đảng viên, nhân dân, tạo ra sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội

CÂU HỎI ÔN TẬP

1- Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với lý luận? Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc khắc phục bệnh giáo điều ở nước ta?

2- Lý luận và vai trò của lý luận đối với thực tiễn? Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc khắc phục bệnh kinh nghiệm ở nước ta?

3- Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn? Vai trò của nguyên tắc này đối với việc phát triển lý luận ở nước ta?

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tham khảo bắt buộc:

1. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập; NxbCTQG,H; tập 3; tr.9; tập 20; tr. 720; tr.718.

2. V.I Lênin: (1981) Toàn tập; NxbTB,M. 1981; Tập 6; tr.30. Tập 18;

tr.37- 39. tr. 74; tr. 117; tr.126; tr. 155; tr. 158; tr.167-168. Tập 29; tr.179; tr. 207 -208; tr. 223- 224.

3. Hồ Chí Minh (1994-1995): Toàn tập; 12 tập, NxbCTQG;H. Tập 8; tr.

497; tr. 496. tập 5; tr. 234.

4. Giáo trình Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Hệ cao cấp lý luận chính trị) (2004); Nxb CTQG; H; chương IV.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI; Nxb ST, H, Tr. 29; 30; 31.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb ST, H, tr. 52; 53; 55; 56; 70-74.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG.H.; tr.53; 78.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG. H, tr. 17; 70-73; 176-185.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chỉ đạo tổng kết lý luận (2005): Báo cáo Tống kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006); Nxb CTQG, H, tr.49-63; 122; 126-132; 134.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG.H.; tr. 70; 72-73; 225-227.

1. Tài liệu tham khảo không bắt buộc:

1. Trần Hữu Tiến (1990): Công tác tổng kết thực tiễn trong điều kiện đổi mới; Tạp chí Cộng sản, số 7.

2. Trần Văn Phòng (1994), Luận án PTS: Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng CNXH. Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

3. Phạm Văn Thạch (1994), Luận án PTS: Bệnh giáo điều ở đội ngũ cán bộ nước ta. Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG IV:

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TAP BAI GIANG TRIET HOC (CAO HOC KINH TE) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w