Vấn đề xây dựng con người mới

Một phần của tài liệu TAP BAI GIANG TRIET HOC (CAO HOC KINH TE) (Trang 161 - 164)

I- QUAN ĐIỂM TRIỂN HỌC MÁC – LÊNIN VỀ QUAN HỆ GIAI CẤP – DÂN TỘC – NHÂN LOẠI

2. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Vấn đề xây dựng con người mới

Lịch sử nhân loại, xét đến cùng, là lịch sử giải quyết vấn đề con người, từng bước thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân trong xã hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý tới vấn đề con người, có điều là khác nhau ở mục đích và phương pháp giải quyết mà thôi. Ngày nay, ở nước ta, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại là yêu cầu cấp bách. Khẳng định điều đó là do:

Thứ nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình đổi mới. Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như Đảng ta chỉ rõ: Xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội mà trong đó, con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, có nền kinh tế phát triển cao và có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, công bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo. Một xã hội

ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, xã hội công bằng, văn minh”. Mục tiêu trên cho thấy, sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội phải hướng tới con người, vì tự do và hạnh phúc của con người. Phát triển con người là đặc trưng bản chất của công cuộc đổi mới, là mục tiêu, động lực cơ bản của quá trình này. Hiểu động lực ở đây không có nghĩa là sử dụng con người như một phương tiện để có xã hội mới, mà là quá trình hình thành con người Việt Nam mới, cũng chính là quá trình xây dựng xã hội mới. Quá trình xây dựng con người Việt Nam hiện đại cũng là quá trình tạo ra động lực cho xã hội phát triển.

Ở đây, xây dựng con người Việt Nam hiện đại từ con người cũ, những con người mang theo những “vết tích của xã hội cũ đã đẻ ra nó” về mọi phương diện: Kinh tế, đạo đức, trí tuệ. Nói chủ động, tích cực, tức là nói tới việc tổ chức và lãnh đạo quá trình hình thành và phát triển con người Việt Nam hiện đại một cách tự giác, gắn liền với quá trình xây dựng cơ cở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì con người hiện đại không thể hình thành bên ngoài công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tách rời khỏi thực tiễn đấu tranh cách mạng. Và, sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội cũng là một động lực thường xuyên, quan trọng và không thể thiếu được của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình đó, tính chủ động sáng tạo và tợ giác của toàn dân từng bước được phát huy mạnh mẽ. Mặt khác công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại, trong đó con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. Công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta hiện

nau khác thời kỳ trước là ngoài việc phát triển có kế hoạch theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh là chính con người, Con người là chủ thể tạo ra động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, chính con người cùng với những công cụ do nó chế tạo ra, đã quyết định thay đổi của bộ mặt xã hội, quyết định thành công của quá trình đổi mới.

Thứ hai, con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

Con người không thể chọn cho mình một xã hội để sinh ra, cũng như con cái không có quyền chọn cha mẹ vậy. Song xã hội phải đào luyện nhưng con người phù hợp với yêu cầu tồn tại và phát triển của nó. Đành rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng hoàn cảnh lại do chính con người tái tạo ra. Sự phù hợp giữa con người và hoàn cảnh chỉ được hiểu thông qua hoạt động thực tiễn mà thôi. Quyết định luận lịch sử không phủ nhận hay hạ thấp vai trò sáng tạo tự do của con người, có điều là tự do và sáng tạo là hiểu biết và hành động theo cái tất yếu vật chất bên ngoài mà thôi.

Ngày nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất xã hội, mà hơn nữa, nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử của mình. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, cá nhân vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể sáng tạo nội dung các quan hệ xã hội, vừa bị quy định, vừa “tự do”, và theo một ý nghĩa nào đó, vừa là điểm kết thúc, vừa là điểm xuất phát.

Do vậy, đổi mới ngày nay không phải là chỉ làm ra và đem lại cho con người những điều con người mong muốn, mà chủ yếu là khơi dậy trong con người lòng tự hào, niềm tin, ý chí và nhiệt tình cách mạng để con người tự mình làm ra tất cả. Vì thế, việc tạo ra môi trường thuận lợi để xây dựng con người Việt Nam hiện đại có phẩm chất, năng lực nhất định phải được coi là yêu cầu cấp bách trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

Thứ ba, phát huy nguồn lực con người là vấn đề chiến lược trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

Chúng ta chỉ có một lối ra - lối ra duy nhất trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là phát huy nguồn lực con người “Sự đi lên của chúng ta phải dựa vào thế mạnh duy nhất của mình đó là con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiềm năng chất xám Việt Nam. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương khóa XIII: “muốn tiến hành công nghiệp hóa,hiện đại hóathắng lợi phải phát triển ngành giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” khái niệm nguồn lực ở đây được hiểu là toàn bộ những yếu tố và quá trình đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong những điều kiện thích hợp, thúc đẩy quá trình cải tiến xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Nú không chỉ bao quát một phạm vi rộng lớn, hàm chứa những yếu tố đã và đang tạo nên sức mạnh trong thực tế, mà còn cả yếu tố mới ở dạng tiềm năng. Nó không chỉ nói lên sức mạnh, mà còn chỉ ra nơi bắt đầu, nơi phát sinh hoặc nơi có thể cung cấp sức mạnh.

Như vậy, khái niệm nguồn lực con người được hiểu là tổng hòa các tiêu chí của con người và tổ chức xã hội có thể khai thác và thu hút vào quá trình phát triển xã hội.

Phát huy nguồn lực con người thể hiện ở ba mặt: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực.

Kết quả của gần 30 năm tiến hành đổi mới đã chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng ta là tất cả xuất phát từ con người, do con người, và vì con người. Chính vì vậy, việc phát huy nguồn lực con người cần phải được coi là vấn đề chiến lược của công cuộc đổi mới, là vấn đề sống còn của đất nước, là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu TAP BAI GIANG TRIET HOC (CAO HOC KINH TE) (Trang 161 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w