CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.5. Quy trình xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập được tổng hợp và tóm tắt cô đọng nội dụng dựa theo những phân loại về nhóm thông tin thu thập từ các nhóm đối tượng nghiên cứu. Các thông tin được tóm tắt và phân loại được sắp xếp. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày theo thứ tự dựa trên mô hình lý thuyết lựa chọn. Chi tiết về quá trình xử lý dữ liệu nghiên cứu được thực hiện như sau:
2.1.5.1. Tóm tắt dữ liệu
Từ dữ liệu ghi chép và ghi âm, các câu trả lời của đối tượng phỏng vấn sẽ được tóm tắt, cô đọng lại theo từng vấn đề nghiên cứu. Tóm tắt dữ liệu sẽ giúp xác định những vấn đề nổi bật được phát hiện cần nghiên cứu thêm, hay xác định mối
quan hệ giữa nội dung nghiên cứu. Trong luận án này, khi tóm tắt dữ liệu, có một số vấn đề được xác định cần nghiên cứu thêm đó là những đặc trưng khác biệt của hoạt động quản trị nhân sự người nước ngoài trong các công ty của Hàn Quốc, hay sự tác động của yếu tố quốc gia của Việt Nam tới quản trị nhân sự nước ngoài.
Nội dung phỏng vấn từ 29 nhân sự quản lý từ ghi âm và ghi chép đã được tập hợp lại được 128 trang dữ liệu. Nội dung phỏng vấn 51 cá nhân nhân sự nước ngoài đã tập hợp được 67 trang dữ liệu. Toàn bộ dữ liệu đã lọc theo những từ khoá liên quan đến các nhóm câu hỏi nghiên cứu về hoạt động quản trị trong phần gợi ý nghiên cứu và được liệt kê như sau:
Bảng 2.4: Tóm tắt dữ liệu phỏng vấn
1. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty tại Việt Nam 2. Mức độ tự chủ của công ty tại Việt Nam
3. Mức độ tự chủ trong tuyển dụng nhân sự nước ngoài 4. Thời gian làm việc của nhân sự nước ngoài tại Việt Nam 5. Nguồn gốc của nhân sự nước ngoài
6. Định hướng sử dụng nhân sự nước ngoài 7. Lý do sử dụng nhân sự quốc tịch công ty mẹ 8. Lý do sử dụng nhân sự quốc tịch nước thứ ba 9. Lý do sử dụng nhân sự quản lý là người Việt Nam 10. Vai trò và sự cần thiết của nhân sự nước ngoài 11. Số lượng nhân sự nước ngoài
12. Công ty mẹ tuyển dụng và lựa chọn từ nguồn nội bộ 13. Tuyển dụng qua nguồn bên ngoài
14. Công ty tại Việt Nam tuyển dụng và lựa chọn 15. Công ty mẹ đào tạo
16. Công ty tại Việt Nam đào tạo 17. Đào tạo về văn hóa
18. Đào tạo về ngôn ngữ
19. Đào tạo về chuyên môn công việc 20. Các chương trình đào tạo nhân sự
21. Kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho nhân sự nước ngoài 22. Cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến
23. Luân chuyển công việc 24. Cơ hội phát triển bản thân 25. Công ty mẹ trả lương 26. Giảm chi phí nhân sự
27. Chế độ lương cho nhân sự nước ngoài
28. Chế độ đãi ngộ và hỗ trợ khác 29. Hỗ trợ gia đình đi cùng
30. Thưởng
31. Đánh giá hiệu quả công việc của nhân sự nước ngoài 32. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc
33. Giám sát và quản lý nhân sự nước ngoài 34. Mức độ an toàn công việc và sức khỏe 35. Môi trường làm việc trong công ty 36. Hỗ trợ của công ty mẹ
37. Hỗ trợ từ công ty tại Việt Nam
38. Các chương trình hỗ trợ nhân sự của công ty mẹ
39. Các chương trình hỗ trợ nhân sự của công ty Việt Nam 40. Mối quan hệ với nhân sự Việt Nam
41. Khó khăn với nhân sự nước ngoài 42. Khó khăn về văn hóa
43. Khó khăn về ngôn ngữ 44. Gia đình đi cùng
45. Khó khăn với các thành viên trong gia đình 46. Thất bại trong công việc
47. Kết thúc nhiệm kỳ/hợp đồng trước thời hạn 48. Sự không hài lòng
49. Sự hài lòng
50. Mong muốn làm việc lâu dài tại Việt Nam 51. Tham nhũng, hối lộ
52. Được điều động
53. Tìm kiếm cơ hội việc làm
54. Cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến 55. Chi phí rẻ, thuận tiện
56. Môi trường sống và làm việc tại Việt Nam 57. Hỗ trợ từ công ty mẹ
58. Hỗ trợ từ công ty tại Việt Nam 59. Áp lực từ công việc
60. Thuận lợi trong việc tăng thêm thu nhập 61. Chế độ đãi ngộ hấp dẫn
62. Chế độ đãi ngộ chưa hấp dẫn
2.1.5.2. Phân loại nhóm dữ liệu
Dựa trên các kết quả phỏng vấn thu thập được và dựa trên mô hình lý thuyết nghiên cứu đề xuất, dữ liệu thu thập được phân loại theo những nhóm sau.
- Nhóm 1: Thông tin chung
Thông tin về hoạt động quản trị nhân sự nước ngoài, cụ thể theo các hoạt động:
- Nhóm 2: Sắp xếp nhân sự (lập kế hoạch, tuyển dụng và lựa chọn) - Nhóm 3: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp
- Nhóm 4: Chế độ đãi ngộ và khuyến khích - Nhóm 5: Hoạt động duy trì và hỗ trợ
- Nhóm 6: Cách thức làm việc của nhân sự nước ngoài
- Nhóm 7: Thông tin về các yếu tố thu hút nhân sự nước ngoài đến Việt Nam
Tập hợp dữ liệu theo nhóm thông tin đã phân loại
Sau khi phân loại dữ liệu thành nhóm thông tin, tác giả tiến hành tập hợp các dữ liệu cho từng nhóm đã phân loại. Các câu trả lời phỏng vấn được phân loại vào những nhóm phù hợp. Trong luận án này tác giả sử dụng cách phân loại thủ công, không sử dụng các công cụ hỗ trợ phân loại khác.
Trong quá trình phân loại nhóm thông tin, tác giả xác định các mối quan hệ của thông tin và điều chỉnh phân loại nhóm thông tin. Trong luận án này, ngoài những nhóm thông tin thu thập dựa trên mô hình lý thuyết nghiên cứu về các hoạt động quản trị nhân sự nước ngoài, có thêm hai nhóm thông tin được bổ sung, đó là nhóm thông tin về các vấn đề về nhân sự nước ngoài
đang làm việc tại Việt Nam và nhóm thông tin về yếu tố môi trường thu hút nhân sự nước ngoài và tác động đến hoạt động quản trị nhân sự nước ngoài trong công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Có những thông tin được phân loại vào những nhóm khác nhau. Việc phân loại này rất có ích cho phần lựa chọn những dữ liệu phù hợp sử dụng cho phần phân tích kết quả nghiên cứu, phù hợp với mục đích nghiên cứu và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và làm cơ sở cho phần trình bày, biện luận trong phần kết quả nghiên cứu.
Bảng 2.5: Tập hợp dữ liệu theo nhóm Nhóm 1: Thông tin chung
Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty tại Việt Nam Mức độ tự chủ của công ty tại Việt Nam
Mức độ tự chủ trong tuyển dụng nhân sự nước ngoài Thời gian làm việc của nhân sự nước ngoài tại Việt Nam Nguồn gốc của nhân sự nước ngoài
Nhóm 2: Sắp xếp nhân sự Lập kế hoạch
Định hướng sử dụng nhân sự nước ngoài Lý do sử dụng nhân sự quốc tịch công ty mẹ Lý do sử dụng nhân sự quốc tịch nước thứ ba Lý do sử dụng nhân sự quản lý là người Việt Nam Vai trò và sự cần thiết của nhân sự nước ngoài Số lượng nhân sự nước ngoài
Tuyển dụng và lựa chọn
Tuyển dụng và điều động bởi công ty mẹ qua nguồn nội bộ Tuyển dụng qua nguồn bên ngoài
Công ty tại Việt Nam tuyển dụng và lựa chọn Nhóm 3: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp Đào tạo
Công ty mẹ đào tạo
Công ty tại Việt Nam đào tạo Đào tạo về văn hóa
Đào tạo về ngôn ngữ
Đào tạo về chuyên môn công việc Các chương trình đào tạo nhân sự Phát triển nghề nghiệp
Kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho nhân sự nước ngoài Cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến
Luân chuyển công việc Cơ hội phát triển bản thân
Nhóm 4: Chế độ đãi ngộ và khuyến khích Chế độ đãi ngộ
Công ty mẹ trả lương Giảm chi phí nhân sự
Chế độ lương cho nhân sự nước ngoài Chế độ đãi ngộ và hỗ trợ khác
Hỗ trợ gia đình đi cùng Khuyến khích
Thưởng
Đánh giá hiệu quả công việc của nhân sự nước ngoài Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc
Giám sát và quản lý nhân sự nước ngoài Nhóm 5: Hoạt động duy trì và hỗ trợ Mức độ an toàn công việc và sức khỏe Môi trường làm việc trong công ty Hỗ trợ của công ty mẹ
Hỗ trợ từ công ty tại Việt Nam
Các chương trình hỗ trợ nhân sự của công ty mẹ
Các chương trình hỗ trợ nhân sự của công ty Việt Nam Mối quan hệ với nhân sự Việt Nam
Nhóm 6: Cách thức làm việc của nhân sự nước ngoài Khó khăn với nhân sự nước ngoài
Khó khăn về văn hóa Khó khăn về ngôn ngữ Gia đình đi cùng
Khó khăn với các thành viên trong gia đình Thất bại trong công việc
Kết thúc nhiệm kỳ/hợp đồng trước thời hạn Sự không hài lòng
Sự hài lòng
Mong muốn làm việc lâu dài tại Việt Nam Tham nhũng, hối lộ
Nhóm 7: Các yếu tố thu hút nhân sự nước ngoài đến Việt Nam Được điều động
Luân chuyển công việc Tìm kiếm cơ hội việc làm
Cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến Chi phí rẻ, thuận tiện
Môi trường sống và làm việc tại Việt Nam Hỗ trợ từ công ty mẹ
Hỗ trợ từ công ty tại Việt Nam Áp lực từ công việc
Thuận lợi trong việc tăng thêm thu nhập Chế độ đãi ngộ hấp dẫn
Chế độ đãi ngộ chưa thực sự hấp dẫn Cơ hội phát triển bản thân
Cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến
Định lượng dữ liệu định tính (theo nhóm phân loại)
Để việc trình bày kết quả nghiên cứu được logic và thuyết phục hơn, có thể đưa ra những đánh giá, kết luận về tình hình quản trị nhân sự nước ngoài trong các công ty ĐQG tại Việt Nam, luận án định lượng dữ liệu định tính - tổng hợp lại tần xuất xuất hiện của các chủ đề chính thu thập được trong nghiên cứu thực nghiệm.
Tần suất xuất hiện của thông tin được tổng hợp theo nhóm ý kiến tích cực và ý kiến không tích cực theo nhóm các công ty ĐQG châu Á và các công ty ĐQG phương tây, và được tổng hợp dựa trên 7 nhóm dữ liệu phân loại ở phần trên, theo bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.6: Tổng hợp tần suất trả lời về hoạt động quản trị nhân sự trong các công ty ĐQG
NỘI DUNG Nhóm các công ty ĐQG Châu Á Nhóm các công ty ĐQG phương tây
Phản hồi tích cực
Phản hồi
không tích cực Tổng cộng
Phản hồi tích cực
Phản hồi
không tích cực Tổng hợp
Số lần % Số lần % Số lần % Số lần % Số lần % Số lần %
Nhóm 1: Thông tin chung 48 10.1 23 6.1 71 8.3 34 14.2 3 1.5 37 8.3
Nhóm 2: Sắp xếp nhân sự 43 9.1 75 19.9 118 13.9 22 9.2 19 9.2 41 9.2
Nhóm 3: Đào tạo và phát triển nghề
nghiệp 30 6.3 33 8.8 63 7.4 9 3.8 16 7.8 25 5.6
Nhóm 4: Chế độ đãi ngộ và khuyến
khích 78 16.4 93 24.7 171 20.1 32 13.4 39 18.9 71 16.0
Nhóm 5: Hoạt động duy trì và hỗ trợ 105 22.1 53 14.1 158 18.6 58 24.3 33 16.0 91 20.4
Nhóm 6: Cách thức làm việc của nhân
sự nước ngoài 56 11.8 87 23.1 143 16.8 50 20.9 35 17.0 85 19.1
Nhóm 7: Các yếu tố thu hút nhân sự
nước ngoài đến Việt Nam 115 24.2 12 3.2 127 14.9 34 14.2 61 29.6 95 21.3
Tổng cộng 475 100 376 100 851 100 239 100 206 100 445 100