Giới thiệu các công ty đa quốc gia châu Á

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự nước ngoài trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM

2.2. Mô tả đối tượng nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2. Giới thiệu các công ty đa quốc gia châu Á

Các công ty ĐQG của Đài Loan

Đài Loan là một trong bốn quốc gia dẫn đầu về FDI đầu tư vào Việt Nam.

Theo số liệu năm 2015 của Cục đầu tư nước ngoài, Đài Loan là quốc gia xếp thứ 4 trong các quốc gia có mức đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Bốn công ty ĐQG của Đài Loan trong nghiên cứu bao gồm hai công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, và hai công ty trong lĩnh vực dịch vụ, 100% vốn đầu tư của Đài Loan, có thời gian hoạt động tại Việt Nam từ 6 đến 20 năm. Tất cả các công ty này đều sử dụng nhân sự người Đài Loan ở các vị trí quản lý cao cấp, Tổng giám đốc, giám đốc và Trưởng các bộ phận quan trọng.

Các công ty ĐQG của Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia có giá trị đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tương đối lớn, đứng thứ 2 sau Nhật Bản (FIA, 2017). Các công ty ĐQG của Hàn Quốc đang hoạt động ở Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, gia công, chế xuất và dịch vụ . Trong 7 công ty được lựa chọn, 5 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công, 2 công ty hoạt động lĩnh vực dịch vụ.

Tất cả các công ty này ở quy mô vừa và lớn, từ 200 đến lớn hơn 15.000 nhân viên và đặt nhà máy và trụ sở ở các tỉnh lân cận xung quanh khu vực Hà Nội. Các công ty này là những công ty có thời hạn hoạt động tại Việt Nam ít nhất là 5 năm trở lên.

Các công ty từ HQ1 đến HQ5 là những công ty ĐQG sản xuất có quy mô hoạt động lớn, từ 1.000 đến trên 10.000 nhân viên, hai công ty HQ6 và HQ7 là hai công ty dịch vụ có quy mô nhỏ hơn nhiều 150 và 300 nhân viên. Tất cả các công ty này 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc và thời hạn hoạt động ở Việt Nam từ 5 đến 10 năm. Các công ty sản xuất trong nghiên cứu là các công ty sản xuất linh kiện điện tử và máy móc. Tổng giám đốc, giám đốc, các vị trí quản lý và nhân viên kỹ thuật chủ chốt toàn bộ là người Hàn. Hầu hết nhân sự người Hàn Quốc trong các công ty do công ty mẹ cử sang trong giai đoạn đầu. Nhiệm vụ tuyển dụng được thực hiện bởi các công ty mẹ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên chiến lược tuyển dụng trong các công ty Hàn Quốc thay đổi nhiều trong giai đoạn hiện nay. Rất nhiều các công ty ĐQG đã tự chủ trong các hoạt động tuyển dụng và nhiều nhân sự người Hàn Quốc được tuyển dụng ngay tại Việt Nam. Chi tiết về định hướng sử dụng nhân sự và thay đổi trong các chiến lược sử dụng nhân sự nước ngoài của các công ty ĐQG Hàn Quốc sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.

Các công ty ĐQG của Nhật Bản

Các chi nhánh công ty ĐQG của Nhật Bản là đối tượng nghiên cứu thực nghiệm của luận án này có quy mô lớn nhỏ khác nhau, lớn nhất là công ty với quy mô 9000 cán bộ công nhân viên với khoảng 100 nhân sự người nước ngoài và nhỏ nhất là công ty 90 nhân viên với 05 nhân sự nước ngoài . Sáu công ty đa quốc gia của Nhật được đánh số từ NB1 đến NB6, đánh số theo quy mô công ty từ lớn đến nhỏ, trong đó công ty NB1 đến NB4 là các công ty lớn, lịch sử hoạt động nhiều năm và có nhiều các chi nhánh hoạt động trên các quốc gia, là các công ty chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, gia công. Công ty NB5 và NB6 là công ty có quy mô nhỏ hơn, thời gian thành lập ít hơn và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Tất cả các công ty đều có thời gian hoạt động ở Việt Nam ít nhất là 10 năm. NB2 và NB3 là công ty liên doanh với các công ty của Việt Nam, các công ty còn lại là 100% vốn của Nhật Bản. Giống như các công ty của Hàn Quốc, trong các công ty ĐQG của

Nhật, người Nhật sẽ nắm giữ các vị trí tổng giám đống, phó tổng giám đốc, giám đốc và các vị trí quản lý chủ chốt khác. Ở các công ty hoạt động dưới hình thức liên doanh với Việt Nam, 01 vị trí phó tổng giám đốc được bổ nhiệm cho nhân sự người Việt, là đại diện cho đối tác góp vốn liên doanh theo luật Việt Nam (Võ 2012, tr.1408). Trong các công ty ĐQG có liên doanh với Việt Nam, đại diện vốn góp của Việt Nam thường ít hơn nên vị trí dành cho người Việt là vị trí phó tổng giám đốc.

Các công ty ĐQG của Singapore

Singapore cũng là quốc gia có giá trị đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia đứng đầu. Tính đến tháng 4/2016, Singapore xếp ở vị trí thứ 3 trong tổng số 114 quốc gia đầu tư vào Việt Nam (FIA, 2016). Các công ty ĐQG của Singapore có xu hướng cởi mở hơn trong sử dụng nhân sự nước ngoài. Các vị trí quản lý cấp cao trong các công ty có thể do nhân sự PCNs là người Singapore hay TCNs là những nhân sự nước ngoài đến từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ấn độ, hay đến từ các quốc gia khác. Hai công ty trong nghiên cứu thực nghiệm đều ở quy mô nhỏ, trong đó công ty S1 là công ty con của một tập đoàn tại Sing, có vốn chủ đầu tư là một tập đoàn tại Nhật.

Các công ty ĐQG của Trung Quốc

Trung Quốc cũng là một trong những quốc có giá trị đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, mặc dù không nằm trong nhóm những quốc gia đứng đầu, nhưng tổng số dự án và giá trị đầu tư cũng ở mức tương đối lớn ở vị trí thứ 14 theo số liệu niên giám đầu tư trực tiếp vào Việt Nam năm 2011. Xu hướng sử dụng nhân sự nước ngoài trong các công ty ĐQG của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với các công ty Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Công ty ĐQG Trung Quốc trong nghiên cứu thực nghiệm là một công ty liên doanh với Hàn Quốc về lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, với tỷ lệ 90% vốn góp từ công ty Trung Quốc và 10% vốn góp thuộc công ty Hàn Quốc.

Về thời hạn làm việc của nhân sự nước ngoài trong các công ty ĐQG của châu Á có một số khác biệt ở từng công ty khác nhau. Trong hầu hết các công ty của, đối với các PCNs cử từ công ty mẹ sang, thời hạn làm việc tối thiểu là 2 năm,

có nhiều công ty thời hạn làm việc của PCNs có thể kéo dài đến 5 năm. Ở một công ty của Đài Loan, tổng giám đốc làm việc ở Việt Nam từ năm đầu tiên hoạt động 2006 đến thời điểm hiện tại. Các nhân sự PCNs hết nhiệm kỳ sẽ về nước và công ty mẹ sẽ điều động nhân sự khác sang, hoặc một số trường hợp sẽ chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn của những nhân sự người nước ngoài được tuyển dụng ở Việt Nam thì linh hoạt hơn, không quy định nhiệm kỳ và thời hạn như nhân sự PCNs, mà theo thỏa thuận giữa công ty và nhân sự.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự nước ngoài trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w