Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG VĂN HOÁ QUAN HỌ BẮC NINH
1.1. Cơ sở lý luận 14 1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.3. Sự cần thiết nghiên cứu triết lý nhân sinh trong văn hoá
Một là, văn hoá Quan họ chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc, nó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh, góp phần bồi dưỡng đạo đức, giáo dục đạo đức, lối sống cho con người. Văn hoá Quan họ mang đậm triết lý của con người về cuộc sống, là tâm tư tình cảm, là ước mơ, khát vọng, lý tưởng sống của con người, là triết lý sống, triết lý về tình yêu…
Không chỉ vậy, văn hoá Quan họ còn mang tính giáo dục con người về tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu lao động, yêu quê hương đất nước, yêu thương đồng loại, đồng bào, tình nghĩa thuỷ chung son sắt, lối sống chọn nghĩa vẹn tình. Nó góp phần làm nên vẻ đẹp trong tâm hồn, lối sống, đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh.
Hai là, văn hoá Quan họ mang nét đẹp trong văn hoá, trong đời sống tinh thần, những giá trị truyền thống cần được lưu giữ và phát triển. Văn hoá
Quan họ là “đặc sản” tinh thần của người dân Bắc Ninh. Từ đời này sang đời khác, từ thế hệ trước tới thế hệ sau, người Bắc Ninh luôn gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu đương.
Văn hoá Quan họ là niềm tự hào của người dân Bắc Ninh. Do đó, nó là tài sản vô giá của người dân Bắc Ninh nói riêng và người Việt Nam nói chung, vì thế cần được giữ gìn và lưu truyền.
Ba là, đời sống tinh thần, đạo đức, lối sống của người dân Bắc Ninh đang chịu sự tác động của cơ chế thị trường nên cần phải nghiên cứu triết lý nhân sinh trong văn hoá Quan họ Bắc Ninh. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu để Việt Nam có điều kiện phát triển toàn diện và tiến kịp với sự tiến bộ của thời đại.
Trong bối cảnh đó, Văn hoá Việt Nam nói chung và Văn hoá Quan họ nói riêng ngày càng được mở rộng, giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vượt qua những thách thức đối với việc giữ gìn văn hoá dân tộc trong bối cảnh hội nhập của thời đại?
Ngày nay, khi nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, con người luôn chạy theo xu thế hướng tới cái mới của xã hội hiện đại. Việc giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới vừa giúp chúng ta giới thiệu, quảng bá văn hoá dân tộc đồng thời cũng tạo ra những thách thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Không ít những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc bị mai một và bị lạm dụng vì mục đích thương mại hoá, khiến công chúng bất bình và dư luận phản ứng trên các phương tiện truyền thông, báo chí.
Mặt khác, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, hệ thống mạng internet đã giúp con người có nhiều sự lựa chọn đáp ứng nhu cầu giải trí của mỗi người khác nhau. Do đó, giới trẻ hiện nay dường như đã quên đi sự hiện diện của những loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian, thay vào đó họ chọn cho mình những loại nhạc thị
trường. Vì vậy việc nghiên cứu, lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn Quan họ Bắc Ninh là rất cần thiết.
Bốn là, bảo tồn Văn hoá Quan họ là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng cũng như nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Do có nhiều biến động của lịch sử, xã hội Việt Nam và quê hương Bắc Ninh, vào giữa thế kỷ XX, Văn hoá quan họ có nguy cơ bị thất truyền. Nhưng với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, với sự tham mưu đề xuất nhiều biện pháp tích cực của ngành văn hoá, sự đồng tình, tham gia của toàn dân, đặc biệt là nhân dân các làng Quan họ, văn hoá Quan họ đã khắc phục được nguy cơ bị thất truyền và được bảo tồn và phát huy.
Năm là, xu thế thương mại hoá văn hoá Quan họ. Hiện nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa văn hoá Quan họ đang chịu nhiều tác động và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị mai một, đòi hỏi phải xây dựng và triển khai thực hiện những chương trình hành động quốc gia bảo tồn di sản văn hoá Quan họ. Nguy cơ mai một dân ca Quan họ thuần chất, tuyệt đẹp từng có cũng đã xuất hiện tại nơi được coi là cái gốc của văn hoá Quan họ, nơi văn hoá Quan họ nảy nở, phát triển, thăng hoa và đạt đến những đỉnh cao của nghệ thuật.
Một vấn đề không thể không bàn đến đó là xu thế thương mại hoá các hoạt động Quan họ. Trên thực tế đã thấy rằng không chỉ có ca hát Quan họ mới trở thành hàng hoá mà cả văn hoá Quan họ cũng đã trở thành hàng hoá.
Chúng ta đến với những lễ hội hôm nay cả những sân khấu ca nhạc mà nghe Quan họ thì tất cả đều thương mại. Vậy thương mại có gì xấu ở đây khi mà thương mại đang nuôi sống Quan họ và còn cả truyền bá Quan họ nữa, đó cũng là một vấn đề cần phải giải quyết và làm rõ.