Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG VĂN HOÁ QUAN HỌ BẮC NINH
2.5. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị triết lý nhân sinh
2.5.1. Quán triệt quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách pháp luật của nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị triết lý nhân sinh trong văn hoá Quan họ Bắc Ninh
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này đã đánh dấu sự phát triển nền văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6/1991) đã xác định nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ: Nền văn hoá mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hoá tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã ra nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” [17, tr.114].
Tháng 7/2004, Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã ra kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm
tới. Đại hội lần thứ X của Đảng (4/2006) khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [18, tr.106].
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn hoá” [52, tr.431]. Người khẳng định: Trong cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phương hướng xây dựng và phát triển văn hoá đã được Đảng ta xác định là: “phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [16, tr.54-55].
Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu tất yếu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển này vừa giữ gìn và phát huy bản sắc và bản lĩnh văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để phát triển không ngừng và đạt tới trình độ cao. Để xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải tập trung sức mạnh của toàn Đảng, của bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và toàn thể các tầng lớp nhân dân, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động của cá nhân và cộng đồng, phản ánh chất lượng và trình độ sống của xã hội, xây dựng đời sống tinh thần cao đẹp, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước, làm cho văn hoá thực sự trở thành môi trường nhân văn, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quán triệt quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách pháp luật của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức được sứ mệnh lịch sử ấy trong những năm qua các cấp lãnh đạo Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung, và văn hoá Quan họ tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh không ngừng đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những giá trị đặc sản và độc đáo của văn hoá Quan họ Bắc Ninh dưới nhiều hình thức như: khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nâng cao ý thức tự tôn, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Quan họ. Đặc biệt là coi trọng vai trò truyền dạy của các nghệ nhân, các nhu cầu sinh hoạt văn hoá Quan họ trong cộng đồng nên tỉnh Bắc Ninh đã quy định về hình thức và tôn vinh các nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm mục đích khích lệ, động viên các nghệ nhân làm tốt vai trò lưu giữ và truyền dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh; chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lượng, quy mô các hoạt động sinh hoạt văn hoá Quan họ như liên hoan, hội thi, hội diễn, lễ hội… từ cơ sở đến tỉnh; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước nhằm định hướng hoạt động bảo tồn và phát huy những cái hay, cái đẹp trong văn hoá Quan họ, gìn giữ những giá trị nhân văn, nhân ái trong văn hoá Quan họ; đưa dạy hát dân ca Quan họ Bắc Ninh vào trường học từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông; thường xuyên tổ chức những buổi giao tiếp, nói chuyện về Quan
họ nhằm mục đích ươm những mầm xanh Quan họ; hàng năm tỉnh đã tổ chức được các cuộc thi hát dân ca Quan họ cho các cấp học, giáo viên, cán bộ công nhân viên chức… Tỉnh giao cho Nhà hát dân ca Quan họ là đơn vị đi đầu trong việc bảo tồn, sưu tầm, nghiên cứu, thể nghiệm và quảng bá về văn hoá Quan họ, đặc biệt là dân ca Quan họ.
Chương trình về miền Quan họ
Chương trình âm vang miền Quan họ