CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động phối hợp giữ trường đại học với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên
Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường và giảng viên, cán bộ nhân viên về tệ nạn xã hội trên địa bàn và mức độ nguy hại của nó đối với nhà trường hiện nay.
Năng lực giáo dục và quản lý người học trong hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên.
Ý thức trách nhiệm của nhà trường, cán bộ, giảng viên, nhân viên đối với người học. Mức độ quan tâm của cán bộ, giảng viên đối với sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên.
Năng lực quản lý sinh viên của nhà trường, ban quản lý ký túc xá, Phòng Công tác sinh viên, giúp sinh viên học tập có kỷ cương, kỷ luật, ngăn cặn và phòng ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
Tính tích cực và thái độ học tập, rèn luyện của sinh viên trong nhà trường, đặc biệt là năng lực tự học, động cơ học tập của sinh viên. Chính điều này sẽ giúp sinh viên tập trung thời gian, trí tuệ, công sức phục vụ hoạt động học tập, rèn luyện để phát triển nghề nghiệp.
1.4.4.2. Các yếu tố khách quan
Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học và sinh viên. Do điều
kiện cơ sở vật chất của các nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn cho tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống các loại tệ nạn xã hội, cái này cũng là vấn đề mà ban giám hiệu nhà trường cũng phải suy nghĩ để xây dựng và đưa ra đề án hợp lý phục vụ cho công tác tuyên truyền vận động sao cho hợp lý và có hiệu quả.
Nhận thức, năng lực giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội của một số cán bộ chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể ở địa phương về tệ nạn xã hội , giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội trong tường học còn hạn chế. Do đó các hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường với các lượng xã hội triển khai thực hiện chưa được hiệu quả, đôi khi còn hình thức.
Công tác xã hội hóa giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên chưa được đẩy mạnh dẫn tới có nhiều nguy cơ sinh viên bị các tệ nạn xã hội lôi kéo.
Chính vì các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong quá trình triển khai các biện pháp hoạt động công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên nhà trường.
Kết luận chương 1
Tệ nạn xã hội luôn luôn là vấn đề nổi cộm nhất trong xã hội hiện nay và có nhiều nguy cơ xâm nhập vào trường học nói chung và trong trường đại học nói riêng, vì vậy sự cần thiết phải giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên. Hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở trường đại học có nội dung chương trình, hình thức tổ chức giáo dục và các lực lượng tham gia trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên cần phải có sự phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục, đặc biệt trong việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong việc giáo dục sinh viên phòng chống tệ nạn xã hội là một bộ phận quan trọng trong phòng ngừa tệ nạn xã hội.
Hoạt động phối hợp giữa giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong việc giáo dục sinh viên phòng chống tệ nạn xã hội nhằm thống nhất mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, tạo môi trường giáo dục khép kín và huy động mọi nguồn lực để giáo dục sinh viên.
CHƯƠNG 2