Chân dung một số sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội đã tiến bộ do thực hiện biện pháp phối hợp giáo dục của nhà trường của nhà trường với các lực lƣợng xã hội để giáo dục

Một phần của tài liệu Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học tài nguyên và môi trường (Trang 95 - 105)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHONG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

3.4. Chân dung một số sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội đã tiến bộ do thực hiện biện pháp phối hợp giáo dục của nhà trường của nhà trường với các lực lƣợng xã hội để giáo dục

- Sinh viên Lê Quang Hải: Lớp ĐH3TĐ1. Sinh ra trong gia đình nhà nông tại Thái Bình, Thi đỗ vào trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường năm 2014. Do đua đòi theo bạn bè xấu, bỏ bê học hành, trốn học nhiều lần, rượu chè bê tha. Ba đã dần sa vào con đường tệ nạn xã hội một cách nhanh chóng. Được sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô và nhà trường, Ba đã dần hối lỗi và trở về con đường học tập của mình và trở thành một học sinh có đạo đức tốt.

- Sinh viên Vũ Ngọc Bích: ĐH3KTTV, Quê Tuyên Quang bố làm nghề lái xe. Thi đỗ vào trường ĐHTNMT Hà Nội Năm 2016. Quá trình học tập chưa chịu cố gắng, đã kết giao với một số bạn bè xấu bỏ học la cà quán xá, nợ nần nhiều, lô đề, cờ bạc đã bõ học 20 ngày. Được sự động viên của nhà trường cùng các bạn sinh viên, Bích đã biết ăn năn hối hận đã quay trở lại trường tiếp tục con đường học sự nghiệp học tập của mình.

Sinh viên Nguyễn Văn Vũ: ĐH3TĐ, Huyện Vũ Quang - Hà tĩnh. Thi đỗ vào trường ĐHTNMT Hà Nội Năm 2015. Sau một năm học tập tại trường, Công đã kết giao với một số bạn bè xấu ở bên ngoài. Ngày 10/012/2016, Vũ đã tổ chức đánh bạc ăn tiền tại trong KTX của nhà trường, bị bảo vệ của trường bắt được. Với hình thức kỷ luật khiển trách trước toàn trường, Vũ đã dần nhận ra lỗi lầm của mình, được bạn bè cùng mọi người giúp đỡ, Vũ đã trở lại con đường học tập và tu dưỡng trở thành một sinh viên gương mẫu.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở khung lý thuyết và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả luận văn đã đề xuất được 6 biện pháp phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên đó là các biện pháp sau:

Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để xây dựng chiến lược và nội dung truyền thông trong trường học theo hướng phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.

Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học Tài Nguyên & Môi trường.

Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để phát hiện sớm những sinh viên có biểu hiện lệch chuẩn và có nguy cơ sa đà vào tệ nạn xã hội để phòng chống.

Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình diễn biến trong sinh viên

Phát huy vai trò tự quản của sinh viên trong tự phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

Các biện pháp đề xuất được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi có thể đưa vào sử dụng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đưa ra kết luận như sau:

1.1. Sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội khác là vấn đề bức thiết nhất trong tình hình hiện nay, để phối hợp với các lực lượng xã hội được tốt, một trong những vấn đề mà nhà trường phải chú ý là vấn đề tệ nạn xã hội xuất hiện trong nhà trường, vấn đề này đòi hỏi phải kiên trì, kết hợp với nhiều biện pháp một cách hài hòa để đạt được hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp mà nhà trường phải thực hiện để đảm bảo chất lượng giáo dục.

1.2. Hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học gồm nhiều nội dung phong phú và đa dạng về hình thức tổ chức thực hiện và các lực lượng tham gia.

1.3. Hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hôi cho sinh viên cần phải được xác định rõ về nội dung, hình thức phối hợp và các lực lượng tham gia, yếu tố ảnh hưởng.

1.4. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng ngừa là các biện pháp ưu tiên nhằm làm cho mọi người hiểu biết và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề phòng chống các tệ nạn xã hội. Vận động và thuyết phục mọi người cùng tham gia vào công cuộc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội ra khỏi nhà trường, ra khỏi đời sống cộng đồng xã hội. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bước đầu đã thực hiện được các nội dung, hình thức giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên, tuy nhiên chưa mang tính đồng bộ, thường xuyên. Hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên đã được triển khai, tuy nhiên chưa đồng bộ, chưa thường xuyên.

Dựa trên cơ sở khung lý thuyết và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả luận văn đã đề xuất được 6 biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học Tài nguyên và Môi trường hà Nội, đó là các biện pháp sau:

- Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để xây dựng chiến lược và nội dung truyền thông trong trường học theo hướng phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.

- Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

- Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

- Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để phát hiện sớm những sinh viên có biểu hiện lệch chuẩn và có nguy cơ sa đà vào tệ nạn xã hội để phòng ngừa.

- Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình diễn biến trong sinh viên

- Phát huy vai trò tự quản của sinh viên trong tự phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

Để đảm bảo sự thành công của các biện pháp, trước hết đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp các ngành, các cán bộ nhà trường, các lực lượng xã hội tham gia, các thành viên trong nhà trường nói chung, cần đầu tư thời gian, công sức, có thái độ kiên trì không chủ quan để thực hiện tốt công tác giáo dục sinh viên trong việc phòng chống ngăn ngừa các tệ nạn xã hội.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với BGH trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - BGH nhà trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà trường có môi trường lành mạnh, sạch, đẹp và không có tệ nạn ma tuý, tệ nạn xã hội. Là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.

- Các lực lượng tham gia phải thực sự chăm lo công tác giáo dục ngăn chặn các tệ nạn xã hội, vận dụng các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

- Cần đưa nội dung giáo dục phòng chống TNXH vào chương trình giảng dạy dưới hình thức lồng ghép vào các môn học có liên quan. Có kinh phí, cơ sở vật chất phù hợp cho các lực lượng giáo dục trong công tác đấu tranh phòng chống TNXH và tệ nạn ma túy.

- Xử lý nghiêm khắc những SV vi phạm TNXH và tệ nạn ma túy theo đúng quy chế HSSV và các văn bản hướng dẫn của BGD & ĐT, kiểm tra giám sát thường xuyên các hoạt động. Giữ được nề nếp kỷ cương trong nhà trường sẽ là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa TNXH.

2.2. Đối với lực lƣợng xã hội

- Thực hiện đầy đủ chương tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trong phòng chống các tệ nạn nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc; phân định rõ mê tín dị đoan với các hoạt động tôn giáo, tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân; giáo dục lối sống lành mạnh, đấu tranh chống lối sống buông thả, lối sống trụy lạc, sống gấp.

- Xác định rõ hậu quả tác hại từng loại tệ nạn xã hội, nguyên nhân và con đường lây lan; phối hợp với nhà trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; phối kết hợp với lực lượng Công an cơ sở và gia đình quản lý chặt chẽ sinh viên ngoại trú để chủ động phát hiện các hành vi hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc, đồng bóng bói toán…có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Nắm chắc tình hình sinh viên có hành vi hoạt động các tệ nạn xã hội, cung cấp cho lực lượng, cơ quan Công an những tụ điểm, tổ chức, đường dây hoạt động tệ nạn xã hội, phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. Phối hợp cùng chính quyền địa phương, làm trong sạch địa bàn trong trường và khu vực xung quanh.

- Giúp cho sinh viên hiểu rõ các âm mưu của các thế lực phản động trong việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá cách mạng Việt Nam. Phát hiện các trường hợp rủ rê lôi kéo sinh viên tham gia vào các tà đạo, các hoạt động tệ nạn xã hội.

2.3. Với Đoàn viên thanh niên

- Tiếp tục củng cố lực lượng Đoàn thanh niên vững mạnh, đặt việc phòng chống tệ nạn xã hội thành nhiệm vụ chính trị của Đoàn viên, sinh viên.

Tuyên truyền giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên, duy trì hoạt động các câu lạc bộ tìm hiểu về tệ nạn xã hội.

2.4. Đối với sinh viên

- Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đường dẫn đến tội phạm;

không tham gia các tệ nạn xã hội dưới bất kỳ hình thức nào; không bị lôi kéo cám dỗ bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên đạo đức, pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân.

- Có trách nhiệm phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội, các con đường dẫn đến tệ nạn, đường dây hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc…báo cáo kịp thời cho Học viện hoặc lực lượng Công an cơ sở.

- Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc hậu khác. Bằng kiến thức đã được học phân biệt được các trường hợp tự do tín ngưỡng, các trường hợp tham quan di tích văn hoá với việc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan. Cảnh giác trước các hành vi của các đối tượng

"buôn thần bán thánh" và âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các

thế lực phản động; phát hiện các hình thức biểu hiện mới của tệ nạn mê tín, của các loại tà đạo nảy sinh trong lớp, trong trường báo cáo với nhà trường, chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Chủ động phát hiện các trường hợp sinh viên trong lớp có những dấu hiệu khác thường, những hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở trong học tập, trong tình yêu để có biện pháp động viên, giúp đỡ không để họ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội, tin vào cầu cúng, bói toán; đam mê, khoái cảm…gặp gỡ, động viên những sinh viên lầm lỗi, cảm hoá, giáo dục họ tiến bộ trở thành người có ích.

Ký cam kết không tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các tổ tự quản, thanh niên xung kích tuần tra kiểm soát bảo vệ ký túc xá, bảo vệ nhà trường.

Tóm lại: Đứng trước thảm họa của các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy và mại dâm hiện nay đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, cho cả loài người. Đặc biệt ngày càng xâm nhập vào tầng lớp thanh thiếu niên một cách mạnh mẽ. Cá nhân chúng ta - đặc biệt là các đồng chí thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong việc giáo dục phòng chống TNXH cho sinh viên, cần phải nỗ lực hết sức mình trên mặt trận đấu tranh gay go và đầy thử thách của toàn dân nhằm ngăn chặn, hạn chế loại bỏ dần các tệ nạn xã hội trong học đường và toàn xã hội .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Hình sự, 1999; Luật về An ninh quốc gia, 2004; Luật Công an nhân dân, 2005; Bộ Luật tố tụng hình sự, 2003; Luật phòng chống ma tuý, 2003; Luật phòng chống mại dâm, 2003; Luật Thanh niên, 2001.

2. Giáo trình Những vấn đề cơ bản trong phòng, chống tội phạm về ma tuý, Học viện CSND, 2005.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), HIV/AIDS và giáo dục, UNAIDS - Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Nội dung cơ bản về phòng chống ma túy, Ban chỉ đạo giáo dục phòng chống AIDS, ma túy - Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Sổ tay công tác giáo dục phòng chống nhiễm HIV/AIDS, Ban chỉ đạo giáo dục phòng chống AIDS, ma túy - NXB Giáo dục - Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tin công tác HSSV, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tạp chí Giáo dục năm 20015 - 2006.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban chỉ đạo giáo dục phòng chống AIDS, ma túy – TNXH (2002), Vì tương lai cuộc sống, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn mại dâm cho HSSV các trường Đại học, CĐ và THCN, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công tác học sinh – sinh viên năm học 2005- 2006 11. Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê - Unicef – WHO (2005), Điều tra Quốc gia

Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, Hà Nội.

12. Phạm Khắc Chương - Trần Đình Liễn (2004), Gia đình và những tình huống giáo dục, NXB Thanh niên.

13. Giáo trình Tổ chức phòng, chống nghiện ma tuý, Học viện CSND, 2002.

14. Các loại ma tuý thường gặp, NXB CAND, 2001.

Giáo trình Quản lí nhà nước về ANTT, 2007, Học viện CSND.

15. Những vấn đề cơ bản trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Học viện CSND, năm 2006.

16. Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận.

17. Giáo trình tội phạm học - Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 1995.

18. Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại - GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cùng tập thể tác giả - NXB CAND, 2003.

19. Nghị quyết 05; 06 của chính phủ về đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm và tệ nạn ma tuý, 1993.

20. Nghị quyết 87/CP năm 1995 về đấu tranh phòng chống một số loại tệ nạn xã hội nguy hiểm.

21. Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về Tăng cường công tác đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định 138 của Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

22. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Văn hóa xã hội, NXB Lý luận chính trị - Hà Nội.

23. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm xã hội học (1998), Sổ tay phòng chống AIDS - Hà Nội.

24. Trần Kiểm – Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường ( giáo trình cao học chuyên ngành QLGD), Hà Nội.

25. Bùi Văn Quân (2007), Quản lý giáo dục – NXB Giáo dục – Hà Nội.

26. Trung tâm Từ điển học (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

27. Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Thạc - Mạc Văn Trang (1997), Giá trị định hướng nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX 07 - Hà Nội.

28. Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống ma tuý, mại dâm - Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

Một phần của tài liệu Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học tài nguyên và môi trường (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)