CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
2.4. Thực trạng giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2.4.1. Thực trạng nội dung giáo dục đã triển khai
Để đánh giá về thực trạng nội dung giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, chúng tôi sử dụng câu hỏi phần phụ lục khảo sát 80 cán bộ quản lý và giảng viên của trường và thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.1. Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Nội dung giáo dục
Mức độ thực hiện TX Chƣa
TX
Chƣa TH 1. Giáo dục về nhận diện các tệ nạn xã hội 25/80
31,25%
55/80
68,75% 0,0%
2. Giáo dục pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội 80/80
100% 0,0% 0,0%
3. Giáo dục ý thức cá nhân về phòng chống tệ nạn xã hội
39/80 48,75%
41/80
51,25% 0,0%
4. Giáo dục kỹ năng hành vi phòng chống tệ nạn
xã hội 0,0% 80/80
100% 0,0%
5. Giáo dục động cơ và ý thức học tập tốt phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội
80/80
100% 0,0% 0,0%
6. Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế để tăng cường nhận thức, rèn luyện kỹ năng hành vi phòng chống tệ nạn xã hội.
0,0% 80/80
100% 0,0%
7. Các nội dung khác
Từ kết quả trên cho thấy, một số nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã được cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường quan tâm như:
Giáo dục pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội: Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên nhà trường, chúng tôi được biết nhà trường tổ chức cho sinh viên học môn Giáo dục pháp luật trong đó có lồng ghép nội dung phòng chống tệ nạn xã hội. Hằng năm, trong tổ chức tuần sinh hoạt công dân, nhà trường đã dành quỹ thời gian để triển khai nội dung giáo dục pháp luật.
Giáo dục động cơ và ý thức học tập tốt phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội. Đây là nội dung giáo dục có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường, vì vậy 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều quan tâm thực hiện thường xuyên bởi khi sinh viên có động cơ học tập tốt, các em sẽ hạn chế sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Bên cạnh những nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện thường xuyên thì vẫn còn một số nội dung chưa được tiến hành thực hiện thường xuyên cho sinh viên đó là các nội dung sau đây:
Giáo dục kỹ năng hành vi phòng chống tệ nạn xã hội có 100% ý kiến đánh giá chưa thực hiện thường xuyên.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế để tăng cường nhận thức, rèn luyện kỹ năng hành vi phòng chống tệ nạn xã hội, có 100% ý kiến đánh giá chưa thực hiện thường xuyên.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế để tăng cường nhận thức, rèn luyện kỹ năng hành vi phòng chống tệ nạn xã hội, có 100% ý kiến đánh giá chưa thực hiện thường xuyên.
Giáo dục về nhận diện các tệ nạn xã hội có 68,75% ý kiến đánh giá chưa thực hiện thường xuyên.
Giáo dục ý thức cá nhân về phòng chống tệ nạn xã hội có 51,52% ý kiến đánh giá chưa thực hiện thường xuyên.
Nhận xét chung: Nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa đồng bộ, còn nhiều nội dung chưa thực hiện thường xuyên.
2.4.2. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bảng 2.2. Thực trạng hình thức giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Hình thức giáo dục
Mức độ thực hiện TX Chƣa
TX
Chƣa TH 1. Phổ biến tuyên truyền tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn
0,0 80/80 100% 0,0 2. Dạy học và giáo dục pháp luật 80/80
100% 0,0 0,0 3. Tổ chức hội thi với chủ đề về giáo dục phòng
chống tệ nạn xã hội. 0,0 80/80
100% 0,0 4. Tổ chức câu lạc bộ về giáo dục phòng chống tệ
nạn xã hội. 0,0 80/80
100% 0,0 5. Triển lãm tranh, áp phích về giáo dục phòng chống
tệ nạn xã hội. 0,0 80/80
100% 0,0 6. Mời công an trên địa bàn nói chuyện về tình hình
tệ nạn xã hội trên địa bàn
80/80
100% 0,0 0,0 7. Tổ chức hoạt động tình nguyện trợ giúp người mắc
tệ nạn xã hội đã hoàn lương trên địa bàn 0,0 80/80 100% 0,0 8. Các hình thức khác
0,0 80/80 100% 0,0 Từ kết quả thống kê nêu trên cho thấy các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường chưa được tiến hành đồng bộ, có một số hình thức sau đây được tiến hành thường xuyên đó là:
- Dạy học và giáo dục pháp luật
- Mời công an trên địa bàn nói chuyện về tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn
Các hình thức chưa được thực hiện thường xuyên đó là các hình thức sau đây:
- Phổ biến tuyên truyền tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn
- Tổ chức hội thi với chủ đề về giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội - Tổ chức câu lạc bộ về giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội
- Triển lãm tranh, áp phích về giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội - Nguyên nhân dẫn tới một số hình thức chưa thực hiện thường xuyên là do chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục giữa nhà trường với các lực lượng xã hội, mặt khác nguyên nhân từ phía nhà trường chưa chủ động mời các lực lượng trên để tham gia tổ chức các hình thức giáo dục cho sinh viên.
2.4.3. Thực trạng các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Sử dụng câu hỏi khảo sát ở phần phụ lục để tìm hiểu về các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chúng tôi thu được kết quả ghi ở bảng 2.3
Bảng 2.3. Thực trạng các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội
Các lực lƣợng tham gia phối hợp Mức độ thực hiện TX Chƣa TX Chƣa TH 1. Chính quyền địa phương để nắm tình hình tệ nạn xã hội
trên địa bàn
80/80
100% 0,0 0,0
2. Đoàn thanh niên trên địa bàn 80/80
100% 0,0 0,0
3. Công an phụ trách, quản lý địa bàn 80/80
100% 0,0 0,0
4. Hội Cựu chiến binh 0,0 80/80
100% 0,0
5. Các trường đại học cùng đóng trên đia bàn 0,0 80/80
100% 0,0
6. Hội phụ nữ 0,0 80/80
100% 0,0
7. Các tổ chức đoàn thể khác 0,0 80/80
100% 0,0
Từ kết quả khảo sát nêu trên cho thấy các lực lượng phối hợp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội được nhà trường xử dụng thường xuyên đó là các hình thức sau đây:
- Chính quyền địa phương để nắm tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn - Đoàn thanh niên trên địa bàn
- Công an phụ trách, quản lý địa bàn
Các lực lượng chưa được phối hợp thường xuyên đó là các lực lượng sau đây:
- Hội Cựu chiến binh
- Các trường đại học cùng đóng trên địa bàn - Hội phụ nữ
- Các tổ chức đoàn thể khác
Nhìn chung việc phối hợp với các lực lượng xã hội trên địa bàn để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chưa được đồng bộ, chưa toàn diện. Vì vậy Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cần có kế hoạch chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.