CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHONG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Dựa trên chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước
TNXH đã và đang gây nhiều tác hại to lớn về kinh tế – xã hội của đất nước, làm băng hoại và phá vỡ các giá trị văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây mất an ninh trật tự xã hội. TNXH đã thực sự trở thành nỗi lo lắng, vấn đề của toàn cầu.
Những năm gần đây, với chính sách mở cửa và chuyển đổi vận hành nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội . Tuy nhiên, kéo theo sự phát triển kinh tế thì cũng nảy sinh và phát triển nhanh chóng các tệ nạn xã hội, đặc biệt nghiêm trọng là tệ nạn ma túy và mại dâm.
Trước tình hình đó, ngày 21/01/1993, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 05/CP về ngăn chặn và phòng chống tệ nạn mại dâm. Nghị định 06 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Ngày 01/03/1994 Ban Bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống các tệ nạn xã hội . Ngày 30/06/1995 Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ra chỉ thị tăng cường công tác phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong ngành giáo dục - Đào tạo. Nghị định 87/CP về tăng cường quản lý công tác văn hóa và phòng chống các TNXH của chính phủ để phát động cuộc đấu tranh của toàn dân, toàn xã hội với các
tệ nạn xã hội nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ các tệ nạn xã hội trong đời sống xã hội nước ta.
3.1.2. Đảm bảo tính pháp chế
Nhà trường phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lí thích đáng những tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ chức lôi kéo người khác đi vào con đường hoạt động tệ nạn xã hội. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại đến đời sống nhân dân và trật tự xã hội. Giáo dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã hội làm cho họ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, như: tội hành nghề mê tín dị đoan; tội chứa mại dâm;
tội môi giới mại dâm; tội mua dâm người chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội phạm về ma tuý.
Có hình thức xử lý nghiêm minh những sinh viên vi phạm kỷ luật đặc biệt là những sinh viên tham gia vào các tệ nạn xã hội có tổ chức, phối hợp giáo dục cảm hóa sinh viêm đưa các em trở về môi trường giáo dục lành mạnh.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành tài nguyên và môi trường cuả đất nước, là một trường đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư cho ngành tài nguyên môi trường. Trong suốt thời gian học tập tại trường, sinh viên phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động đó sẽ giúp sinh viên thành công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước sau này, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập trong khu vực quốc tế lại càng đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo nói chung, trường Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói riêng, đảm bảo đào tạo được đội ngũ cán bộ tương lai vừa có trình độ chuyên môn năng, lực đạo đức tốt nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự đổi mới nền kinh tế chúng ta phải chịu sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, sự chống phá của các thế lực thù địch đòi hỏi Đảng nhà nước phải có chính sách phù hợp với tình hình của đất nước, những năm vừa qua chính sự ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của đất nước, đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có trách nhiệm nặng nề đó là đào tạo kỹ sư ngành tài nguyên môi trường có đủ những phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
3.1.4. Đảm bảo tính đối tượng, tính hệ thống, tính đồng bộ
Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường với các lực lượng xã hội cho sinh viên đề phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường cần có biện pháp cụ thể, chúng ta phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân điều kiện phát sinh để đưa ra biện pháp phù hợp, đúng với đối tượng sinh viên. Đối tượng giáo dục ở đây là các e sinh viên đã đủ 18 tuổi nên việc giáo dục cần phối hợp với các lượng chức năng có cánh thức, biện pháp răn đe và xử lý đảm bảo vừa ngăn chặn và giáo dục cảm hóa được đối tượng vi phạm.
Qua trình thực hiện sự phối hợp cần hải có kế hoạch cụ thể và có tính hệ thống từ các cấp bộ, ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Kế hoạch này phải thống nhất từ ban giám hiệu nhà trường đến các phòng ban, khoa, bộ môn đặc biệt là Đoàn thanh niên, phòng công tác học sinh sinh viên và giảng viên chủ
nhiệm lớp, phụ trách lớp có sự phối hợp trực tiếp với các lực lượng xã hội bên trong và ngoài nhà trường Để tạo thành một hệ thống đồng nhất từ quan điểm đến cách thức tổ chức thực hiện. Lựa chọn ra biện pháp đồng bộ để giáo dục cho các em sinh viên biết và hiểu được tác hại của tệ nạn xã hội đối với sức khỏe đồi sống vật chất, tinh thần và nhân cách của các em theo định hướng con đường đi lên con đường chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhà Nước.