CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHONG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
3.2. Một số biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên
3.2.2. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ BGH, Đoàn thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng xã hội sẽ tạo nên sự thống nhất trong quá trình triển khai các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội trong nhà trường và đạt được về chất lượng và hiệu quả cao.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của việc ngăn chặn nhằm hạn chế các TNXH.
- Xây dựng tổ chức đoàn thanh niên cộng sản HCM và Hội sinh viên vững mạnh
- Thông qua tiết học chính khóa, bằng phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh các tệ nạn xã hội vào một số môn học có liên quan
- Thành lập các câu lạc bộ nhằm tổ chức các hội thi tìm hiểu về các tệ nạn xã hội cho sinh viên
- Xây dựng các hòm thư bí mật nhằm phát hiện và xóa bỏ các nhóm sinh viên có biểu hiện tham gia vào các tệ nạn xã hội
- Phối hợp với các lực lượng xã hội xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở nhà trường, địa phương nhằm phòng chống các tệ nạn xã hội
- Tổ chức giáo dục giới tính
- Thường xuyên tổ chức câu lạc bộ toạ đàm giữa nhà trường - Đoàn thanh niên - Các lực lượng xã hội - Phụ huynh học sinh
- Nếu ban lãnh đạo nhà trường coi trọng công tác phòng chống tệ nạn xã hội là biện pháp hoạt động thiết thực thì tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý, mại dâm không có điều kiện xâm nhập.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức và chỉ đạo thực hiện các biện pháp.
- Tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch.
- Thống nhất quan điểm chỉ đạo, đánh giá kết quả hoạt động.
- Tổ chức các buổi tổng kết thực hiện các biện pháp có hiệu quả.
- Tăng cường các buổi trao đổi, hội thảo về công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường phải nắm vững nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.
Nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục sinh viên. Các lực lượng xã hội phải nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.
3.2.3. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học Tài Nguyên & Môi trường
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm thu hút sinh viên tự giác, tích cực tham gia vào các loại hình hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi về phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng chống tệ nạn xã hội với các chương trình hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường cũng như các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng chống từ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở. Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thì Chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội thành hiện thực. Là nơi thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Do đó cần xác định đúng vai trò của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Nhà trường và giảng viên cần chủ động đa dạng hóa các hình thức hoạt động để thu hút các lực lượng xã hội tham gia giáo dục sinh viên phòng chống tệ nạn xã hội như các hình thức sau đây:
- Mời cán bộ chính quyền, Công an đến nói chuyên và giáo dục pháp luật cho sinh viên.
- Mời cán bộ Đoàn của địa phương, Cán bộ Cựu chiến binh của địa phương đến nói chuyện chuyên đề cho sinh viên.
- Tổ chức giao lưu giữa đoàn trường với đoàn cơ sở trên địa bàn theo chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về tệ nạn xã hội và kỹ năng phòng tránh tệ nạn xã hội giữa sinh viên nhà trường với các trường bạn trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện các hoạt động tình nguyện cho sinh viên trên địa bàn Hà nội và địa bàn lân cận ….
Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo dục, cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội. Phối kết hợp để phát hiện các hiện tượng, đối tượng mắc tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp, những đối tượng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nhà trường và giảng viên phải nắm vững về các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.
- Phòng công tác sinh viên và Đoàn thanh niên phải chủ động trong việc thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động và thu hút các lực lượng tham gia.
Nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.