CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
2.3. Thực trạng tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguy cơ xâm nhập vào các trường đại học
2.3.1. Thực trạng tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Nội
Hiện nay tình hình hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn TP Hà Nội vẫn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Trên các tuyến trọng điểm về ma túy như tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, tuyến Miền Trung qua các cửa khẩu biên giới Việt - Lào, Việt - Trung, hoạt động tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn về qua địa bàn Hà Nội và đi các tỉnh khác tiêu thụ diễn biến phức tạp. Tội phạm ma túy trên tuyến bưu điện, qua chuyển phát nhanh có chiều hướng diễn biến phức tạp. Tội phạm mua bán, vận chuyển và tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp tiếp tục gia tăng. Trong quý I/2016, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy của Thành phố Hà Nội đã khám phá, xử lý 437 vụ, 630 đối tượng liên quan đến ma túy tổng hợp chiếm 54,83% tổng số vụ bắt giữ trong quý, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 95 vụ, 145 đối tượng.
Công an Thành phố đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành chính quyền địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma túy nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về hiểm họa, tác hại của tệ nạn ma túy để người dân tự phòng ngừa. Đồng thời, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng, chống tội phạm góp phần ngăn chặn, kiềm chế, tiến tới làm giảm tội phạm ma túy và giảm người nghiện ma túy. Nhờ đó, trên các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn ma túy, hoạt động mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy cơ bản đã được kiềm chế.
Theo sở lạo động – Thương binh xã hội và Công an TP Hà Nội hiện nay về người nghiện ma túy ở Hà Nội hiện có 14.236 người nghiện. Trong đó, số người có mặt tại cộng đồng là 7.452; vắng mặt là 1.356; ở các cơ sở cai nghiện là 3.233; ở trường trại là 2.195. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 1.420
người nghiện và so với cuối năm 2015 giảm 180 người nghiện. Theo kết quả theo dõi di biến động người nghiện, tốc độ tăng người nghiện mới đã được kiềm chế, số người mắc nghiện heroin phát hiện ít. Tuy nhiên, số người nghiện ma túy tổng hợp ở cộng đồng vẫn chưa được phát hiện và thống kê.
Hiện, toàn Thành phố, có 8.636 đối tượng tù tha, đặc xá, hoãn thi hành án các tội về ma túy hiện đang ở cộng đồng. 3 tháng đầu năm, toàn Thành phố đã đưa được 50/500 người đi cai nghiện bắt buộc, đạt 10% chỉ tiêu năm.
Cùng với ma túy, mại dâm đang được xem là tệ nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Hiện trên địa bàn Hà Nội có 17 điểm, tụ điểm mại dâm. Trong đó, 7 tụ điểm mại dâm công cộng, 10 tụ điểm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có điều kiện nhạy cảm về an ninh trật tự như: vũ trường, cơ sở kinh doanh Bar rượu có nhạc mạnh, cơ sở kinh doanh karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, quán cắt tóc gội đầu thư giãn, cà phê đèn mờ, cơ sở tắm nóng lạnh… Tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, có cả đội ngũ xe ôm chuyên phục vụ chở tiếp viên cung ứng cho các quán karaoke, nhà nghỉ, vũ trường… diễn ra nhiều nhất ở khu vực đường Láng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyên Hồng, Thái Thịnh, Cát Linh, Giảng Võ, Yên Phụ đặc biệt vào giờ cao điểm từ 17h - 23h.
Những hiện tượng trên đang diễn ra công khai, gây bức xúc. Các tuyến đường trên địa bàn quận, huyện khác cũng tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp về hoạt động mại dâm…
Do đó, thời gian qua, các ngành, đơn vị liên quan đã tích cực vào cuộc, đưa ra nhiều phương án nhằm tăng cường công tác, phòng chống mại dâm.
Trong đó, tập trung vào kiểm tra, triệt phá, xóa các tụ điểm mại dâm cũng như xét xử các trường hợp vi phạm. Cụ thể, các Đội kiểm tra liên ngành 17, quận, huyện, thị xã đã kiểm tra 58 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ, phát hiện 7 lượt cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 12%. Công an các cấp đã phát hiện, đấu tranh, triệt
phá 57/240 vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm, đạt 23,8% kế hoạch năm;
bắt giữ 235 đối tượng, trong đó, xử lý hành chính 8 vụ - 181 đối tượng, xử lý hình sự 49 vụ - 54 đối tượng chứa chấp, môi giới tổ chức hoạt động mại dâm.
So với cùng kỳ năm trước vượt 15,8%. Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 29 vụ - 31 bị cáo, xét xử 15 vụ - 17 bị cáo với tội danh chứa chấp, môi giới mại dâm, trong đó, xét xử lưu động 13 vụ - 13 bị cáo, xét xử điểm 2 vụ - 4 bị cáo.
Tệ nạn cờ bạc cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà thủ đoạn càng ngày càng theo hướng tinh vi hơn, chủ yếu được tổ chức tại khu vực ngoại thành, địa bàn giáp ranh. Rồi hoạt động mại dâm ở địa bàn công cộng tuy không còn phức tạp như trước nhưng đã xuất hiện những hình thức môi giới mại dâm mới như núp dưới hình thức công ty tổ chức sự kiện hay sử dụng internet. Chỉ trong quý III-2013, CA bắt được 64 vụ tổ chức, chứa chấp, môi giới mại dâm và 212 vụ cờ bạc.
Thực tế, đối với nhiều địa phương, việc phòng ngừa, đấu tranh với các loại tệ nạn trên đang còn nhiều lúng túng, chưa chỉ ra được giải pháp có tính chất đột phá, tổng thể. Biện pháp được đưa ra vẫn chỉ là tăng cường kiểm tra, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, nhất là kinh doanh vũ trường, karaoke, quán bar để ngăn chặn hình thành các tụ điểm phức tạp. Song ngay cả biện pháp này cũng cho thấy hiệu quả chưa cao. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính nhiều tụ điểm vui chơi, giải trí vi phạm các quy định về giờ mở cửa, kinh doanh rượu bia... Nhưng bản chất vi phạm về TNXH thì lại khó phát hiện xử lý. Chưa kể, công tác phòng ngừa thông qua quản lý hành chính về TTATXH cũng chưa được quan tâm, thực hiện sâu sát, thậm chí bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng còn nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ mở quá giờ, trở thành nơi chứa chấp tệ nạn. Nhiều tụ điểm bị xử phạt vẫn tiếp tục hoạt động, cho đến khi cơ quan CA thực sự bắt quả tang hoạt động sử
dụng ma túy, mại dâm, cờ bạc. Tại các địa bàn công cộng, khi lực lượng chức năng ra quân, chốt giữ thì tệ nạn lui, sau một thời gian lại tái diễn.
2.3.2. Những biểu hiện của tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa hội nhập với thế giới, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thì trường, các loại văn hóa phẩm không lành mạnh cũng theo con đường đó mà du nhập vào Việt Nam. Học sinh, sinh viên là đang trong đổ tuổi thích tìm hiểu cái mới cái lạ nhưng trình độ nhận thức chưa cao, tư tưởng lập trường chưa vững vàng dễ bị lôi kéo dụ dỗ đễ bị sa đà vào các loại TNXH bên cạnh thiết chế văn hóa trong nhà trường còn thiếu. Cơ sở vật chất, ký túc xá, sân chơi... cho SV còn thiếu trầm trọng. Một thực tế hiện nay, nhu cầu giao lưu của học sinh, SV là cần thiết nhưng cách thức tổ chức văn hóa này lại ít được quan tâm. Từ việc thiếu chỗ cho SV tham gia, sinh hoạt lành mạnh, SV sẽ tìm đến những điểm chơi game, bi-a, lô đề, cờ bạc, nghiện hút…Tình trạng sinh viên lười học, đua đòi, sống thử, đang là những nguy cơ dẫn tới mắc các tệ nạn xã hội.ở các trường đại học trên địa bàn hiện nay. Tội phạm, tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, lô đề….HS-SV vừa là nạn nhân vừa là tội phạm. Ví dụ: Theo thống kê năm 2004 có 600 HS-SV nghiện ma tuý Thống kê từ năm 2005 - 2008: vi phạm hình sự trong HS-SV lên tới 8.000 vụ, trong đó có trên 800 vụ phạm tội liên quan đến ma túy. Theo số liệu thống kê mới đây của các cơ quan chức năng, trên địa bàn cả nước có hơn 146.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tuy nhiên, đáng báo động là cứ 100 người nghiện thì có tới 70 người ở tuổi vị thành niên. Thực tế trên cho thấy, đang có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, HS-SV thiếu kỹ năng sống, xuống cấp về đạo đức, xao nhãng việc học tập, thích thể hiện bản thân một cách thái quá, thiếu kiến thức về pháp luật nên sa đà vào tệ nạn xã hội. Tình trạng học sinh phổ thông đã bỏ học, sống
lang thang, thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra nhiều vụ đánh nhau, gây rối trật tự xã hội, cướp tài sản... có xu hướng gia tăng hiện nay lên tới khoảng 20.000 đối tượng. Phần lớn các em đều có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, năng động, tự tin, có ý thức vươn lên mạnh mẽ, khát khao thể hiện bản thân. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS-SV quá đề cao giá trị vật chất, lối sống hưởng thụ, coi việc sử dụng điện thoại, xe máy đắt tiền là sự khẳng định đẳng cấp, giá trị bản thân. Từ quan niệm đó, dẫn đến một số học sinh đua đòi quá mức kinh tế cho phép, có trường hợp HS-SV chỉ vì cần tiền mua quần áo đẹp hay điện thoại di động mà phạm tội nghiêm trọng hoặc cá biệt có em đã làm việc một số việc vi phạm nhân phẩm của chính bản thân mình để lấy tiền.
Một bộ phận HS-SV có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống như thiếu tôn trọng thầy, cô giáo, coi thường kỷ luật của nhà trường, thường xuyên nói tục, chửi thề. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc SV phạm tội, SV được cho là giới tri thức tương lai, chú trọng kiến thức hơn sẽ dẫn đến nhận thức ấu trĩ của một bộ phận SV. Những năm gần đây, số vụ SV phạm pháp hoặc bị kỷ luật mỗi năm một tăng.