CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
2.4. Thực trạng phối hợp giữa Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên
2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên, các lực lượng xã hội và sinh viên về tệ nạn xã hội xâm nhập vào sinh viên hiện nay
2.4.1.1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên, các lực lượng xã hội về tệ nạn xã hội xâm nhập vào sinh viên hiện nay
Khảo sát trên 80 cán bộ quản lý, giảng viên và 30 cán bộ thuộc các đối tượng là chính quyền địa phương, cán bộ Công an, Hội phụ nữ, Cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Cựu chiến binh vv….chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, các lực lượng xã hội về tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào sinh viên
Các loại TNXH
SL %
Ma túy 37/110 33,63%
Cờ bạc, cá độ 45/110 40,9%
Mại dâm 47/110 42,27%
Mê tín,dị đoan 35/110 31,81%
Rượu chè bê tha 65/110 59,09%
Gây gổ sát phạt 33/110 30,0%
Bỏ học, la cà quán xá 35/110 31,81%
Trấn lột, cướp bóc 33/110 30,0%
Cộng:
Theo đánh giá của giảng viên, cán bộ và các lực lượng xã hội trên địa bàn cho thấy các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào sinh viên nhiều nhất đó là:
- Rượu chè bê tha - Cờ bạc, cá độ - Mại dâm
Đây là các loại tệ nạn sinh viên dễ bị sa ngã nhất hiện nay bởi nó được trá hình bằng rất nhiều hình thức khác nhau để mua chuộc hoặc đưa sinh viên vào cạm bẫy: Bóng đá, tiếp rượu thuê, tiếp viên thuê vv… Chính vì sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường vì sự cám dỗ của tệ nạn xã hội rất lớn khi con người không làm chủ được bản thân mình. Tệ nạn mại dâm đang bắt đầu xâm nhập vào học đường, mà chủ yếu là trong nữ sinh viên. Nguyên nhân là do sự hiểu biết của các em còn hạn chế, giáo dục chưa đi sát với
thực tế dẫn đến các em không làm chủ được bản thân trước các tệ nạn này.
Đây là những vấn đề rất nhạy cảm đối với lứa tuổi sinh viên, liên quan tới cảm xúc và giới tính nên vô cùng phức tạp thường không thống nhất giữa nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Trước đây, theo quan niệm của tư tưởng phong kiến hà khắc “nam nữ thụ thụ bất thân”, còn với quan niệm hiện đại ngày nay thì nam nữ được tự do thoải mái tìm hiểu, lựa chọn cho mình người yêu, người bạn đời lý tưởng. Cùng với sự ảnh hưởng của lối sống phương tây, phim ảnh sex… lan tràn trên mạng, thậm chí có những sinh viên đã tự truy cập sang băng đĩa hình để truyền tay nhau sử dụng. Vì vậy sự thiếu hiểu biết về tình dục an toàn, quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai ngoài ý muốn là tất yếu. Chúng ta đều biết, mại dâm là loại hình hoạt động tình dục mang tính bừa bãi và là nguyên nhân của mọi căn bệnh, đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS vô phương cứu chữa. Bên cạnh đó đường dây cá độ quan mạng đang có nguy cơ xâm nhập trong giới sinh viên dẫn tới vay lãi để cá độ.
Để tìm hiểu thêm về đánh giá của cán bộ, giảng viên về mức độ nghiêm trọng của tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay, chúng tôi đưa ra các mức độ đánh giá khác nhau và thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về mức độ tệ nạn xã hội trong sinh viên nhà trường hiện nay
Mức độ nghiêm trọng
SL %
Nghiêm trọng 0 0,0
Có nhưng chưa nghiêm trọng 56/80 70%
Có nhưng không ảnh hưởng 12/80 15,0%
Không có 0,0 0,0
Qua ý kiến của 80 cán bộ, giảng viên nhà trường và các lực lượng xã hội được hỏi thì có tới 56 ý kiến cho là tệ nạn xã hội hiện nay trong sinh viên là “có nhưng chưa nghiêm trọng”, chiếm 70%. Sự đánh giá này một lần nữa khẳng định sinh viên nhận thức đúng đắn về TNXH trong sinh viên và các số liệu thu được khi điều tra sinh viên là hoàn toàn khách quan. Có 12% ý kiến cán bộ, giảng viên cho rằng có nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường.
Như vậy ta thấy tệ nạn xã hội theo sự đánh gia của cán bộ là có nhưng chưa thực sự nghiêm trọng, chính vì thế tệ nạn xã hội sẽ làm vấy bẩn lên tâm hồn của thế hệ sinh viên làm cho các em không tin tưởng vào cuộc sống, ảnh hưởng tới học tập, sức khỏe và thậm chí còn làm liên lụy tới các thành viên trong gia đình.
2.4.1.2. Đánh giá của sinh viên về các tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay Những tệ nạn xã hội ở địa bàn thành phố Hà Nội đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thực trạng tệ nạn xã hội ở Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội. Vậy các loại tệ nạn xã hội phổ biến nhất trong thanh niên - sinh viên hiện nay của nhà trường là gì? Chúng tôi tiến hành điều tra trên sinh viên, và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6. Đánh giá về các loại tệ nạn xã hội phổ biến nhất trong sinh viên hiện nay
Các loại TNXH Nam Nữ Chung
SL % SL % SL %
Ma túy 0 0 0 0 0 0
Cờ bạc 70 28 40 26,6 110 27,5
Mại dâm 15 6 5 3,4 20 5
Mê tín,dị đoan 10 4 15 10 25 6,2
Rượu chè bê tha 44 17,6 20 13,3 64 16
Gây gổ sát phạt 30 12 10 6,7 40 10
Bỏ học, la cà quán xá 80 32 60 40 140 35,1
Trấn lột, cướp bóc 1 0,4 0 0 1 0,2
Cộng: 250 100 150 100 400 100
Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi thấy có 140 ý kiến chiếm 35,1%
cho rằng tệ nạn xã hội mà chủ yếu trong sinh viên hiện nay là “Bỏ học, la cà quán xá”, thứ hai là “cờ bạc” là 110 ý kiến chiếm 27,5%. Thứ 3 đến “rượu chè bê tha” 64 ý kiến chiếm 16%. Như vậy sinh viên đã đánh giá được mức độ phổ biến của từng loại tệ nạn trong hàng loạt các loại tệ nạn xã hội hiện có, tuy nhiên mức độ phổ biến của từng loại là có khác nhau. Cách đánh giá này cũng thể hiện sự thống nhất giữa nam và nữ sinh viên.
Sinh viên Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đánh giá
“Bỏ học, la cà quán xá” là tệ nạn phổ biến nhất. Quanh trường học và khu Ký túc xá của trường lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp của các quán lớn, quán nhỏ.
Sự phối hợp quản lý giờ giấc học tập, sinh hoạt trong và ngoài ký túc xá của sinh viên không được quy định rõ ràng, chưa có một biện pháp nào xử lý nào đối với các trường hợp la cà quán xá ngoài giờ quy định. Vì vậy sinh viên thoải mái mặc sức la cà vui chơi sa đà, chính vì thế tạo nên những thói hư tật xấu trong sinh viên. Từ sự phối hợp quản lý giờ giấc học tập của sinh viên bị buông lỏng, ý thức tự giác của sinh viên còn thấp dẫn đến phát sinh nhiều tệ nạn xã hội khác ảnh hưởng tới cá nhân và tập thể. Nếu sinh viên không được giáo dục tốt và có ý thức trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, các em rất dễ xa vào con đường tệ nạn xã hội một cách nhanh chóng.
Vậy địa bàn thường diễn ra các tệ nạn xã hội này là ở đâu?. Chúng tôi đặt ra câu hỏi đối với sinh viên; “Theo anh (chị), những hiện tượng tệ nạn này thường diễn ra ở đâu?”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7. Địa điểm mà các tệ nạn xã hội thường diễn ra
Các địa điểm Nam Nữ Chung
SL % SL % SL %
Lớp học 0 0 0 0 0 0
Trong ký túc xá 70 28 50 33,3 120 30 Quán xá quanh trường 100 40 70 46.7 170 42,5
Nơi khác 80 32 30 20 110 27.5
Kết quả điều tra trên cho ta thấy; môi trường diễn ra các tệ nạn xã hội rất đa dạng. Theo sự đánh giá của sinh viên thì các tệ nạn xã hội thường diễn ra trong các “quán xá quanh trường” là nhiều nhất, 170 ý kiến chiếm 42,5%.
Nhận định trên của sinh viên về địa điểm diễn ra các tệ nạn xã hội là một câu hỏi lớn đối với nhà trường và các lực lượng xã hội, những người có trách nhiệm.
Ngoài địa điểm ở các quán xá quanh trường thì ở ký túc xá và các nơi khác cũng chiếm phần không nhỏ. Trong ký túc xá là 30%, nơi khác là 27,5%. Theo ý kiến đánh giá của các em thì môi trường ký túc xá với hàng loạt các quán nằm rải rác quanh trường chính là nơi tập trung các loại tệ nạn xã hội, ý kiến này cũng giống với ý kiến mà sinh viên đã đưa ra ở trên. Vậy làm thế nào để giữ cho môi trường trong sạch không bị các tệ nạn xã hội làm vẩn đục, ảnh hưởng tới học tập, hủy hoại sức khỏe các em. Nhà trường cần phải phối hợp với các lực lượng xã hội có những biện pháp kết hợp với các ban ngành đoàn thể tìm ra những biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho các em. Như vậy, một lần nữa chúng ta khẳng định rằng; tệ nạn xã hội trong sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là có. Chúng ta cần xem xét để đưa các nội dung về các loại tệ nạn xã hội vào tuyên truyền, giáo dục chính khóa hoặc ngoại khóa và có sự tác động của các tổ chức xã hội ngoài trường cho sinh viên, để các em có kiến thức hiểu biết sâu sắc về các loại tệ nạn xã hội này nhằm làm cho nhà trường không có tệ nạn xã hội.
Vậy nhận thức của các em đối với các tệ nạn xã hội qua các nguồn thông tin nào. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 400 sinh viên của 3 khoa gồm QLĐĐ, TĐBĐ, KTTV với câu hỏi đóng: “Nhận thức của bạn về tệ nạn xã hội qua các nguồn thông tin nào ?”. Kết quả được tổng hợp như sau:
Bảng 2.8. Nhận thức của sinh viên về các tệ nạn xã hội qua các nguồn thông tin
TT Các loại TNXH
Từ nhà trường
Từ gia đình
Từ đoàn thể
Từ truyền thông XH
SL % SL % SL % SL %
1 Tệ nạn ma túy 80 20 110 27,5 90 22,5 120 30 2 Tệ nạn cờ bạc 70 17,5 115 28,7 85 21,3 130 32,5 3 Tệ nạn mại dâm 60 15 80 20 100 25 160 40 4 Tệ nạn số đề 90 22,5 105 26,3 80 20 125 31,2 5 Tệ nạn HIV/AIDS 110 27,5 90 22,5 100 25 100 25 6 Tệ nạn nạo phá thai 95 23,7 110 27,5 85 21,3 110 27,5 7 Truyền bá VHP đồi
trụy 90 22,5 60 15 120 30 130 32,5
8 Về SK-SS tình dục 115 28,7 70 17,5 95 23,8 120 30
9 Trộm cắp 120 30 100 25 75 18,7 105 26,3
10 Cướp giật 95 23,7 100 25 85 21,3 120 30 11 Gây rối trật tự 110 27,5 65 16,3 115 28,7 110 27,5
Cộng: 22,89 22,27 25,44 29,4 Từ số liệu trên chúng tôi thấy rằng: Sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có được những nhận thức về tệ nạn xã hội là nhờ vào các nguồn thông tin sau; gia đình, nhà trường, các lực lượng xã hội, đoàn thể, xã hội.
Nhưng nguồn thông tin mà sinh viên nhận thức chiếm tỉ lệ cao nhất chủ yếu qua truyền thông xã hội như; báo đài phát thanh, mạng xã hội, qua vô tuyến truyền hình, tranh ảnh, pa nô áp phích là 29,4%, qua tổ chức đoàn thể (chiếm 25,44%), qua nhà trường (22,89 %), gia đình (22,27%).
Như vậy, có thể nói rằng: Nhìn một cách tổng quát về nhận thức của sinh viên qua các nguồn thông tin trên về các tệ nạn xã hội thì đa số qua truyền thông xã hội là cơ bản nhất, còn các nguồn thông tin khác cũng chiếm tỉ lệ tương đối, chứng tỏ nhà trường và các tổ chức xã hội cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện vai trò hạn chế các tệ nạn xã hội, nhưng chưa quyết liệt, sâu sắc để có những biện pháp hữu hiệu để giúp sinh viên có được những nhận thức nhằm làm hạn chế các các tệ nạn xã hội trong nhà trường được tốt hơn. Do vậy vấn đề nhận thức của sinh viên về tệ nạn xã hội trong nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế. Nếu các em không có được những kiến thức hiểu biết về TNXH thì khó có thể ngăn chặn được các TNXH xâm nhập vào học đường.