Hình thức phối hợp giữa Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên

Một phần của tài liệu Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học tài nguyên và môi trường (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

2.4. Thực trạng phối hợp giữa Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên

2.4.4. Hình thức phối hợp giữa Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên

2.4.4.1. Đánh giá của cán bộ giảng viên và các lực lượng xã hội về các hình thức phối hợp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên

Từ những kết quả điều tra về thực trạng tệ nạn xã hội phổ biến nhất trong sinh viên hiện nay của nhà trường là gì và các nội dung phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội đã thực hiện để nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội

trong sinh viên nhà trường, chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về các hình thức phối hợp đã được triển khai và mức độ triển khai phối hợp, kết quả khảo sát được tiến hành trên 80 cán bộ, giảng viên của trường và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Các hình thức phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học

Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nội dung phối hợp giáo dục

Mức độ thực hiện

TX Chƣa

TX

Chƣa TH 1. Phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục

nhận thức cho sinh viên thông qua hoạt động truyền thông về tệ nạn xã hội trên địa bàn

80/80

100% 0,0 0,0 2. Tổ chức hoạt động giao lưu giữa sinh viên nhà

trường với các lực lượng xã hội để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên

29/80 36,25%

71/110

63,75% 0,0 3. Phối hợp với tổ chức xã hội để tổ chức hoạt

động tình nguyện, trải nghiệm cho sinh viên 0,0 80/80

100% 0,0 4. Phối hợp với các lực lượng xã hội để tổ chức

học tập tuần công tác học sinh, sinh viên 0,0 0,0 80/80 100%

5. Phối hợp với lực lượng Công an và chính quyền địa phương để xác định tình hình tệ nạn xã hội trong và ngoài trường

80/80

100% 0,0 0,0 6. Phối hợp giữa bộ phận quản lý sinh viên với Bộ

phận quản lý công tác văn hóa xã trên địa bàn để xác định tình hình sinh viên

80/80

100% 0,0 0,0 7. Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt

động tuyên truyền trên địa bàn 0,0 80/80

100% 0,0

8. Phối hợp với đoàn thể và các tổ chức xã hội

khác để tuyên truyền giáo dục 0,0 80/80

100% 0,0 9. Phối hợp với các trường đại học khác 0,0 80/80

100% 0,0 10. Phối hợp giữa nhà trường và cơ quan địa

phương xây dựng đường dây nóng phát hiện tệ nạn xã hội

0,0 80/80

100% 0,0 11. Xây dựng hòm thư bí mật đặt tại trường 80/80

100% 0,0 0,0 Qua thực trạng nêu trên cho thấy các hình thức phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên chưa được tiến hành đồng bộ, chưa thực hành thường xuyên, chỉ có một số hình thức sau đây được tiến hành thường xuyên đó là:

- Phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục nhận thức cho sinh viên thông qua hoạt động truyền thông về tệ nạn xã hội trên địa bàn.

- Phối hợp với lực lượng Công an và chính quyền địa phương để xác định tình hình tệ nạn xã hội trong và ngoài trường.

- Phối hợp giữa bộ phận quản lý sinh viên với Bộ phận quản lý công tác văn hóa xã trên địa bàn để xác định tình hình sinh viên.

- Xây dựng hòm thư bí mật đặt tại trường.

Nhiều hình thức tổ chức hoạt động chưa được tiến hành phối hợp thường xuyên giữa các lực lượng xã hội duy nhất có hình thức: Phối hợp với các lực lượng xã hội để tổ chức học tập tuần công tác học sinh, sinh viên được đánh giá là chưa được thực hiện. Khi trao đổi với cán bộ và giảng viên, chúng tôi được biết hình thức này do cán bộ quản lý nhà trường thực hiện để giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế đào tạo, và các quy định khác của nhà trường.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là trường đại học đầu ngành đào tạo cán bộ phục vụ cho ngành Tài nguyên Môi trường của đất nước hiện tại và tương lai, ngoài ra ở đây sinh viên được rèn luyện về mặt nghiệp vụ và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách của một người kỹ sư tương lai. Hiện nay tệ nạn xã hội đang bị lên án mạnh mẽ, đặc biệt là tệ nạn ma túy và tệ nạn mại dâm…Đây là những loại tệ nạn nguy hiểm, đe dọa đến mạng sống con người, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước trong từng giờ từng ngày nên xã hội rất bất bình, nhà trường đã đưa ra các biện pháp phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục nhằm hạn chế và từng bước loại bỏ dần tệ nạn xã hội ra khỏi học đường. Vậy mức độ thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội như thế nào? Quá trình khảo sát thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Sinh viên đánh giá về mức độ thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội

TT Mức độ

Các biện pháp

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Rất ít

Không thực hiện

Ghi chú

1

Tăng cường phối hợp giáo dục nhận thức cho sinh viên

10 50 150 160 30

2 Lồng ghép qua giờ học trên

lớp 20 40 130 170 40

3 Phối hợp qua hoạt động

ngoài giờ lên lớp 150 250

4 Phối hợp tổ chức câu lạc

bộ 10 35 335 20

5 Phối hợp tổ chức hoạt động

giao lưu 5 30 65 300

6 Phối hợp với tổ chức sinh

hoạt Đoàn TNCS HCM 120 180 95 5

7 Học tập quy chế đầu năm 400

8

Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường cùng tham gia

25 90 135 150

9 Phối hợp với bộ phận quản

lý sinh viên 15 300 75 10

10 Thực tế bằng người thực

việc thực 50 40 250 60

11 Phối hợp với đoàn thể và

các tổ chức xã hội 40 200 100 60

12 Phối hợp các tổ chức trong

trường tham gia 45 215 130 10

13 Phối hợp gia đình và nhà

trường 20 80 90 110 100

14 Phối hợp giữa nhà trường

và cơ quan địa phương 50 140 210 15 Phối hợp xây dựng hòm

thư bí mật 50 120 130 100

Từ số liệu khảo sát trên chúng tôi thấy rằng: Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để “tổ chức học tập quy chế đầu năm” được đánh giá là chưa sử dụng. Kết quả này phù hợp với đánh giá của cán bộ, giảng viên nhà trường.

Một số hoạt động đã được phối hợp chưa thường xuyên còn chiếm tỷ lệ tương đối cao đó là: Sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong và ngoài

nhà trường phối hợp với phòng công tác sinh viên, Đoàn thanh niên “phối hợp với bộ phận quản lý sinh viên”, “sinh hoạt của đoàn TNCS HCM”. “Các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng tham gia”. “Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan ở địa phương”. Sự phối hợp tổ chức sinh hoạt với Đoàn TNCS HCM được thực hiện thường xuyên hàng tháng, học kỳ và qua các đợt thi đua giữa các lớp, các khối với nhau sẽ giúp cho sinh viên có ý thức về nề nếp trong học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức. Thông qua các hoạt động này, nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội đưa các nội dung vào tuyên truyền và giáo dục sinh viên qua các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểm phòng chống TNXH cho sinh viên, nhằm phòng chống hạn chế các tệ nạn xã hội, coi các tổ chức Đoàn sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường là nội dung chính trong việc phòng chống các TNXH.

Mỗi đoàn viên phải tự rèn luyện ý chí phấn đấu, giác ngộ chính trị, xã hội, gương mẫu thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, các quy định nội quy của nhà trường. Việc các em học sinh chấp hành đúng nội quy của nhà trường sẽ loại bỏ bớt những vấn đề xấu có thể xảy ra như: Bỏ học la cà quán xá, lôi kéo bạn bè xấu ngoài trường đến, rượu chè, cờ bạc, gây gổ đánh nhau... ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà trường.

Kết quả khảo sát trên thấy rằng, nhà trường đã sử dụng các hình thức phối hợp với các lực lượng xã hội trong công tác nhằm loại bỏ dần các tệ nạn xã hội trong nhà trường, nhưng mức độ biện pháp có khác nhau. Với thực trạng về nhận thức tầm quan trọng của một số biện pháp giáo dục nói trên ở sinh viên. Các hình thức phối hợp rất quan trọng và thu hút được nhiều sinh viên cùng tham gia và cũng là thế mạnh của nhà trường nhưng vẫn chưa được sử dụng một cách triệt để, do vậy kết quả giáo dục chưa cao. Nhà trường cần phải tập trung và phối hợp tốt hơn nữa các hình thức tổ chức như “qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”, “tổ chức học tập quy chế đầu năm”, “sinh hoạt

đoàn”, “Kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các cơ quan ở địa phương” “qua bộ phận quản lý sinh viên”… Mới đạt được kết quả cao.

2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới phối hợp giữa trường đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên

Bảng 2.12. Ý kiến của giảng viên và sinh viên về những yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục

phòng chống TNXH cho sinh viên

STT Các nguyên nhân GV (60) SV (400)

SL % SL %

1 Kế hoạch thực hiện chưa hướng dẫn cụ

thể, rõ ràng 6 10 50 12,5

2

Việc thực hiện nội dung phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội chưa sát với thực tiễn

12 20 100 25

3 Cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực

hiện sự phối hợp chưa đảm bảo 20 33,33 90 22,5 4 Năng lực và lòng nhiệt tình của các lực

lượng tham gia còn hạn chế 8 13,33 65 16,25 5 Việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện

các nội dungg còn thiếu khách quan 4 6,67 55 13,75 6 Công tác tổ chức hình thức thực hiện sự

phối hợp chưa chặt chẽ 10 16,67 40 10

Từ những nguyên nhân trên, chúng tôi thấy cần phải xem xét, cải tiến, đổi mới việc tổ chức phối hợp trong quá trình thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống TNXH cho sinh

viên. Xác định rõ đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện các nội dung phối hợp giáo dục còn thiếu hiệu quả, chưa thu hút được đông đảo mọi người tham gia, mức độ nhận thức về sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống TNXH cho sinh viên còn hạn hẹp, thiếu tính chính xác. Kết quả bảng trên cho rằng, nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất trong ý kiến của tập thể giáo viên là do “cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện sự phối hợp chưa đảm bảo”, có 20 ý kiến chiếm 33,33%. Nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao thứ hai là nguyên nhân “Việc thực hiện nội dung phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội chưa sát với thực tiễn”, có 12 ý kiến chiếm 20%, thứ ba là nguyên nhân 6. Còn đối với sinh viên, các em cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu tới việc tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống TNXH cho sinh viên là do các nguyên nhân 2, 3, 4,5. Xác định các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới kết quả của quá trình thực hiện sự phối hợp là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và để đưa ra những biện pháp tối ưu phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học tài nguyên và môi trường (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)