CHƯƠNG 2 QUYỀN CỦA TRẺ EM THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 1989
2.2. Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp quốc
2.2.1. Nhóm quyền được sống còn
Quyền được sống còn: Bao gồm quyền được sống và phát triển; quyền được sống cùng cha mẹ; quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng; quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế... quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời...
2.2.1.1. Quyền được sống còn
Quyền được sống là quyền cơ bản của mọi trẻ em. Sự sống còn của trẻ em vừa là một yêu cầu về quyền con người vừa là chỉ số nhạy cảm đối với sự phát triển của một đất nước. Việc nâng cao sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ em có tác động tích cực về cả kinh tế lẫn xã hội cho mỗi quốc gia. Đầu tư vào sức khỏe của trẻ em là một quyết định kinh tế sáng suốt và là con đường chắc chắn nhất để đưa đất nước đến một tương lai tốt đẹp. Từ “Sống còn” là một trong những thuật ngữ đặc thù được sử dụng trong Công ước về quyền trẻ em. Do trẻ em là những chủ thể còn non nớt cả về thể chất và tinh thần nên khác với người lớn , việc bảo vệ sự sống còn của trẻ em không chỉ đòi hỏi các biện pháp thông
thường cần thiết để bảo vệ tính mạng, mà còn bao gồm các biện pháp phòng ngừa về sức khỏe.
Điều 6 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định
“Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng tất cả mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống”. “Cố hữu” có nghĩa là sẵn có từ lâu, thuộc một cách tự nhiên, không thể tách khỏi. Từ đó cho thấy, quyền cố hữu là quyền tự nhiên và không thể tách rời đối với mọi người. Điều 6 khoản 1 Cô ng ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị cũng có quy định “Mỗi người đều có quyền được sống. Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ”. Ngoài ra, Tuyên bố thế giới về nhân quyền năm 1948 cũng nhắc đến “Mọi người đề u có quyền sống”.21Từ những quy định này đã cho thấy, trẻ em có quyền được sống và quyền đó không ai có thể tước đoạt được.
Bên cạnh đó, Công ước còn quy định rõ trách nhiệm của các nước thành viên phải cam kết rằng việc đảm bảo mức tối đa cho sự sống còn và phát triển cho trẻ em.22 Để đảm bảo được sự sống còn của trẻ em thì các quốc gia thành viên cần tạo mọi điều kiện tốt nhất ở mức tối đa cho trẻ em.
2.2.1.2. Quyền có tên và quốc tịch
Công ước về quyền trẻ em khẳng định “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch, và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”23. Mọi trẻ em đều phải đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời và phải có một tên gọi, mọi trẻ em đều có quyền có một quốc tịch.24 Quyền được khai sinh là một trong những quyền nhân thân quan trọng của trẻ em không chỉ được pháp luật quốc tế quy định và bảo vệ mà pháp luật Việt Nam cũng đã thể chế hóa quyền được khai sinh này. Cụ thể tại Điều 11 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch” và tại Điều 29 Bộ luật Dân sự 2005 cũng có quy định “Cá nhân khi sinh ra có quyền
21Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948
22Khoản 2 Điều 6 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989
23Khoản 1 Điều 7 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989
24Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
được khai sinh”, và Điều 45 Bộ luật Dân sự 2005 “Cá nhân có quyền có quốc tịch”. Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên khẳng định trẻ em là một công dân của một quốc gia, là một công dân bình đẳng như mọi công dân khác và đây là cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ của công dân.25
Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiển mối quan hệ giữa công dân một nước với quốc gia - nhà nước nơi họ có quốc tịch. Còn họ tên là dùng để phân biệt giữa người này với người kia, quốc tịch thì dùng để phân biệt giữa công dân nước này với công dân nước khác.
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2005 cũng nói rõ“Cá nhân có quyền có họ, tên”.
Nhưng muốn họ tên và quốc tịch đó được công nhận cha mẹ của trẻ phải đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh. Cha mẹ, người giám hộ trẻ em có trách nhiệm khai sinh cho trẻ.26 Quy định này đã khẳng định trẻ em là một cá nhân riêng biệt, một công dân có mọi quyền chủ thể độc lập, bình đẳng như bất kỳ công dân nào. Quyền có họ tên và quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự bảo vệ và hỗ trợ của Nhà nước cũng như tham gia vào đời sống xã hội, kể cả trong thời thơ ấu cũng như đến khi trưởng thành.27
2.2.1.3. Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. Do trẻ em là những đứa trẻ còn non nớt, dễ bị tổn thương nên cha mẹ, người giám hộ pháp lý phải chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng và phát triển của đứa trẻ, tạo điều kiện tốt nhất, những lợi ích tốt nhất cho trẻ em phát triển.28
Cha mẹ, người giám hộ là những người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Trẻ em là những đứa trẻ rất cần được sự chăm sóc và nuôi dưỡng, bởi vì khi đó trẻ chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần, nên trẻ cần sự quan tâm,
25http://www.sotuphap.bentre.gov.vn/tin-hoat-dong/phong-hanh-chinh-to-chuc/487-dang-ky-khai-sinh- cho-tre-em-quyen-cua-con-va-trach-nhiem-cua-cha-me.html
26Điều 14 Nghị định 36/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em
27Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 344
28Khoản 1 Điều 18 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
chăm sóc cho những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và sự chỉ bảo ân cần, âu yếm của những người thân, gia đình, đặc biệt là cha mẹ hoặc người giám hộ pháp lý.
Điều 12 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 cũng có quy định “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.”29
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Từ những quy định trong Công ước cho thấy quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của trẻ em ngày càng được chú trọng và được thực hiện bởi các nước tham gia Công ước. Qua đó, Công ước cũng quy định về trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải dành sự giúp đỡ thích đáng cho cha mẹ và những ngườ i giám hộ pháp lý trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi nấng đứa trẻ và phải bảo đảm sự phát triển những thể chế, những phương tiện và dịch vụ chăm sóc trẻ.30
2.2.1.4. Quyền giữ gìn bản sắc dân tộc mình
Bản sắc dân tộc của văn hóa tức là nói đến những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc. Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Như vậy, văn hóa mang bản sắc dân tộc và yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhấ t của một nền văn hóa. Điều 8 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định “Các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng quyền của trẻ em được giữ gìn bản sắc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận, không có sự can thiệp phi pháp”. Mỗi quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có một nét đặc thù riêng, có phong tục tập quán riêng, có nền văn hóa riêng, có ngôn ngữ, màu da và quốc tịch khác nhau. Mà mỗi quốc gia có nhiều trẻ em, mỗi trẻ em có những nét đặc thù riêng của dân tộc và truyền thống gia đình của mình. Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc dân tộc của trẻ em cần được tôn trọng, các quốc gia thành viên Công ước phải giúp đỡ và bảo vệ thích hợp quyền
29Điều 12 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
30Khoản 2 Điều 18 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
này của trẻ em, giúp trẻ em khôi phục lại bản sắc dân tộc mình khi bản sắc dân tộc của trẻ em bị tước đoạt một cách phi pháp.
Ngày nay, việc giao lưu và hội nhập, bản sắc văn hóa dân tộc là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là cơ sở để dân tộc hòa nhập với tiến trình giao lưu quốc tế mà không tự đánh mất mình.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa”. Như vậy, lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa. Để trở thành văn hóa đích thực thì những sáng tạo đó phải hướng về các giá trị nhân văn, hoàn thiện, nhận thức, nhân cách con người. Các giá trị quý báu đó góp phần làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.31
Bản sắc mỗi dân tộc được thể hiện tập trung ở bản sắc văn hóa của chính dân tộc đó. Mặt khác, chính đời sống văn hóa và giá trị tinh thần của mỗi dân tộc là dấu hiệu để đánh giá nền văn hóa đó ở trình độ nào, thuộc các cộng đồng nào trên thế giới. Như vậy, đánh mất bản sắc riêng là đánh mất dân tộc. Với những ý nghĩa và giá trị của mình, bản sắc văn hóa của dân tộc có sức sống trường tồn.
Để phát huy sức sống trường tồn của bản sắc văn hóa dân tộc, mỗi trẻ em có quyền và trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tinh thần tốt đẹp, đầm đà bản sắc văn hóa của dân tộc mình, của đất nước mình.
2.2.1.5. Quyền được sống cùng cha mẹ và qu yền được đoàn tụ với gia đình
Gia đình được coi như tổ hợp cơ bản của xã hội, môi trường tự nhiên dành cho sự trưởng thành và lợi ích của mọi thành viên, trong đó đặc biệt là trẻ em.
Công ước quy định nghĩa vụ của các quốc gia phải tôn trọng trách nhiệm hàng đầu của cha mẹ đối với con cái họ, phải tôn trọng “các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm” của cha mẹ trong việc định hướng và chỉ dẫn cho con cái họ. Nhà nước
31 Trang Sở giáo dục và đào tạo Quảng Trị,http://quangtri.violet.vn/present/show/entry_id/8815241
có nghĩa vụ giúp đỡ các bậc cha mẹ và những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ em khi cha mẹ không thể đáp ứng; ngăn ngừa việc tách trẻ em ra khỏi cha mẹ chúng trừ khi trong những hoàn cảnh hết sức ngoại lệ, và khuyến khích sự đoàn tụ gia đình.
Điều 9 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định: các quốc gia tham gia ký kết phải đảm bảo rằng một đứa trẻ sẽ không buộc phải cách ly cha mẹ nó trái với ý muốn của cha mẹ.32Đây có thể hiểu là trẻ em sẽ sống cùng cha mẹ - quyền cơ bản của trẻ em. Trẻ em không buộc phải sống cách ly với cha mẹ, vì trẻ em khi sinh ra và lớn lên rất cần sự quan tâm chăm s óc đặc biệt của cha mẹ và gia đình, người thân. Trường hợp các nhà chức trách có thẩm quyền thực hiện việc cách ly trẻ em khỏi cha mẹ khi rơi vào một số hoàn cảnh như: trẻ bị cha mẹ lạm dụng, xúc phạm, sao nhãng hoặc khi cha mẹ sống ly thân và cần một quyết định về nơi cư trú của đứa trẻ.33Công ước quy định như vậy cũng vì mục đích, sự cần thiết cho những lợi ích tốt nhất cho trẻ em và đó cũng là một trong những nguyên tắc được áp dụng xuyên suốt trong Công ước. Trong trường hợp trẻ sống riêng với cha hoặc m ẹ của mình, các em có quyền gặp gỡ với cha hoặc mẹ mà các em không được sống chung. Nếu vì một lý do nào đó mà một trong hai người đang ở nơi khác, trẻ em có quyền được biết nơi ở và tình hình của cha, mẹ mình. Khi cha mẹ không sống với con mình, họ cần ph ải chu cấp cho các em một khoản tiền trợ cấp đảm bảo cho các em cuộc sống đầy đủ. Trên thực tế còn không ít trẻ em không có quyền được sống cùng với cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Do phải sống xa cha mẹ, trẻ thường có cảm giác trống vắng, nhớ nhà, trẻ buồn phiền và tủi thân. Từ đó, trẻ em rất dễ bị dụ dỗ, lối kéo và lợi dụng. Sự cách ly giữa trẻ em và cha mẹ chỉ có thể do một cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết với sự giám sát của Tòa án hoặc của các cơ quan tư pháp khác, và trong các trường hợp như vậy, trẻ em có quyền được bày tỏ quan điểm, được duy trì quan hệ và tiếp xúc trực tiếp với cha, mẹ thường xuyên, trừ trường hợp điều đó không có lợi cho trẻ.34
32Điều 9 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
33Điều 9 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
34Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội .Trang 342
Trẻ em có cha mẹ mà mỗi người cư trú ở một quốc gia khác nhau phải có quyền duy trì các quan hệ cá nhân và tiếp xúc trực tiếp, đều đặn với cả cha và mẹ, trừ những hoàn cảnh đặc biệt. Để thực hiện quyền này, trẻ em và cha mẹ của các em có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào cũng như có quyền trở về nước mình với mục đích đoàn tụ gia đình hoặc để duy trì quan hệ cha mẹ và con cái. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm quyền này bằng cách xem xét thủ tục xuất, nhập cảnh cho trẻ em và cha mẹ một cách tích cực, nhân đạo và nhanh chóng.
Thêm vào đó các quốc gia thành viên cũng phải bảo đảm rằng, việc đưa một yê u cầu về đoàn tụ gia đình như thế sẽ không gây ra những hậu quả có hại cho những người đứng đơn yêu cầu và cho các thành viên gia đình họ.35Mặc dù vậy, Điều 10 cũng lưu ý rằng, quyền xuất, nhập cảnh vì mục đích đoàn tụ gia đình của cha mẹ và trẻ em có thể phải chịu những giới hạn nhất định. Những giới hạn này chỉ có hiệu lực khi được pháp luật quy định và chỉ để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức và sức khỏe của công chúng hoặc các quyền và tự do của người khác phù hợp với những quy định có liên quan trong CRC.36
2.2.1.6. Quyền được nhận làm con nuôi
Trẻ em vì một nguyên nhân nào đó không có cha mẹ, đều có quyền có một gia đình và được nhận làm con nuôi dưới hình thức hợp pháp. Trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông. Việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu, với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản và phổ biến nhất là vì lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn k hông có cha mẹ.
Điều 21 Công ước Liên Hợp Quốc cũng có quy định về các quốc gia thành viên công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con nuôi phải bảo đảm rằng những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải là quan tâm cao nhất.37Việc cho và nhận nuôi con nuôi thể hiện tính nhân đạo, đảm bảo cho người con nuôi được chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
35Điều 10 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
36Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội .Trang 343
37Điều 21 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989