CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
3.1. Thực tiễn áp dụng Công ước về quyền trẻ em
3.1.2. Thực trạng áp dụng Công ước ở các quốc gia
Bản Báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới của UNICEF là bản báo cáo nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các Chính phủ trên thế giới tuân thủ những tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989, bản hiệp ước quốc tế về quyền con người đ ược phê chuẩn nhiều nhất. Nếu không làm được như vậy, trẻ em sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề lâu dài, những tiến bộ về quyền con người, sự thăng tiến về kinh tế, cũng như thành tựu các Mục tiêu Thiên niên kỷ sẽ bị cản trở. Nhưng thực tế trên thế gi ới vẫn tồn tại những mặt hạn chế cụ thể như sau:
* Tình trạng vi phạm quyền trẻ em
Báo cáo toàn cầu về việc sử dụng binh lính trẻ em năm 2008 do Phong trào vì mục tiêu chấm dứt sử dụng binh lính trẻ em công bố vào ngày 20 -5 cho thấy, hàng trăm ngàn trẻ em vẫn đang bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động vũ trang, dưới hình thức này hay hình thức khác, tại ít nhất 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo mới nhất của Tổng thư ký Liên hợp quốc về vấn đề “Trẻ em và xung đột vũ trang” do bà R. Cu-ma-ra-sva-my, đại diện của Tổng thư ký phụ trách vấn đề này, cho biết, trên toàn thế giới hiện nay có tới 300.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị bắt đi lính và dính líu vào các cuộc xung đột vũ trang theo nhiều hình thức khác nhau như những người đi lính, người đưa tin , tình báo, nấu ăn…Các em gái thậm chí trở thành nô lệ tình dục. Điều tồi tệ nhất là các em bị buộc phải chứng kiến hoặc tiến hành các vụ thảm sát ngay tại làng quê mình.
Theo bản báo cáo, trẻ em đang bị tuyển mộ trái phép tại các nước như Áp -ga-ni- xtan, Bu-run-đi, Sát, CH Trung Phi, Cô-lôm-bi-a, CHDC Công-gô, Nê-pan, Xô- ma-li, Xu-đăng, Xri Lan-ca và U-gan-đa. Có 2 nước trước đây rất phổ biến tình trạng trẻ em bị buộc phải cầm súng là Xi -ê-ra Lê-ôn và Li-bê-ri-a, năm 2008 đã không còn có tên trong danh sách này.
Bản báo cáo cũng nêu lên hiện tượng nguy hiểm là tình trạng tuyển mộ binh lính trẻ em xuyên quốc gia tại những nước như Sát và Xu -đăng. Theo bản báo cáo, hiện tượng tuyển mộ binh lính là trẻ em chỉ giảm khi tình hình an ninh tại các trại tị nạn được cải thiện bởi vì các trại tị nạn là nguồn cung cấp quan
trọng cho những kẻ tuyển mộ binh lính trẻ em. Cùng với việc trẻ em bị bắt lính, lao động trẻ em cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Báo cáo của Tổ chức “Cứu vớt trẻ em” cho biết, trên thế giới hiện nay c ó 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó 126 triệu trẻ em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu trẻ em lao động như nô lệ. Một trong những hình thức nô dịch trẻ thơ là việc buôn bán trẻ em với doanh số hàng năm lên tới 23,5 tỷ EURO hay bó c lột tình dục từ các thương vụ du lịch “sex”với sự tham gia của 1,8 triệu trẻ em vị thành niên. Ngoài ra, 1 triệu phải làm việc tại các mỏ để khai thác vàng hoặc kim cương.
Theo Qũy nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), căn bệnh thế kỷ AIDS có thể đẩy 18 triệu trẻ em tại các nước thuộc khu vực nam Xa -ha-ra vào tình trạng mồ côi vào năm 2010. Những thực tế đau xót này là sự vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em. Thời gian qua, đã có một số nghị quyết của Liên Hợp Quốc đề cập tới vấn đề này nhưng tình trạng trẻ em b ị buộc phải tham gia chiến tranh, bị bóc lột sức lao động… vẫn diễn ra, nhất là tại các nước châu Phi. Theo bà R. Cu -ma- ra-sva-my, thế giới cần phải hành động khẩn cấp để đưa các em trở lại cuộc sống đời thường trong cộng đồng.102
Trên thế giới vẫn còn có sự phân biệt giới tính của trẻ, trẻ em trai được ưu tiên hơn cả trong nhiều lĩnh vực, do đó tạo ra sự mất cân bằng giới tính của trẻ.
Ngày 10/10/2012, Tổng giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Guy Ryder đã kêu gọi phải tiến hành các biện pháp để bảo đảm rằng trẻ em trên toàn thế giới được thụ hưởng sự tiến bộ và công bằng xã hội. Trong một phát biểu nhân dịp đánh dấu Ngày Quốc tế trẻ em gái đầu tiên ngày 11/10/2012, ông Ryder cho biết các cơ cấu, chính sách và giá trị hiện hành, vốn đặt trẻ em gái vào tì nh trạng thiệt thòi và bất lợi, cần phải sớm được thay đổi. Ông Ryder nhấn mạnh rằng mặc dù các giá trị, nguyên tắc và quyền lợi của các em gái đã được cộng đồng quốc tế cộng nhận, nhưng thực tế là các em luôn bị coi thường và phân biệt đối xử một cách có hệ thống chỉ vì vấn đề giới tính. “Thực trạng này cần phải sớm chấm dứt” ông nói. Theo thống kê của ILO nhấn mạnh rằng việc giải quyết dứt
102Trang Tin Nhanh.com, Báo động về tình trạng vi phạm quyền trẻ em, http://tintuc.timnhanh.com/quoc_te/20080602/35A7A0E9/
điểm sự phân biệt đối xử này là rất cần thiết trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay nhằm “tái cam kết đạt được các mục tiêu về tiến bộ và công bằng xã hội”, theo đó định hình một thế giới, trong đó các em gái có thể tìm được vị trí xứng đáng của mình, bình đẳng với các em trai trong gia đình, trường học, nhằm có sự chuẩn bị tốt để các em vững tin bước vào đời.103
Theo số liệu mới nhất của ILO, trên thế giới vẫn có tới 215 triệu lao động trẻ em, trong đó hơn 50% trong số này phải lao động trong các điều kiện tồi tệ nhất, gây tổn thương lâu dài cho các em về thể chất, tâm lý và tinh thần. Liên hợp quốc yêu cầu các nướ c thực hiện các biện pháp hiệu quả và khẩn cấp để loại trừ bốn hình thức lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em. Các hình thức này bao gồm tất cả các hình thức lao động nô lệ hoặc như nô lệ như buôn bán trẻ em, dùng trẻ em để gán nợ, cưỡng bức trẻ em vào lính trong các cuộc xung đột…; mại dâm trẻ em; sử dụng trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp như sản xuất và buôn bán ma túy; cưỡng bức trẻ em lao động trong các điều kiện gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe, an toàn và tinh thần của các em.
Nhân ngày Thế giới chống lao động trẻ em 12/6 sắp tới, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) kêu gọi tất cả các nước trên toàn cầu cũng như các nước chưa phê chuẩn nhanh chóng phê chuẩn Công ước của ILO về lao động trẻ em, cùng hành động để thúc đẩy lộ trình loại trừ mọi hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2016 vì các quyền con người cơ bản và công lý xã hội. 104
* Tình trạng bạo lực trẻ em
Thời gian gần đây, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn. Tình trạng này không chỉ là nỗi ám ảnh của những đứa trẻ là nạn nhân mà nó đã tạo thành một làn sóng phẫn nộ trong xã hội và trở thành một vấn nạn thế giới đau lòng.
Tình trạng này trên thế giới đang báo động nhất là tại Ai Cập. Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Ai Cập Philippe Duamelleon đã
103http://www.vietnamplus.vn/Home/ILO-keu-goi-cham-dut-nan-phan-biet-voi-tre-em- gai/201210/163083.vnplus
104Trang Báo mới, ILO thúc đẩy loại trừ mọi hình thức lao động trẻ em,http://www.baomoi.com/ILO- thuc-day-loai-tru-moi-hinh-thuc-lao-dong-tre-em/47/8646545.epi
bày tỏ lo ngại trước việc trẻ em Ai Cập trở thành nạn nhân của các vụ bạo lực và bị bắt giam trong những cuộc đụng độ gần đây do tình trạng bất ổn chính trị tại quốc gia này. Trong một tuyên bố ngày 17/02/2013, ông Duamelleon kh ẳng định bất kỳ trẻ em nào bị bắt giam phải được bảo vệ theo quy định của pháp luật, đồng thời nhấn mạnh trẻ em không thể là nạn nhân cũng như là nhân chứng của bạo lực và quyền lợi của các em phải được tôn trọng trong mọi trường hợp.
Gần đây, nhiều báo cáo của các tổ chức nhân quyền cho biết trẻ em tại Ai Cập từng là nạn nhân của các vụ bạo lực và bị bắt giữ, ít nhất 225 người biểu tình đã bị bắt giam từ khu vực gần Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo kể từ khi xảy ra hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ và Tổng thống Mohamed Morsi nhân tròn 2 năm bùng nổ làn sóng biểu tình lật đổ chế độ Hosni Mubarak ngày 25/01/2011.
Theo thông báo mới đây của một số nhà hoạt động nhân quyền, những người bị bắt giam, trong đó có trẻ vị thành niên, đã bị tra tấn và giam giữ lâu ngày tại các trại huấn luyện của lực lượng an ninh trung ương. Trong số này, một thiếu niên mắc bệnh ung thư, bị bắt giữ trong cuộc đụng độ ở thành phố Alexandria, chỉ nhận được các dịch vụ chăm sóc y tế sau 9 ngày bị giam giữ.
Trong khi đó, ngày 03/02/2011, Omar Salah, một trẻ bán hàng rong 10 tuổi đã bị bắn chết ở gần Đại sứ quán Mỹ tại Cairo.105
* Tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em trên thế giới
Lạm dụng tình dục trẻ em là một vấn đề xã hội phổ biến, ảnh hưởng tới hàng triệu trẻ em ở các nước trên thế giới. Không chỉ các em gái mà tình trạng lạm dụng tình dục còn xảy ra cả ở các em trai. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 6/10 đã báo động về tình trạng trẻ em bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động và đặc biệt là tình trạng trẻ em bị lạm dụng t ình dục trên thế giới hiện nay. UNICEF đã đặc biệt nhấn mạnh mối lo ngại về tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em ở các nước phát triển. Theo nghiên cứu của UNICEF, có từ 5 - 10% các em gái và có tới 5% em trai, đã bị lạm dụng tình dục khi các em ở lứa
105http://xalo.vn/news/tl/Bao-dong-tinh-trang-bao-luc-tre-em-tai-Ai-Cap/6030343-2-2-20-389903.htm
tuổi thiếu niên, một tỉ lệ cao gấp 3 lần so với bất kỳ dạng lạm dụng tình dục nào khác ở các nước công nghiệp.106