CHƯƠNG 2 QUYỀN CỦA TRẺ EM THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 1989
2.2. Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp quốc
2.2.2. Nhóm quyền được bảo vệ
Quyền được bảo vệ là bảo vệ trẻ em khỏi bị phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng. Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc, quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác…
2.2.2.1. Bảo vệ trẻ em không phân biệt đối xử
Công ước cũng có quy định để bảo vệ trẻ em như trẻ em gái, trẻ em tàn tật, trẻ em tị nạn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em bản xứ khỏi bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào.
56Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 331
57Điều 25 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
Trong Công ước cũng ủng hộ nguyên tắc không phân biệt đối xử, Công ước cũng yêu cầu các quốc gia cần quan tâm đến trẻ em bất hạnh, những đối tượng đòi hỏi phải có hành động tích cực nhằm giảm bớt hoặc xóa bỏ nạn phân biệt đã bị ngăn cấm trong Công ước.58
2.2.2.2. Bảo vệ buôn bán trẻ em bất hợp pháp và quyền được trở về Vấn đề buôn bán trẻ em là một vấn đề đặc biệt quan trọng cần sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Theo Điều 11 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp để ngăn chặn việc cha, mẹ hay một bên thứ ba theo yêu cầu của cha, mẹ mang trẻ em ra nước ngoài hay giữ trẻ em ở nước ngoài một cách bất hợp pháp. Cần hiểu rằng, bối cảnh của Điều này chủ yếu liên quan đến mối quan hệ gia đình, cụ thể là tron g những tình huống các cặp vợ chồng (một hoặc cả hai người đang ở nước ngoài) ly thân, ly hôn mà tranh giành quyền nuôi con. Nó cơ bản khác với việc buôn bán trẻ em ra nước ngoài vào mục đích bóc lột tình dục, sức lao động, bán làm con nuôi hoặc khai thác các bộ phận cơ thể để cấy ghép.59
Trẻ em cũng là con người nên vấn đề buôn bán trẻ em là một vấn đề dẫn đến việc vi phạm pháp luật, vì pháp luật có quy định cấm buôn bán trẻ em. Việc đem trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp và trẻ không thể trở về được ngày cà ng trở nên phức tạp và tinh vi. Vì thế, việc bảo vệ và tạo điều kiện cho trẻ trở về cũng được quan tâm, hầu như những đứa trẻ này khó có thể biết và được trở về nước mình được là do trẻ con nhỏ không hiểu biết.
Do đó, các quốc gia thành viên cần tiến hành những biện pháp quan trọng để thực hiện việc bảo vệ trẻ em là ký kết, tham gia các điều ước song phương hoặc đa phương nhằm kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh.60
2.2.2.3. Bảo vệ quyền riêng tư trẻ em
Quyền riêng tư được hiểu là quyền của cá n hân, nói cách khác đây chính là quyền nhân thân của con người được pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật
58Trang Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, http://www.hcm.edu.vn/kynangsong/treem.asp?id=qdbv
59Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 344
60Điều 11 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
Việt Nam nói riêng quy định rất rõ, vì đây là quyền bất khả xâm phạm nếu như chưa có sự cho phép của người đó. Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền (UDHR)61 và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)62đều khẳng định rằng: Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy. Vì trẻ em cũng là con người nên Điều 16 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989 cũng tái khẳng định trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp tùy tiện vào cuộc sống riêng tư cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh.63 Khái niệm sự riêng tư theo Điều 16 trên không chỉ bao gồm những yếu tố về đời sống cá nhân, gia đình, nhà cửa, thư từ, nhật ký, mà còn cả về quan hệ bạn bè, giao tiếp của trẻ em… Sự can thiệp tùy tiện và bất hợp pháp vào đời tư được hiểu là các hành động nói xấu, vu cáo, xuyên tạc, thậm chí, loan truyền những thông tin về đời sống riêng tư và danh dự của trẻ em mà không được phép của trẻ hay của cha mẹ, người giám hộ các em.64
Vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xã hội, quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối. Tuy nhiên, các quốc gia chỉ nên thu thập thông tin về đời tư nếu như những thông tin đó là thiết yếu để bảo đảm lợi ích chung của xã hội như được thừa nhận trong pháp luật quốc tế.
2.2.2.4. Bảo vệ trẻ khỏi sự lạm dụng và bỏ rơi
Sự bỏ rơi bao gồm sự bỏ rơi của cha mẹ, người giám hộ hoặc xã hội, tước đi sự chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ. Lạm là vượt lấn quá phạm vi, giới hạn được quy định, cho phép. Còn lạm dụng là việc dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định, cho phép. Điều 19 CRC xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức bạo lực về thể chất, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bị lạm dụng (tình cảm, sức lao động
61Điều 12 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948
62Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966
63Điều 16 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966
64Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 348
hay lạm dụng tình dục) bị bỏ mặc hoặc sao nhãng sự chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả khi trẻ em đang sống với cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc với bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em (Khoản 1). Khoản 2 Điều này xác định, những biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng, sao nhãng, ngoài những thủ tục phát hiện, điều tra, chuyển cấp, xử lý, kể cả xử lý về tư pháp, trong chừng mực thích hợp cần bao gồm những biện pháp phòng ngừa như xây dựng các chương trìn h xã hội để hỗ trợ trẻ em và những người chăm sóc trẻ em nhằm hạn chế nguy cơ trẻ em bị lạm dụng, sao nhãng. Liên quan đến quy định trên, trong Bình luận chung số 7, Ủy ban quyền trẻ em cho rằng, ngoài việc phòng ngừa, các quốc gia thành viên cần phải có n hững biện pháp tích cực để hỗ trợ những trẻ em bị lạm dụng, sao nhãng phục hồi về thể chất và tinh thần (đoạn 36).65
2.2.2.5. Bảo vệ trẻ em trong gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Nói đến gia đình là nói đến nhóm tâm lý – tình cảm xã hội đặc thù, sự cấu kết giữa các thành viên trong gia đình, trẻ em cũng là thành viên trong gia đình, là chủ thể chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tâm lý. Do đó, trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt từ những thành viên trong gia đình. Vì gia đình là môi trường sống tốt nhất cho trẻ, gia đình là điểm tựa tinh thần và phát triển nhân cách của trẻ.
Một trẻ em, được Nhà nước dành sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt khi tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà không được phép tiếp tục ở tro ng môi trường gia đình ấy.66 Công ước quy định như vậy đã thể hiện được nguyên tắc lợi ích tốt nhất dành cho trẻ và nguyên tắc đó đã được thực hiện xuyên suốt trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989.
65Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 348
66Khoản 1 Điều 20 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
Để bảo vệ và giúp đỡ một trẻ em như thế thì Cô ng ước cũng đã quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải bảo đảm trẻ em đó được hưởng sự chăm sóc thay thế tương ứng, phù hợp với pháp luật quốc gia. Các hình thức chăm sóc thay thế có thể là gửi nuôi, nhận làm con nuôi (trong hoặc ngoài nước), hình thức Kafala theo luật Hồi giáo hoặc đưa trẻ vào các cơ sở chăm sóc trẻ em (do Nhà nước hay các tổ chức từ thiện điều hành). Điều này cũng quy định, những yếu tố cần xem xét khi cân nhắc để lựa chọn các biện pháp chăm sóc thay thế bao gồm khả năng nuôi dạy trẻ em lâu dài và sự phù hợp về văn hóa như xuất xứ dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em.67
Để trẻ em phát triển tốt cả về mặt thể chất và tâm lý thì Nhà nước cần phải đảm bảo các biện pháp tốt nhất để cho trẻ lớn lên và phát triển, hãy vì nguyên tắ c tất cả lợi ích tốt nhất đều dành cho trẻ và nguyên tắc trẻ em cũng là con người.
2.2.2.6. Bảo vệ trẻ khỏi sự bóc lột kinh tế
Bóc lột kinh tế tức là kiếm tiền trên sự lao động, làm việc vất vả của trẻ.
Nó bao gồm cả cách kiếm tiền mà không liên quan gì đến lao động hay làm việc theo nghĩa thông thường của cụm từ “làm việc”, như là sử dụng trẻ em đi ăn xin, ăn cắp, buôn bán trẻ em, trẻ em tham gia vào các nghề mang tính nghệ thuật mà không đặt quyền lợi, lợi ích của trẻ em lên hàng đầu thì đây cũng đư ợc coi là dạng bốc lột kinh tế. Trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất cứ công việc nào nguy hiểm, có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, xã hội hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em.68
Điều này yêu cầu các quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục để ngăn chặn tình trạng trẻ em bị bóc lột về mặt kinh tế, đặc biệt là ấn định tuổi tối thiểu cho việc tuyển dụng lao động, quy định thời gian làm việc và điều kiện lao động cũng như các hình thức xử phạ t việc sử dụng lao động trẻ em. Để thực hiện có hiệu quả Điều 32 này, cần tham chiếu và vận dụng hai Công ước quan trọng nhất của ILO về lĩnh vực này, đó là
67Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 349
68Khoản 1 Điều 32 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu (1973) và Công ước số 182 về hành động ngay lập tức để xóa bộ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999).69 Trẻ em gái và trai từ đủ 15 tuổi trở lên do nhu cầu cần phải lao động sớm, phải có chế độ làm việc đặc biệt, chỉ làm những công việc nằm trong khả năng của mình, tại nơi không nguy hiểm và không độc hại. Độ tuổi lao động của người lao động ở Việt Nam được quy định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi.70 Các em cần phải được lĩnh một khoản tiền lương hợp lý để sử dụng cho nhu cầu của mình và phải có thời gian để các em học tập, vui chơi giải trí và nghỉ ngơi. Cấm lợi dụng trẻ em, buộc các em đi làm ăn xin, hoặc làm việc vì lợi ích riêng của người lớn. Đây chính là hình thức bóc lột trẻ em. Không một ai có quyền làm điều đó, kể cả các bậc cha mẹ.
Pháp luật Việt Nam cũng nghiêm cấm các hành vi lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.71 Theo đó, Điều 9 Nghị định 71/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng có quy định chi tiết những hành vi được cho là làm hại đến trẻ em. Những hành vi lạm dụng sức lao động của trẻ, sử dụng trẻ em vào những công việc nặng nhọc nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Các hành vi nói trên bị xử lý theo Điều 15, Nghị định 91/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.2.2.7. Bảo vệ trẻ chống sử dụng bất hợp pháp chất ma túy
Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp bao gồm những biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý và an thần, và để ngăn
69Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 359
70Điều 6 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)
71Khoản 7 Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
ngừa việc sử dụng trẻ em vào việc sản xuất, buôn bán bất hợp pháp các chất đó.72
Các chất ma túy ở đây được hiểu là những chất kích thích bị cấm trong các điều ước quốc tế (không bao gồm rượu và thuốc lá). Trẻ em là những người còn non nớt về nhận thức nên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào những việc làm trái pháp luật.
Các bậc cha mẹ hay người giám hộ phải luôn cảnh giác, phải giáo dục và hướng dẫn trẻ em nhằm ngăn ngừa việc trẻ em tiêu thụ và sử dụng các chất ma túy và an thần.
Bên cạnh pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về những trường hợp vi phạm và xử phạt, cụ thể tại Chương XVIII Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều 5 Nghị định 36/2005/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.2.2.8. Bảo vệ chống sự lạm dụng tình dục trẻ em
Các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục là các hình thức xâm phạm đến quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm của trẻ em và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ. Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch và công nghệ tin học cũng như sự lan tràn của văn hóa phẩm tình dục, tình trạng bóc lột, lạm dụng tình dục trẻ em trên thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng dưới nhiều hình thức.
Theo điều 34 Công ước về quyền trẻ em quy định các quốc gia phải bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục, phải đặc biệt thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào.73 Các bậc cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy cơ bị xâm hại tình dục dưới mọi hình thức khác nhau (từ những lời nói bóng gió, những cái vuốt ve mơn trớn, tiếp xúc bằng tay đến những sự phô diễn xấu xa và hành vi cưỡng dâm). Không một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họ hàng, thầy cô
72Điều 33 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989
73Điều 34 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989