CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
3.1. Thực tiễn áp dụng Công ước về quyền trẻ em
3.1.1. Tình hình trẻ em trên thế g iới hiện nay về quyền trẻ em
Trẻ em là lứa tuổi cần được bảo vệ, chăm sóc và yêu thương, trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi xã hội phát triển. Thế nhưng, trên thế giới vẫn còn rất nhiều em trẻ nhỏ phải gánh chịu những thiệt thòi. Theo một thống kê của Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trung bình mỗ i ngày thế giới có hơn 24.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong; hàng năm khoảng 500 triệu tới 1,5 tỷ trẻ em bị bạo hành; khoảng 150 triệu trẻ em tuổi từ 5- 14 trở thành lao động chính.
Ở một số khu vực của châu Á và châu Phi, số trẻ em không được chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng và đi học…lên đến hàng triệu. Cũng trong thống kê này, UNICEF chỉ ra có khoảng 1 tỷ trẻ em là nạn nhân của các vụ tấn công vũ trang trên thế giới. Trong đó, có gần 250.000 thanh thiếu niên đang phục vụ cho các tổ chức vũ trang. Những em nhỏ chịu nhiều thiệt thòi nhất vì chiến tranh là trẻ em ở Afghanistan, Iraq và Somalia. Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cho biết, có tới 5 triệu trẻ em Afghanistan không được học hành do tình hình an ninh bất ổn, trường học bị phiến quân Taliban đó ng cửa. Năm 2009, tổng cộng có 346 trẻ em Afghanistan tử vong trong các cuộc xung đột vũ trang. Đáng chú ý, tình trạng trẻ em chịu thiệt thòi không chỉ diễn ra ở những nước nghèo. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, 16,7 triệu trẻ em nước này không có đủ thức ăn.98 “Tỉ lệ nhiễm HIV mới ở trẻ em đã giảm xuống, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu một thế hệ mới không có HIV thì cần phải điều trị cho phụ nữ mang thai và trẻ em nhiễm HIV”, UNICEF đã nói. Nhờ mức độ cam kết toàn cầu đáng khích lệ, các ca nhiễm HIV mới ở trẻ em trên toàn thế giới đã giảm xuống 24%, từ 430.000 trẻ em nhiễm HIV năm 2009 xuống còn 330.000 trẻ em nhiễm HIV năm 2011. Và, kể từ tháng 12, năm 2011, có thêm hơn 100.000 trẻ em nhiễm HIV được điều trị ARV so với năm 2010. Mặc dù có những tiến bộ như vậy, tỉ lệ trẻ
98Sầm Hoa(Theo Xinhua),1,5 tỷ trẻ em trên thế giới bị bạo hành mỗi năm,
http://www.baomoi.com/15-ty-tre-em-tren-the-gioi-bi-bao-hanh-moi-nam/82/4346263.epi
em và phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn thấp hơn 1/3, so với tỉ lệ trung bình toàn cầu ở người lớn nói chung là 54%, điều này có nghĩa là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội cũng lại là những đối tượng ít được nhận những điều trị cần thiết hơn.
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố trong cuộc họp báo tại Trung tâm báo chí Liên Hợp Quốc ở Geneva hôm ngày 12 tháng 03 năm 2013, sau hai năm kể từ khi diễn ra cuộc xung đột tại Syria, trên 2 triệu trẻ em tại nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến. Báo cáo nhấn mạnh, tại Syria, hiện có khoảng 4 triệu người cần sự trợ giúp khẩn cấp của cộng đồng quốc tế, trong số trên 2 triệu trẻ em dưới 18 tuổi có khoảng 536.000 trẻ dưới 5 tuổi, n goài ra, 800.000 trẻ em cùng gia đình đi lánh nạn tại các nước lân cận cũng rất cần sự hỗ trợ. Tình trạng bạo lực triền miên, số lượng dân cư đi lánh nạn ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết bị phá hủy đã khiến một thế hệ trẻ em Syria đang rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Cả một thế hệ trẻ em bị khủng hoảng nặng nề khi phải chứng kiến hàng ngày người thân hay bạn bè bị giết hại, một số ám ảnh bởi hình ảnh âm thanh khủng khiếp của chiến tranh. Giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake chia sẻ:“Hàng ngày, hàng triệu trẻ em Syria chứng kiến quá khứ và tương lai bị chôn vùi ngay trước mắt, trong đống đổ nát và hoang tàn do cuộc chiến gây ra.”99Báo cáo của UNICEF đã đánh giá tổng thể các hoạt động nhân đạo tại nước này trong 2 năm, kể từ khi xảy ra cuộc xung đột. Tại các khu vực chiến sự, việc tiếp cận nguồn nước sạch bị giảm 2/3, bệnh viện và trung tâm y tế bị phá hủy, nhiều bác sỹ và nhân viên có chuyên môn cao bỏ đi lánh nạn, 1/5 số trường học trở thành đống đổ nát hoặc thành nơi trú ngụ của những người chạy nạn. Trước tình hình như vậy, UNICEF cùng với các đối tác đã tiến hành nhiều chiến dịch hỗ trợ nhân đạo nhằm giúp những người dân Syria. Đến thời điểm hiện nay, việc tiếp cận các nguồn nước đã được khôi ph ục, 1,5 triệu trẻ em đã được tiêm chủng, 75.000 trẻ em tiếp tục được đi học. Ngoài ra, trong số trẻ em đi
99Hoàng Long,“2 triệu trẻ em tại Syria bị ảnh hưởng bởi xung đột”
http://www.baomoi.com/2-trieu-tre-em-tai-Syria-bi-anh-huong-boi-xung-dot/119/10564479.epi
lánh nạn cùng gia đình tại Liban, Jordani, Iraq và Thỗ Nhì Kỳ, có 300.000 em đã được UNICEF hỗ trợ về thực phẩm, y tế và giáo dục. Nhân dịp này, Giám đốc điều hành UNICEF cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ tài chính của cộng đồng quốc tế nhằm giúp tổ chức này tiếp tục thực hiện các hoạt động nhân đạo tại Syria. Vào tháng 12/2012, UNICEF đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp số tiền cần thiết (khoảng 195 triệu USD) để giúp đỡ trẻ em Syria. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, họ chỉ với nhận được 20% số tiền nêu trên.100
“Tình hình trẻ em thế giới” là báo cáo thường niên của UNICEF nhằm theo dõi sự tiến bộ trong việc thực hiện quyền trẻ em của các nước trên toàn thế giới. Trong báo cáo“Tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2012: Trẻ em trong thế giới đô thị"được công bố ngày 28 tháng 02, UNICEF cho biết, tiến trình đô thị hóa ngày càng phát triển là điều không thể tránh khỏi. Chỉ trong vòng vài năm tới, số lượng trẻ em lớn lên ở các thành phố, dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ nhiều hơn so với ở nông thôn. Số trẻ em sinh ra ở thành phố đã chiếm 60% số lượng dân cư gia tăng ở đô thị. Giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake cho biết: “Đối với chúng tôi, hình ảnh truyền thống của đói nghèo, đó chính là trẻ em sinh sống ở nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trẻ em phải sống trong những khu nhà ổ chuột ở thành phố, nơi con người bị tước đoạt hết các dịch vụ cơ bản nhất và bị từ chối mọi quyền phát triển”. Thành phố mang lại cho nhiều trẻ em những mặt thuận lợi như trường học, bệnh viện và sân chơi. Tuy nhiên, cũng chính tại các thành phố này, ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta lại chứng kiến sự chênh lệch sâu sắc nhất trong các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục và các cơ hội phát triển trong tương lai.
Tại nhiều khu vực, tốc độ tăng trưởng của các thành phố như cơ sở hạ tầng và dịch vụ không đủ để theo kịp và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ em. Các gia đình nghèo lại thường phải trả thêm tiền cho các dịch vụ kém chất lượng hơn. Ví dụ, nước có thể đắt hơn 50 lần trong các khu phố nghèo, nơi người dân bắt buộc phải mua nước từ các công ty tư nhân so với trong các khu phố giàu, nơi các hộ gia đình được sử dụng mạng lưới đường ống. Mặt khác, những thiếu
100Hoàng Long,“2 triệu trẻ em tại Syria bị ảnh hưởng bởi xung đột”
http://www.baomoi.com/2-trieu-tre-em-tai-Syria-bi-anh-huong-boi-xung-dot/119/10564479.epi
thốn mà trẻ em sinh sống ở các đô thị nghèo lại thường không được chú ý bởi vì các số liệu thống kê trung bình thường tập hợp tất cả các cư dân, giàu hay nghèo, vào trong cùng một chủng loại. Và quá trình xây dựng chính sách, thông qua các nguồn lực của thành phố, người ta thường không chú ý đến các nhu cầu của những người nghèo nhất.
Chính vì vậy, UNICEF kêu gọi các chính phủ coi trẻ em là trung tâm trong quy hoạch đô thị, mở rộng và cải thiện các dịch vụ cho mọi người. Trước hết, điều cần thiết là phải tiến hành thu thập và công bố các số liệu thống kê tập trung và cụ thể hơn để xác định mức độ chênh lệch giữa các trẻ em trong khu vực đô thị và các biện pháp để khắc phục tình trạng đó. Không thể phủ nhận, tình trạng thiếu số liệu thống kê cũng đã và đang khiến điều này bị lãng quên. Báo cáo cũng yêu cầu cả cộng đồng đều phải cố gắng để giải quyết tình trạng nghèo đói đô thị và đưa ra nhiều minh chứng cho thấy sự hợp tác thành công với các công dân nghèo, trong đó có trẻ em và thiếu niên. Ở quy mô toàn cầu, UNICEF và Chương trình định cư con người của Liên hợp quốc (UN-Habitat) trong 15 năm qua đã xây dựng những thành phố thân thiện với trẻ em, trong đó, trẻ em là trung tâm của các chương trình đô thị với nhiều dịch vụ, nhằm tạo môi trường cho các em phát triển an toàn và khỏe mạnh.101
Tóm lại, từ tình hình của trẻ em trên thế giới cho thấy, trên thế giới vẫn còn hàng triệu trẻ em là nạn nhân của tội ác, là nạn nhân của nạn mại dâm và tính ích kỷ của người lớn. Trẻ em đang phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề từ xã hội. Ở một số nước đang có chiến tranh, trẻ em bị bắt cóc để đi lính trong quân đội đang chiến đấu. Trẻ em rất dễ bị tổn thương nên rất cần được sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ của người lớn. Trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu bởi các em luôn trung thực và sẵn sàng học hỏi, trao đổi kiến thức, thông tin, nhờ đó xây dựng được niềm tin và tạo ra những khác biệt bền vững trong tương lai trên toàn thế giới. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của mỗi người, mỗi xã hội và mỗi quốc gia trên thế giới.
101http://www.baomoi.com/UNICEF-canh-bao-Hang-tram-trieu-tre-em-thanh-pho-khong-duoc-huong- cac-dich-vu-co-ban/144/7974107.epi