CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
3.2. Thực trạng trẻ em ở Việt Nam
3.2.1. Tình hình trẻ em ở Việt Nam
Tại Việt Nam rất nhiều trẻ em đang phải bươn trải, lao động kiếm sống từ rất sớm, bị bóc lột sức lao động thậm chí là phải làm những công việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, những công việc mà đến cả những người
lớn có sức khỏe nhìn thấy cũng phải ngán ngẩm. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện những hình thức sử dụng lao động trẻ em trá hình, nhiều cách thức bóc lột sức lao động trẻ em tinh vi hòng qua mắt các cơ quan chức năng. Tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em diễn ra không chỉ những năm gần đây, mà đã diễn ra từ lâu, song hành cùng với nghèo đói và các tệ nạn xã hội khác.
Với cơ chế thị trường hiện nay lại càng làm cho tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em bộc lộ gay gắt hơn. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra số liệu cả nước có hơn 26.000 trẻ em đang phải bươn trải làm việc nặng nhọc để mưu sinh. Song, con số này còn có thể cao hơn. Đa phần các em đều từ nông thôn ra và gia đình thuộc diện đói nghèo, phải làm tất cả những công việc nặng nhọc của người lớn, miễn sao có được thu nhập, dù ít ỏi. Nhưng các em thường bị ngược đãi và phải đối mặt với những tai nạn lao động.108
Thống kê tình hình bệnh tật trẻ em trong tháng 3 năm 2013 của Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy: số lượt khám tăng 6% so với tháng 2; nhóm bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tiêu đàm máu bắt đầu giảm so với tháng trước; các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản không tăng; bệnh sốt xuất huyết đang ở mức thấp. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng đang bước vào chu kỳ tăng trở lại (mỗi năm có hai đợt tăng là tháng 4-5 và tháng 10-11). Vì vậy, trong tháng tư, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến bệnh tay chân miệng.109Tiến Sĩ.
Lê Nguyễn Bảo Khanh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) được tiến hành với quy mô lớn trên 16.744 trẻ em từ 5 tháng tuổi đến 12 tuổi tại 4 quốc gia: Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam từ năm 2010 - 2012. Khảo sát được Friesland Campina đề xuất và hỗ trợ tài chính. Tại Việt Nam, khảo sát đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non và tiểu học tại một số vùng trên cả ba miền: Bắc (Hà Nội, Hà Nam); Trung (Huế, Quảng Bình);
Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre). Điểm nổi bật nhất của nghiên cứu là khảo sát được thực hiện đồng thời tại bốn nước Đông Nam Á. Đây là cơ hội để Việt Nam có số liệu đối chiếu tình hình dinh dưỡng của nước n hà so với các
108http://nguyentandung.org/boc-lot-suc-lao-dong-tre-em-mot-hien-thuc-dau-long.html
109Bệnh viện Nhi đồng 1,http://www.nhidong.org.vn/
nước trong khu vực dựa trên các tiêu chí đánh giá tương đồng. Tất cả các số liệu đều cho thấy Việt Nam đang ở trong tình trạng báo động nghiêm trọng nhất so với 3 nước còn lại. Nghiên cứu do các chuyên gia Viện Dinh dưỡng được thiết kế dưới hình thức của một điều tra cắt ngang, thực hiện trên 2.880 trẻ trước tuổi học đường và tiểu học, từ năm 2010 - 2012. Các biến số đã được phân tích bao gồm: Nhân trắc dinh dưỡng của trẻ; Tình trạng kinh tế xã hội; Mô hình hoạt động thể lực; Chế độ ăn uống của trẻ; Thói quen ăn uống; Tình trạng hóa sinh dinh dưỡng, bao gồm: tình trạng thiếu máu, số lượng hồng cầu, dự trữ sắt, vitamin A, vitamin D, tình trạng nhiễm trùng cấp (AGP)/mãn ((CRP); Mật độ xương; cũng như chức năng và sự phát triển nhận thức của trẻ. Theo kết quả thu được từ SEANUTS, suy dinh dưỡng và thiếu các vi chất dinh dưỡng của trẻ em đang là vấn đề mang ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Điển hình là tỉ lệ thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao (26,7%, theo số liệu mới nhất năm 2012); tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, nhẹ cân vùng thành thị: 10,8%, vùng nông thôn: 20,8%. Đặc biệt, có tới hơn 50% số trẻ em thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, xu hướng thừa cân, béo phì (TC/BP) và các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng đáng báo động, có đến 29% số trẻ TC/BP ở thành thị và 5,5% số trẻ TC/BP ở vùng nông thôn. Như vậy, có sự tồn tại đồng thời cả hai vấn đề suy dinh dưỡng và TC/BP ở trẻ em, khác biệt theo vùng, với tỉ lệ SDD cao ở vùng nông thôn và TC/BP tập trung chủ yếu ở vùng thành thị.110
Tình trạng bạo lực đối với trẻ em ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng. Qua những thông tin được cập nhật, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh , các tờ báo có uy tín và chất lượng… Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hàng năm có khoảng 1500-2000 trẻ em bị xâm hại tình dục được phát hiện.
Bộ Công an tiến hành điều tra, khởi tố 50% số vụ việc xâm hại trẻ em là các vụ xâm hại tình dục trẻ em (với khoảng 1000 em là nạn nhân). 90% các vụ xâm hại trẻ em đưa ra xét xử hàng năm là tội danh xâm hại tình dục trẻ em. Tất
110Trang giáo dục& thời đại.http://www.gdtd.vn/channel/2785/201303/Bao-dong-tinh-trang-mat-can- bang-dinh-duong-o-tre-em-1967701/
cả các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện đưa ra điều tra, truy tố là những vụ việc rất nghiêm trọng và hầu hết đều được xét xử tại tòa án. Căn cứ kết quả xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo gửi đến Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2012, trẻ em bị xâm hại chủ yếu là các em gái ở tất cả các lứa tuổi; Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em phần lớn l à những người quen biết trong cộng đồng, sử dụng quyền lực từ các mối quan hệ sẵn có với trẻ để xâm hại (cha dượng, người họ hàng, hàng xóm, công an, thầy giáo…).
Người chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em không có kiến thức giáo dục tình dục trẻ em, giáo dục kỹ năng sống, tự bảo vệ mình cho trẻ, không có kiến thức, hiểu biết về pháp luật, tâm sinh lý có liên quan nên dẫn đến xao nhãng trẻ em để trẻ không những bị đối tượng xâm hại một lần mà nhiều lần; Bên cạnh đó chính quyền các cấp thực hiện các chương trình, chính sách chủ yếu là trợ giúp chứ không phải phòng ngừa. Như vậy có thể thấy tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng của xâm hại tình dục trẻ em so với các vụ việc xâm hại trẻ em nói chung.111