Cơ chế quốc tế

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo công ước của liên hợp quốc 1989 (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2 QUYỀN CỦA TRẺ EM THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 1989

2.3. Cơ chế bảo vệ

2.3.1. Cơ chế quốc tế

Liên Hợp Quốc chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn. Việc Liên Hợp Quốc ra đời là một sự kiện quan trong và là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, như vai trò kém

91Điều 15 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989

92http://www.ycantho.com/content/4/13/434/1/chinh-sach-cơ-che-va-system.html

hiệu quả của Hội Quốc Liên trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế, sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai cùng những hậu quả thảm khốc đối với loài người và nỗ lực lớn lao của các nước trong việc thiết lập một thể chế toàn cầu có vai trò hiệu quả hơn đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Liên Hợp Quốc bao gồm các cơ quan như: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế - xã hội; Hội đồng Bảo trợ; Tòa án quốc tế; Ban thư ký Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc.93

Trong đó, có các cơ quan như Đại hội đồng Liên Hợp Quốc; Hội đồng kinh tế - xã hội và Uỷ ban quyền con người: Có chức năng, nhiệm vụ xem xét mọi vấn đề thuộc phạm vi của Hiến chương Liên Hợp Quốc trong đó có các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền trẻ em. Đại hội đồng đã thông qua Công ước về quyền trẻ em ngày 20/11/1989.

2.3.1.2. Các tổ chức chuyên môn, các chương trình và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc.

Các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc, các chương trình và Quỹ của Liên hợp quốc có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền trẻ em, trong đó không thể không nhắc tới tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc hoạt động trong lĩnh vực lao động, thành lập ngày 11/04/1919 theo Hiệp ước Vecxay; năm 1946, trở thành tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Mục đích của tổ chức này là cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống trên toàn thế giới. Liên quan đến trẻ em (ILO) quy định về độ tuổi trẻ em được lao động; lựa chọn việc làm; quy định số giờ làm việc; điều kiện lao động; bảo đảm công bằng xã hội; an toàn lao động… Tiêu biểu là Công ước 182 (1999) về những hình thức tồi tệ đối với lao động trẻ em.94

93Trang Chính phủ, (Nguồn Bộ Ngoại giao)

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeToChucQuocT e?diplomacyOrgId=123

94Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30690&cn_id=248985

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) là Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, có tôn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ c ác nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới. Ngày 11/12/1946, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết 57 thành lập Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp (United Nations International Children’s Emergency Fund) – viết tắt là UNICEF, mục đích ban đầu là cứu trợ khẩn cấp nhân đạo cho trẻ em các nước bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, đặc biệt là khu vực châu Á. Từ năm 1953, vì hoạt động của Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp Liên H ợp Quốc ngày càng phát huy được nhiều tác dụng nên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định giữ lại tổ chức này. Tháng 10/1953, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức đổi tên Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp thành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã thực hiện nhất quán tôn chỉ, mục đích nhằm bảo vệ quyền trẻ em như vấn đề chăm sóc, giáo dục, y tế, dinh dưỡng…95

2.3.1.3. Ủy ban về quyền trẻ em

Ủy ban về quyền trẻ em được thành lập theo Điều 43 Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 bao gồm các thà nh viên từ các quốc gia trên khắp thế giới. Mỗi năm một lần, Ủy ban này đệ trình một bản báo cáo cho Ủy ban thứ ba của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc . Uỷ ban có chức năng theo dõi sự tiến bộ của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em.

Ủy ban quyền trẻ em còn thực hiện chức năng xem xét các báo cáo quốc gia theo Điều 8 Nghị định thư không bắt buộc của Công ước về quyền trẻ em liên quan đến sự tham gia của trẻ em trong cuộc xung đột vũ trang.

2.3.1.4. Các tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ là một lực lượng tích cực trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Các tổ chức này góp phần xây dựng Công ước về quyền trẻ em, hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn ở nhiều giai đoạn như: Soạn thảo, thông qua, phê chuẩn công ước…trong đó phải nhắc đến Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển thành lập

95Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30690&cn_id=247129

năm 1919 là một tổ chức phi chính phủ. Mục đích của tổ chức này là tạo điều kiện giúp đỡ cho trẻ em có quyền sống, phát triển tự do và có sức khỏe tốt hơn.

Hiện nay, tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển hoạt động tại Thụy Điển và 8 khu vực trên thế giới bao gồm: châu Âu; khu vực Mỹ La tinh và vùng Caribe;

Nam Phi; Tây Phi; Đông và Trung Phi; Trung Đông và Bắc Phi; Nam Á; Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Các lĩnh vực ưu tiên toàn cầu bao gồm chống bạo lực trẻ em, thúc đẩy quyền được học tập của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thúc đẩy quyền được sự giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là từ cha mẹ, những người chăm sóc trẻ, các nhà chuyên môn và tăng cường năng lực cho đối tác, đóng góp vào phong trào trẻ em toàn cầu.96

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo công ước của liên hợp quốc 1989 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)