CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
3.2. Thực trạng trẻ em ở Việt Nam
3.2.2. Thực trạng bảo vệ trẻ em Việt Nam
Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một đường lối nhất quán, xuyên suốt trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc 1989, Quố c hội Việt Nam đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991; Bộ luật Hình sự 1999; Bộ luật Lao động; Luật Giáo dục; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Hôn nhân và gia đình… các văn bản dưới luật đã tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em tương đối đầy đủ, gồm các văn bản chuyên ngành, không chuyên ngành, đến các văn bản luật và văn bản dưới luật góp phần quan trọng vào thành tựu thực hiện bảo vệ quyền trẻ
111http://www.gopfp.gov.vn/so-10-
139?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_i d=column-
3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles%2Fview&_62_INST ANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=313908&_62_INSTANCE_Z5vv_version
=1.0
em của đất nước. Trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng và triển khai chương trình hành động quốc gia bảo vệ trẻ em qua các giai đoạn 1991 - 2000, 2001 – 2010 và hiện nay đang thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015. Cơ sở thực tiễn và pháp lý nêu trên đặt ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em trong giai đoạn 2011 – 2015 này, giải quyết tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em, tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, tình trạng tảo hôn…
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 vừa được Chính Phủ phê duyệt. Một trong những nội dung quan trọng của chương trình hành động này là hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Và mới đây, hội thảo quốc tế tại Việt Nam đã đưa ra đề xuất nâng độ tuổi của trẻ em từ 16 - 18 là tuổi vị thành niên.112
Qua hơn 20 năm thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Việt Nam đã có nhiều sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển, việc thực hiện quyền trẻ em và trao quyền cho trẻ em đang xuất hiện những vấn đề mới; hệ thống pháp luật về trẻ em bộc lộ những điểm không còn phù hợp với thực tiễn, có những nội dung cần điều chỉnh nhưng lại chậm được sửa đổi. Do đó, việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập như:
* Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ở diện rộng và còn khoảng cách đáng kể giữa các vùng miền đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm gia tăng hiện tượng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như:
trẻ em lang thang, trẻ em sử dụng ma túy, trẻ em bị lạm dụng và xâm hại…
* Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm “Người chưa thành niên” và “Trẻ em”
được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhưng hai khái niệm nay không được quy định thống nhất với nhau giữa các văn bản pháp luật. Hệ thống
112Đài Truyền hình Việt Nam, http://vtv. http://vtv.vn/Doi-song/Co-nen-tang-do-tuoi-tre-em-len-18- tuoi/53290.vtv
pháp luật, chính sách và khung pháp lý để bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, đồng bộ. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quyền trẻ em chưa đủ mạnh. Do đó, gây trở ngại cho việc thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam.
* Nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ, chậm chuyển đổi về cách tiếp cận bảo vệ trẻ em, ngân sách phân bổ cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ trẻ em quá thấp. Tác động của quá trình phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội.
* Thực trạng về công tác bảo vệ , chăm sóc trẻ em cho thấy nhiệm vụ này tại cơ sở lâu nay vẫn được coi là một hoạt động xã hội, mang tính phong trào, chưa được coi là một công việc chuyên môn. Công tác với trẻ em ở cơ sở hiện nay thường bao gồm những việc như: Thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân các ngày lễ tết, trợ giúp trẻ em nghèo, trợ cấp và vận động quyên góp; huy động cộng đồng hỗ trợ nguồn lực quan tâm, chăm sóc trẻ mồ côi; trẻ khuyết tật; trẻ bị lạm dụng; trẻ em vi phạm pháp luật, nghiện ma tuý...mà vẫn chưa coi trọng nhiều hoạt động nghiệp vụ khác.
* Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đòi hỏi các cán bộ phải có kỹ năng, kiến thức và được đào tạo, làm việc theo các quy trình, bài bản, chuyên môn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời đại thông tin, toàn cầu hoá và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đội ngũ trực tiếp tham gia vào công tác trẻ em còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng. Tại cơ sở, những người trực tiếp và đang tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em tuy có chức năng nhiệm vụ rõ ràng nhưng đều thuộc nhóm cán bộ không chuyên trách, phụ cấp rất thấp. Chế độ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã, phường không thu hút, khuyến khích và đảm bảo công việc lâu dài, trong khi công việc quá tải.
Bên cạnh đó là sự thay đổi cơ cấu nhân sự dẫn đến sự thay đổi cán bộ, mất người có kinh nghiệm làm việc. Nhiều ban ngành tham gia vào “công tác trẻ em” nói chung, trong khi cơ chế phối hợp, phân công, phân nhiệm chưa rõ về cơ chế hoạt động liên quan đến các vụ việc cụ thể nhằm bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong việc phát hiện, ngăn ngừa, can thiệp và phục hồi cho trẻ em dựa vào gia đình, cộng đồng và xã hội. Cùng với đó, việc thiếu các hệ thống dịch vụ can thiệp, hỗ trợ ở
cộng đồng; thiếu đồng bộ trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các khâu: Phòng ngừa, can thiệp phục hồi và tái hòa nhập ; thiếu mạng lưới cộng tác viên, cán sự xã hội có trình độ chuyên môn, được đào tạo đã làm cho vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em ngày càng gặp nhiều thách thức, trở ngại.113