Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo công ước của liên hợp quốc 1989 (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

3.2. Thực trạng trẻ em ở Việt Nam

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện

Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính ch iến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây đã có những đổi mới tích cực trong đường lối, chính sách nhằm chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa pháp luật quốc tế và vận dụng phù hợp vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện tốt các quyền trẻ em.

Tuy nhiên, việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam vẫn tồn tại những bất cập như đã được đề cập ở trên. D ựa trên việc xem xét các quy phạm pháp luật và phân tích tình hình thực tiễn về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Việt Nam, người viết xin đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và thực trạng trên:

- Thứ nhất, hệ thống pháp luật phải ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể khái niệm “Trẻ em”“Người chưa thành niên” phải được quy định thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Nghĩa là phải mở rộng độ tuổi của trẻ em từ 0 đến 18 tuổi trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Thứ hai, Bộ Giáo dục và đào tạo phải có trách nhiệm nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các chương trình giáo dục, đặc biệt là chương trình giáo dục tiểu học cho phù hợp với sự phát triển của trẻ em; cần ban hành văn bản quy

113http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-VN/13/367/17269/Default.aspx

định cụ thể về dạy thêm và học thêm đối với học sinh tiểu học. Bởi vì, hiện nay tình trạng về chứng rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng gia tăng và kéo theo các vấn đề tiêu cực khác. Do đó, cần xây dựng hệ thống nhà trường tốt cả về số lượng và chất lượng.

- Thứ ba, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, Nhà nước phải xác định mục tiêu trẻ em và đảm bảo quyền trẻ em luôn được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cần tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước với những giải pháp thiết thực, t ăng cường công tác tuyên truyền phổ biến bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm phổ cập đồng đều trong các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng đắn về quyền trẻ em thông qua việc huy động sự tham gia cùa các phương tiện truyền thông đại chúng, tài liệu, tập huấn, hội nghị, đảm bảo các quyền lợi, các nhu cầu chính đáng của trẻ em; xóa bỏ dần các tư tưởng lạc hậu, phong kiến còn tồn tại trong xã hội có tác động xấu đến thực hiện quyền trẻ em.

- Thứ tư, Tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các gia đình, các thành viên của xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuyên dương những trẻ em chăm ngoan, vượt khó học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tăng cường công tác vận động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ tạo điều kiện về vật chất, tinh thần chăm lo cho trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình - Đây là yếu tố quyết định đảm bảo cho quyền trẻ em được thực hiện tốt ngay từ trong mái ấm gia đình.

- Thứ năm, để bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất trước hết phải cho các em biết mình có những quyền gì? cách thức bảo vệ như thế nào?. Không có gì tốt nhất bằng cách các em tự bảo vệ chính bản thân các em. Do đó để trẻ em biết mình có những quyền gì? Cách bảo vệ như thế nào? Thì ngay từ khi các em bắt đầu biết tư duy phải cho các em biết các em có những quyền cơ bản nào. Từ đó, phải đưa vào chương trình giáo dục môn học về quyền trẻ em, nhằm mục đích tác động vào ý thức của các em một cách từ từ, để đến một khi các em thực sự

hiểu rõ mình có những quyền cơ bản nào? Những người xung quanh có những hành động có xâm phạm đến quyền của mình hay không? Có thể bảo vệ bản thân bằng cách nào?

- Thứ sáu, để tạo ra cơ chế bảo vệ trẻ em một cách kịp thời, nhanh chóng nhất thì nên thành lập một cơ quan chuyên về bảo vệ trẻ em, khi tiếp nhận các hành vi tố cáo của trẻ em nếu có căn cứ thì cơ quan phải trực tiếp can thiệp ngay.

Các cơ quan này phải đặt mục tiêu bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất là hàng đầu, tôn trọng những ý kiến của trẻ em.

- Thứ bảy, Xây dựng và triển khai các nhóm đề án là những bước đi chiến lược cần được làm đồng bộ, tạo ra thế và lực tổng hợp như những chân kiểng vững chắc nâng đỡ và đảm bảo thành công trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo công ước của liên hợp quốc 1989 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)