CHƯƠNG 2 QUYỀN CỦA TRẺ EM THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 1989
2.2. Quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp quốc
2.2.3. Nhóm quyền được phát triển
Quyền được phát triển: Bao gồm quyền được thông tin; quyền được giáo dục, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa; quyền được phát triển về nhân cách (về mặt tâm lý và xã hội); quyền phát triển về sức khỏe và thể lực…
Thực hiện quyền được phát triển của trẻ em nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, gia đình có trách nhiệm đảm bảo quyền được nuôi dưỡng và được có mức sống đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy đủ tốt về mặt thể lực,
81Điều 36 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
82Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của trường Đại học quốc gia Hà Nội. Trang 361
tình cảm đạo đức. Gia đình có trách nhiệm giáo dục hoàn thiện nhân cách, phát triển trí tuệ, văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí.
2.2.3.1. Quyền được phát triển nhân cách
Có nhiều khái niệm về nhân cách, nhưng dịch theo phương pháp chiết tự thì nhân cách nghĩa là những gì thuộc về con người thể hiện ra ngoài, là phẩm chất con người.
Còn theo từ điển bách khoa toàn thư thì khái niệm nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với t ập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trẻ em là những mầm xanh, là những chủ nhân tương lai của đất nước nên việc phát triển nhân cách của trẻ là một việc làm đặc biệt cần thiết và rất quan trọng. Do đó, trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em cũng có quy định về việc phát triển nhân cách của trẻ, cụ thể tại các Điều 5, 6, 13, 14, 15. Việc quy định như vậy nhằm mục đích giáo dục, uốn nắn những sai lệch về nhân cách của trẻ, làm cho trẻ phát triển theo mong muốn của xã hội.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Con người sinh ra đều cần sự hoạt động và giao tiếp trong xã hội bất kể là trẻ em hay người lớn, vì có hoạt động và giao tiếp thì trẻ mới phát triển tốt và học tập tốt.
2.2.3.2. Quyền được tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Tự do tín ngưỡng, hay nói rộng hơn là tự do về nhận thức có nghĩa là không ai bị đòi hỏi phải tin theo một tôn giáo hoặc một niềm tin nào ngược lại với mong muốn của chính họ. Hơn nữa, không ai bị trừng phạt hay ngược đãi bằng bất kỳ hình thức nào chỉ vì họ lựa chọn tôn giáo này chứ không phải tôn giáo khác, hoặc không chọn lựa một tôn giáo nào cả.
Theo một nghĩa liên quan, tự do tôn giáo có nghĩa là không một người nào bị Nhà nước bắt buộc phải chấp nhận một nhà thờ hoặc một tín ngưỡng chính thức nào cả. Trẻ em không bị bắt buộc phải theo học ở một trường tôn giáo và
không một ai bị đòi hỏi phải tham dự các công việc tôn giáo, cầu nguyện h oặc tham gia vào các hoạt động tôn giáo ngược với ý nguyện của trẻ.
Trẻ em có quyền được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Nhà nước phải tôn trọng quyền của trẻ em được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo theo sự hướng dẫn thích hợp của cha mẹ.83Quy định này cũng được ghi nhận tại Điều 18 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) và trong pháp luật Việt Nam cụ thể trong Hiến pháp 1992 84, Bộ luật Dân sự 2005.85
2.2.3.3. Quyền được thông tin
Điều 17 trong Công ước Quyền trẻ em có nêu: Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc với những thông tin và tài liệu có xuất xứ từ các nguồn khác nhau, phải khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng, truyền bá thông tin có lợi ích về mặt xã hội và văn hóa đối với trẻ em, nhà nước phải có những biện pháp bảo vệ trẻ em chống lại những tài liệu nguy hiểm.
Trẻ em có quyền được đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình và nghe các chương trình phát thanh phù hợp với lứa tuổi của các em. Các bậc cha mẹ cần biết con cái mình đọc gì và xem gì, để hướng dẫn các em tránh đọc và xem những điều làm cho các em sợ hãi, nhầm lẫn hoặc làm hại đến các em. Như vậy trẻ em có quyền được thông tin một cách đầy đủ, giúp cho trẻ em phát triển tri thức, có thêm hiểu biết xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, các em cần được cung cấp thông tin để hiểu rõ về sự thay đổi của bản thân ở tuổi dậy thì, các vấn đề xã hội đang tác động đến sức khỏe và sự phát triển của các em.
2.2.3.4. Quyền được phát triển sức khỏe và thể lực
Trẻ em có quyền được hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất và các phương thức chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc y tế, đảm bảo cho tất cả mọi trẻ em được hưởng những dịch vụ, được chăm sóc sức khỏe.86
83Điều 14 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
84Điều 70 Hiến pháp Việt Nam 1992
85Điều 47 Bộ luật Dân sự 2005
86Điều 24 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
2.2.3.5. Quyền được giáo dục về các giá trị
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực, nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cá ch người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội hiện nay. Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu trong các quốc gia trên thế giới và là một quyền căn bản, việc thực hiện quyền được giáo dục cần được đảm bảo liên tục và trên cơ sở bình đẳng về cơ hội. Mỗi trẻ em có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung, đại học và sau đại học. Tại Điều 28, 29 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em khẳng định trẻ em có quyền được học hành. Quyền được học hành là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia công nhận. Bên cạnh, các quyền cơ bản khác như:
quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được sống cùng cha mẹ; quyền được chăm sóc sức khỏe… quyền được học hành góp phần hoàn thiện các quyền trẻ em, tạo thành một hệ thống có mối liên quan chặt chẽ, mật thiết giúp cho trẻ em có những điều kiện tốt nhất về việc phát triển mọi mặt.
Quyền được học hành của trẻ em chỉ được phát huy giá trị của mình khi nó được phát huy trong mối quan hệ với các quyền khác… Những quyền cơ bản khác là điều kiện để đảm bảo quyền được học hành thực hiện tốt hơn. Đồng thời quyền học hành của trẻ em đư ợc thực hiện hiệu quả thì các quyền khác của trẻ mới được hoàn thiện. Đó chính là cái nhìn tổng thể về quyền được học hành.
Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo giáo dục tiểu học là phải bắt buộc đối với mọi người và không cần phải đóng tiền. Nhà nước tôn trọng cá c Quyền và nhân phẩm của trẻ em, giáo dục phải nhằm phát triển nhân cách, tài năng, tinh thần và thể chất ở mức độ cao nhất. Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống tốt đẹp sau này, giáo dục trẻ biết kính trọng cha mẹ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng văn hóa và giá trị của người khác.87Bậc tiểu học là nền tảng trong hệ thống giáo
87http://www.hcm.edu.vn/kynangsong/treem.asp?id=qdpt
dục. Quyền học hành là một quyền rất quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên.
Đây là một quyền đương nhiên mà các em được hưởng, mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Học tập vừa là quyền vừa là bổn phận của các em. Việc học hành đối với mỗi trẻ em là vô cùng quan trọng. Có học hành, trẻ em mới có kiến thức, có hiểu biết, hoàn thành nhân cách, được phát triển to àn diện, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội và tương lai sẽ trở thành công dân tốt cho đất nước.
2.2.3.6. Quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí và tham gia vào bất kỳ một hoạt động nào cầ n thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách và thể chất của các em. Điều 31 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đề cao trẻ em có quyền vui chơi, giải trí và tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí lành mạnh giúp cho các em phát triển về tinh thần và thể chất.
Ủy ban CRC cho rằng việc nghỉ ngơi và vui chơi của trẻ em cũng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ như các yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Bảo vệ quyền này cũng rất quan trọng đối với trẻ em nghèo, những em phải lao động và có ít thời gian để vui chơi, trẻ em đường phố, và những trẻ em là nạn nhân của việc lạm dụng và bóc lột, và những trẻ em không được tự do vui chơi và tham gia vào các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, hay khô ng có cơ hội chơi ở sân chơi an toàn.
Trẻ em là mầm non đang lớn, cần phải được tạo điều kiện phát triển toàn diện. Hoạt động vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ là những nhu cầu và hoạt động không thể thiếu để bảo đảm sự phát triể n, sẽ giúp các em thoải mái, thư giãn và khiến cho trẻ phát triển toàn diện hơn. Do tính chất đa dạng và rộng lớn của nó, việc bảo đảm quyền này không chỉ gắn với trách
nhiệm của các bậc cha mẹ, mà còn là trách nhiệm của các nhà trường, cộng đồng và nhà nước.
2.2.4. Nhóm quyền được tham gia
Quyền được tham gia: Bao gồm quyền được nêu ý kiến; quyền được tự do ngôn luận; quyền được tiếp cận các thông tin thích hợp…Trẻ em được khuyến khích để bộc lộ quan điểm riêng của mình, qua đó sẽ giúp trẻ em trau dồi năng lực diễn đạt, trình bày ý kiến với mọi người. Trẻ em có quyền được giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ với mọi người. Trách nhiệm của người lớn và xã hội là phải đưa đến cho trẻ em những thông tin lành mạnh. Thực hiện quyền được tham gia, giúp cho trẻ em hiểu biết hơn, nâng cao hơn nhận thức, tích lũy được kinh nghiệm, giúp người lớn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan tới trẻ em.
2.2.4.1. Quyền tự do phát biểu
Trẻ em có quyền tự do phát biểu các ý kiến, quan điểm của mình vì các em có quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Quyền được giữ quan điểm của trẻ em mà không bị ai can thiệp là quyền tuyệt đối, không được hạn chế hay tước bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình huống khẩn cấp của quốc gia.
Quyền này liên quan đến một trong bốn nguyên tắc cơ bản của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em – Đó là nguyên tắc tôn trọng ý kiến quan điểm của trẻ em. Trẻ em có quyền tự do phát biểu những quan điểm liên quan đến mọi vấn đề có tác động đến đứa trẻ. Đứa trẻ phải được đặc biệt tạo cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có tác động đến đứa trẻ, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hoặc một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những điều lệ thủ tục của luật pháp quốc gia.88 Trẻ em cần được khuyến khích bộc lộ riêng quan điểm của mình, điều đó giúp các em trao dồi năng lực và tự tin trình bày ý kiến của mình trước mọi người. Qua đó, người lớn có thể hiểu được trẻ em muốn gì? hiểu gì? nhận
88Điều 12 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
thức của trẻ ra sao? Từ đó, người lớn có thể đưa ra giải pháp và kịp thời giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn.
2.2.4.2. Quyền tự do bày tỏ ý kiến
Trẻ em cũng là con người, là thành viên trong gia đình và xã hội. Các em cũng có những tình cảm và suy nghĩ riêng và có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến các em cũng như được tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến tất cả các loại thông tin, tư tưởng thuộc mọi lĩnh vực, dưới bất kỳ hình thức nào, bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà đứa trẻ lựa chọn.89
Quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia các hoạt động xã hội thuộc nhóm quyền cơ bản của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Thực hiện quyền tham gia của trẻ em giúp cho mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em được dân chủ và bình đẳng. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Hôm nay, trẻ em được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em, được tham gia vào các hoạt động xã hội thì ngày mai khi t rưởng thành các em sẽ là những con người năng động, thích ứng được với những đòi hỏi của cuộc sống. Trong tất cả mọi quyết định có ảnh hưởng đến trẻ em được đưa ra trong gia đình, trường học, tòa án, bệnh viện hay tại bất kỳ một cơ quan nào khác, người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em và làm những điều tốt cho trẻ em.
Quyền này cũng được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 20 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 và Điều 20 Nghị định 71/2011/NĐ -CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Trẻ được quyền tự do bày tỏ ý kiến, nhưng quyền này có thể phải chịu một số hạn chế, những hạn chế này chỉ có thể là những điều được ghi nhận trong luật pháp và là cần thiết thể hiện như: để tôn trọng các quyền và thanh danh của người khác; để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc y tế và đạo đức chung.90
2.2.4.3. Quyền tự do kết giao và tự do hội họp hoà bình
89Khoản 1 Điều 13 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
90Khoản 2 Điều 13 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
Trẻ em cũng có quyền tự do kết giao và tập hợp nhau theo những nhóm bạn cùng chung sở thích, cũng như tổ chức những cuộc họp mang tính chất hòa bình. Trẻ em có quyền được giao tiếp, vì giao tiếp là nhu cầu của mọi con người.
Qua đó, trẻ em được bộc lộ khả năng của mình. Đây là quyền bất khả xâm phạm của trẻ. Nhà nước không được đặt ra những hạn chế với việc thực hiện các quyền này, trừ khi vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng. 91
2.2.4.4. Quyền được tiếp cận các thông tin thích hợp
Điều 17 Công ước nêu rõ “Nhà nước phải đảm bảo để trẻ em có thể tiếp cận thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau…”
Trách nhiệm của người lớn và toàn xã hội là phải đưa đến cho t rẻ em những thông tin lành mạnh , phù hợp với lứa tuổi của các em, hướng dẫn các em tránh đọc và xem những điều làm cho các em sợ hãi, nhầm lẫn hoặc làm hại đến các em.