Cơ chế quốc gia

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo công ước của liên hợp quốc 1989 (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2 QUYỀN CỦA TRẺ EM THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC 1989

2.3. Cơ chế bảo vệ

2.3.2. Cơ chế quốc gia

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Trách nhiệm đó bao gồm ban hành pháp luật, hình thành các thiết chế xây dựng các chủ trương chính sách và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quy định trong Nghị định 36/2005/NĐ -CP ban hành ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em . Bao gồm các cơ quan Quốc hội; Chính phủ; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa - Thông tin; Bộ Lao động - Thương binh xã hội; Bộ Công an; Bộ Tư pháp…; Ủy ban Thể dục Thể thao, Uỷ ban nhân dân các cấp; Cơ quan toà án.

2.3.2.2. Nhà trường

Nhà trường có trách nhiệm bảo đảm quyền học tập của trẻ em, thực hiện việc giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướn g nghiệp cho trẻ em, chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã

96Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

http://www.molisa.gov.vn/news/detail2/tabid/371/newsid/54682/seo/To-chuc-Cuu-tro-tre-em-Thuy- Dien/language/vi-VN/Default.aspx

hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quyền được học hành là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong Điều 28 Công ước về quyền trẻ em, Điều 59 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Điều 16 luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Điều 10 luật Giáo dục năm 2005.

2.3.2.3. Gia đình

Gia đình là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ e m. Gia đình có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ em. Điều 65 Hiến pháp 1992 quy định:“Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”

Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình” lại một lần khẳng định một cách cụ thể nhiệm vụ này, đây là tư tưởng xuyên suốt, là một nguyên tắc căn bản của pháp luật Việt Nam trong bảo vệ quyền trẻ em.

2.3.2.4. Các tổ chức xã hội

Theo quy định tại Điều 34 luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em như tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật cho những người dân hiểu nhằm mục đích bảo vệ trẻ em giúp trẻ em được sống và vui chơi, giải trí trong một môi trường trong lành .

2.3.2.5. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam

Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội, thành lập nhằm mục đích đẩy mạnh xã hội hoá vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Qũy có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.97Nhiệm vụ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là nghiên cứu; xây dựng trình Bộ phê duyệt phương hướng; triển khai các hình thức; phương pháp vận động nhằm khai thác các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho mục tiêu bảo vệ;

97Điều 19 Nghị định 36/2005/NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tr ẻ em

chăm sóc và giáo dục trẻ em; phối hợp với các đơn vị, tổ c hức liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án tại cơ sở.

2.3.2.6. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong phạm vi cả nước, theo quy định của pháp luật.

Thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em, Cục đã tổ chức công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương kịp thời, đầy đủ, đảo bảo cơ sở để địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò cơ quan đầu mối thực hiện Chương trình trong việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch thực hiện hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đôn đốc các Bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tham mưu đề xuất hoàn thiện luật pháp, chính sách, tạo cơ sở pháp lý và các điều kiện cho việc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống bảo vệ trẻ em. Nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn kỹ thuật về quy trình xây dựng và tổ chức các hoạt động đối với các dự án, mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện các dự án, nhiệm vụ được phân công.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo công ước của liên hợp quốc 1989 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)