Dưới trời Montana bao la

Một phần của tài liệu Sụp đổ: Cách Xã hội Chọn Thất bại Hoặc Thành công Jared Diamond (Trang 69 - 196)

- Chuyện của Stan Falkow - Montana và tôi - Lý do bắt đầu với Montana? - Lịch sử kinh tế Montana - Khai mỏ - Rừng - Đất đai - Nước - Các loài sinh vật bản địa và ngoại lai - Những nhìn nhận khác nhau - Quan điểm về các quy định pháp luật - Chuyện của Rick Laible - Chuyện của Chip Pigman - Chuyện của Tim Huls - Chuyện của John Cook - Montana, hình mẫu của thế giới.

Khi tôi hỏi ông bạn Stan Falkow, vị giáo sư vi trùng học 70 tuổi của trường Đại học Stanford, gần San Francisco, về lý do ông mua căn nhà thứ hai ở thung lũng Bitterroot của Montana. ông đã kể cho tôi

Montana gắn bó với cuộc đời ông như thế nào:

"Tôi sinh ra ở New York, sau đó chuyển tới đảo Rhode. Nghĩa là, khi còn nhỏ tôi chẳng biết núi là gì cả. Những năm đầu tuổi 20, vừa tốt nghiệp đại học, tôi liền nghỉ học vài năm để làm ca đêm trong phòng khám nghiệm tử thi của một bệnh viện. Với một

người trẻ tuổi chưa từng tiếp xúc với xác chết như

70 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

tôi thì đó quả là một công việc rất căng thẳng. Một người bạn vừa trở về từ cuộc chiến Triều Tiên và từng trải qua rất nhiều căng thẳng ở đó, nhìn tôi và nói, 'Stan, trông cậu lo lắng quá; cậu không nên căng thẳng như thế. Thử đi câu cá xem sao!'

Vậy là tôi bắt đầu đi câu cá vược. Tôi học cách buộc mồi và thực sự bị cuốn hút, nên ngày nào cũng đi câu sau khi hết giờ làm việc. Bạn tôi nói đúng: câu cá đã giúp tôi giảm căng thẳng. Nhưng trong thời gian học cao học ở đảo Rhode, công việc lại khiến tôi rơi trở lại tình trạng đó. Một bạn học lại bảo tôi rằng câu cá không có nghĩa là chỉ câu mỗi cá vược, tôi còn có thể sang bang Massachusetts bên cạnh câu cá hồi. Vậy là tôi đi câu cá hồi. Giáo sư hướng dẫn tôi là người

thích ăn cá nên ông khuyến khích tôi đi câu. ông

không bao giờ nhăn mặt mỗi khi tôi bỏ thí nghiệm đi câu cá.

Bước vào tuổi 50, lại một khoảng thời gian căng

thẳng của cuộc đời tôi bởi cuộc ly dị khó khăn và một số điều khác. Thời kỳ đó, tôi lại dành thời gian để đi câu chỉ ba lần mỗi năm. Sinh nhật lần thứ năm mươi

71 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

khiến nhiều người trong chúng ta suy ngẫm về

những gì ta muốn làm với phần đời còn lại của mình.

Tôi đã suy ngẫm về cuộc đời của cha tôi, và tôi nhớ rằng ông đã chết ở tuổi 58. Tôi thấy choáng váng trước ý nghĩ, nếu chỉ thọ bằng ông thì tôi chỉ còn được đi câu 24 lần nữa trước khi từ biệt cõi đời này.

Tôi cảm thấy mình còn rất ít thời gian để làm điều gì đó mình ưa thích. Nhận thức đó khiến tôi bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để dành nhiều thời gian hơn cho những gì mình thực sự ưa thích trong những năm tháng còn lại, trong đó có cả câu cá.

Lúc đó, đột nhiên tôi được cử đi đánh giá một phòng thí nghiệm ở thung lũng Bitterroot, tây nam

Montana. Trước đó tôi chưa từng tới Montana, thực ra tôi cũng chưa từng tới phía tây sông Mississippi, mãi cho tới năm 40 tuổi. Xuống sân bay Missoula, tôi thuê một chiếc xe lái tới miền nam thị trấn Hamilton, nơi có phòng thí nghiệm. Cách vài chục kilômét về phía Nam Missoula là một con đường dài thẳng tắp, trên một thung lũng bằng phẳng là những nông trại, cùng với rặng núi Bitterroot tuyết phủ ở phía tây và rặng Sapphire ở phía đông đột nhiên vươn lên khỏi

72 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

thung lũng. Tôi thực sự sững sờ trước phong cảnh hùng vĩ này; tôi chưa thấy ở đâu có phong cảnh đẹp tới vậy. Nó mang lại cho tôi cảm giác yên bình và suy nghĩ lạ kỳ về thân phận của mình trong thế giới.

Khi tới phòng thí nghiệm, tôi vô tình gặp lại một sinh viên cũ của tôi đang làm việc ở đây và anh ta biết sở thích câu cá của tôi. Anh khuyên tôi nên quay lại vào năm sau để tiến hành một số thí nghiệm và để câu cá hồi, cá hồi sông Bitterroot rất nổi tiếng. Đúng hẹn, mùa hè năm sau tôi quay lại với ý định chỉ ở lại đây khoảng hai tuần, nhưng rồi tôi đã ở đây cả một

tháng. Mùa hè sau nữa, tôi lại tới với ý định ở lại một tháng và rồi lại ở đó suốt cả mùa hè, cuối cùng vợ chồng tôi quyết định mua một căn nhà trong thung lũng. Từ đó, năm nào chúng tôi cũng tới đây và dành phần lớn thời gian trong năm cho Montana. Mỗi lần trở lại Bitterroot, khi bước vào con đường thẳng tắp ở phía Nam Missoula, hình ảnh đầu tiên của thung lũng lại khiến tôi có cảm giác thanh bình và hùng vĩ, cảm nhận mối liên hệ của tôi với vũ trụ. Ấn tượng này ở Montana lớn hơn bất kỳ nơi nào khác".

73 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Đó là những gì mà vẻ đẹp của Montana mang lại cho con người. Từ những người lớn lên ở những nơi hoàn toàn khác Montana, như Stan Falkow và tôi, cho tới những người bạn như John Cook, từng lớn lên ở những vùng núi khác ở phía Tây nước Mỹ, đều bị Montana cuốn hút. Ngay cả những người, như các thành viên gia đình Hirschy, sinh ra và lớn lên ở

Montana đều chọn đây làm nơi sinh sống.

Cũng như Stan Falkow, tôi sinh ra ở Boston, đông bắc nước Mỹ và mãi tới khi 15 tuổi mới được tới phía Tây Mississippi. Hồi đó, cha mẹ tôi đưa tôi đi nghỉ hè vài tuần ở lưu vực Big Hole, phía Nam thung lũng Bitterroot (xem hình 3). Cha tôi là bác sĩ nhi khoa điều trị cho Johnny Eliel, cháu của một chủ nông trại, bị mắc một căn bệnh nguy hiểm mà bác sĩ của gia đình ở Montana bó tay và đề nghị đưa cậu bé tới Boston để điều trị đặc biệt. Johnny là chắt trai của Fred Hirschy Sr., một người Thụy Sĩ nhập cư và cũng là một trong những nông dân tiên phong của vùng Big Hole trong những năm 1890. Thời điểm tôi tới thăm nông trại, con trai ông là Fred Jr., cũng đã 69 tuổi và vẫn điều hành nông trại của gia đình, cùng

74 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

với hai con trai lớn là Dick và Jack Hirschy và các con gái là Jill Hirschy Eliel (mẹ của Johny) và Joyce

Hirschy McDowell. Dưới sự điều trị của cha tôi, sức khỏe của Johnny tiến triển rất tốt, bởi vậy ông bà và cha mẹ cậu ấy đã mời gia đình tôi tới thăm nông trại.

Cũng giống như Stan Falkow, tôi lập tức bị choáng ngợp bởi phong cảnh của Big Hole: Một thung lũng bằng phẳng bao la với những bãi cỏ và những con suối quanh co, bao quanh là những dãy núi bốn mùa tuyết phủ nổi bật trên nền trời. Montana tự gọi mình là "tiểu bang Bầu trời bao la". Đúng như vậy. Ở

những nơi tôi từng qua, hoặc những tòa nhà chọc trời che khuất tầm nhìn của con người về phía chân trời, như trong các thành phố; hoặc có núi nhưng địa hình gồ ghề và thung lũng lại hẹp, bởi vậy chỉ nhìn thấy một mảng trời như ở New Guinea và vùng Alps.

Có nơi bầu trời mở rộng nhưng lại chẳng mấy thú vị bởi không có những rặng núi độc đáo ở phía chân trời, như đồng bằng Iowa và Nebraska. Ba năm sau, khi đã là sinh viên, tôi lại tới nghỉ hè ở nông trại của Dick Hirschy cùng với hai người bạn và chị gái tôi. Cả đám chúng tôi cùng tham gia thu hoạch cỏ khô cho

75 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

các nông trại của dòng họ Hirschy. Tôi thì lái máy cắt cỏ, chị tôi thì cào cỏ, các bạn tôi thì đánh đống cỏ

khô.

Sau mùa hè năm 1956 đó, phải rất lâu sau tôi mới trở lại Montana. Những năm sau đó tôi nghỉ hè ở những nơi khác, nơi cũng có những cảnh đẹp như New Guinea và Andes, nhưng tôi không thể quên Montana và dòng họ Hirschy. Cuối cùng, năm 1998, tôi đột nhiên nhận được lời mời của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã Teller, một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận tại Bitterroot. Đây là cơ hội để tôi đưa hai cậu con sinh đôi tới Montana để dạy chúng câu cá hồi khi chúng vẫn còn ít hơn tôi vài tuổi so với lần đầu tiên tôi tới tiểu bang này. Lập tức các con tôi cũng bị trò câu cá cuốn hút, một đứa hiện đang học để trở thành hướng dẫn viên câu cá. Tôi lại khôi phục mối quan hệ với Montana và tới thăm lại ông chủ nông trại Dick Hirschy cùng các anh chị em của ông. Tất cả đều đã trong độ tuổi 70-80 nhưng vẫn làm việc chăm chỉ suốt cả năm, như lần đầu tiên tôi gặp họ cách đây 45 năm. Từ đó, năm nào tôi cũng cùng vợ con về thăm Montana. Tất cả chúng tôi đều

76 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

bị cuốn hút bởi phong cảnh độc đáo, khó quên của vùng đất này với bầu trời bao la như đã lôi cuốn và giữ chân bạn bè tôi (Phụ bản 1-3).

Bầu trời Montana ngày càng lớn dần trong tôi. Sau nhiều năm sinh sống ở những nơi khác, tôi thấy

mình bị Montana cuốn hút khiến tôi quay trở lại đây nhiều lần và trở nên quen thuộc với cảnh phía trên là bầu trời bao la, bên dưới là thung lũng với những dãy núi bao quanh. Tôi thực sự mong muốn được sống trong phong cảnh hùng vĩ này. Tôi thấy mình có thể trải lòng với Montana, cho dù đi xa nhưng tôi vẫn biết rằng một ngày nào đó mình sẽ quay trở lại. Với tôi và gia đình, Los Angeles có những ưu điểm như một nơi để làm việc, học tập và sinh sống tốt. Nhưng Montana thực sự đẹp hơn nhiều và (như Stan

Falkow đã nói) rất yên bình. Với tôi, cảnh đẹp nhất thế giới chính là cảnh những đồng cỏ bao la của Big Hole với những đỉnh núi cao tuyết phủ của dãy Đại lục phân thủy1 khi nhìn từ cổng nông trại của Jill và John Eliel.

77 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Montana nói chung, và thung lũng Bitterroot ở phía tây nam, là một mảnh đất của những nghịch lý.

Trong số 48 tiểu bang ở vùng thấp, Montana là tiểu bang có diện tích lớn thứ ba trong khu vực và có số dân nhỏ thứ sáu, bởi vậy mật độ dân số thấp thứ hai.

Ngày nay, thung lũng Bitterroot trông rất tươi tốt, nhưng loại thực vật tự nhiên chính gốc ở đây chỉ có cây ngải đắng. Hạt Ravalli, nơi có thung lũng, có phong cảnh rất đẹp và thu hút nhiều người từ khắp nơi trên nước Mỹ về đây sinh sống, (kể cả những người từ những vùng khác của tiểu bang Montana).

Đây cũng là một trong những hạt có tỷ lệ dân số tăng nhanh nhất nước Mỹ, nhưng 70% số học sinh tốt nghiệp trung học lại rời bỏ thung lũng, và phần lớn số này rời bỏ Montana ra đi. Mặc dù dân số của Bitterroot đang tăng, nhưng dân số ở phía đông Montana lại giảm đi, bởi vậy dân số trên toàn tiểu bang Montana ở mức cân bằng. Trong thập kỷ qua, số cư dân trong độ tuổi 50 của hạt Ravalli tăng

mạnh, nhưng cư dân trong độ tuổi 30 lại giảm. Gần đây, trong số những người mua nhà ở thung lũng có những người rất giàu, như nhà sáng lập môi giới bất

78 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

động sản Charles Schwab và chủ tịch Intel Craig Barrett, nhưng hạt Ravalli vẫn là một trong những hạt nghèo nhất bang Montana, trong khi Montana gần như là tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ. Nhiều cư dân của hạt phải làm tới 2-3 công việc, nhưng thu nhập vẫn chỉ ở mức nghèo khổ của nước Mỹ.

Chúng tôi gắn bó với Montana bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của nó. Thực tế, môi trường Montana có lẽ là môi trường ít bị tàn phá nhất so với 48 bang ở vị trí thấp, và đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người lại chuyển tới hạt Ravalli sinh sống. Chính quyền liên bang sở hữu hơn 1/4 số đất đai của tiểu bang và 3/4 số đất đai của hạt Ravalli, phần lớn là các khu rừng quốc gia. Tuy nhiên, thung lũng

Bitterroot lại là một thế giới thu nhỏ hội tụ đầy đủ các vấn đề liên quan đến môi trường đang hoành hành trên khắp nước Mỹ như dân số tăng nhanh, tình trạng nhập cư ồ ạt, nước ngày càng khan hiếm trong khi chất lượng nước giảm, chất lượng không khí cục bộ và theo mùa giảm, các loại chất thải độc hại, nguy cơ cháy rừng cao, rừng bị suy thoái, đất bị xói mòn hay bạc màu, đa dạng sinh học bị tổn hại,

79 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

những loài sinh vật hại ngoại lai xuất hiện nhiều cùng những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.

Hình 3. Montana hiện nay

Montana là trường hợp nghiên cứu điển hình lý tưởng để mở đầu cho cuốn sách này về các vấn đề môi trường trước đây và hiện nay. Đối với các xã hội trước đây mà tôi sẽ thảo luận là Polynesia, Anasazi, Maya, Norse của Greenland và những xã hội khác, chúng ta biết được những hậu quả cuối cùng mà cư dân các xã hội này phải gánh chịu trước những quyết định quản lý môi trường của họ. Nhưng chúng ta

không biết tên tuổi hay cuộc đời của các cá nhân, và chúng ta chỉ có thể phỏng đoán động cơ khiến họ hành động như những gì đã làm. Ngược lại, trong Montana hiện đại, chúng ta biết rõ tên tuổi, tiểu sử

80 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

cuộc đời và các động cơ của dân cư. Một số người là bạn của tôi trong suốt hơn 50 năm qua. Hiểu được những động cơ của Montana, chúng ta có thể hình dung tốt hơn về những động cơ trong quá khứ.

Chương này sẽ nói về các cuộc sống cá nhân, để cuốn sách bớt phần trừu tượng.

Ngoài ra, Montana còn mang lại sự cân bằng hữu ích cho những thảo luận trong các chương sau về các xã hội trước đây, bé nhỏ, nghèo nàn và xa xôi trong những môi trường dễ bị tổn hại. Tôi cố tình chọn những xã hội này để thảo luận bởi chúng từng gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng do tổn hại môi trường, bởi vậy chúng là những minh họa sống động về các quá trình mà cuốn sách này nghiên cứu.

Nhưng chúng không phải là những hình thái xã hội duy nhất dễ bị tác động bởi các vấn đề môi trường nghiêm trọng, như đã minh họa với trường hợp trái ngược của Montana. Montana là một phần lãnh thổ của quốc gia giàu nhất thế giới, và cũng là vùng đất hoang sơ nhất và có số dân thấp nhất nước Mỹ.

Dường như tiểu bang này cũng ít gặp các vấn đề môi trường và dân số so với các tiểu bang khác. Chắc

81 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

chắn, các vấn đề môi trường của Montana ít khắc nghiệt hơn nhiều so với những vấn đề như dân cư đông đúc, khói bụi từ các phương tiện giao thông, chất lượng và trữ lượng nước, và các loại chất thải độc hại hiện đang bủa vây người dân Mỹ ở thành phố Los Angeles, nơi tôi sống, cũng như ở những đô thị khác trên toàn nước Mỹ. Mặc dù vậy, nếu thậm chí Montana có những vấn đề về dân số và môi trường, thì càng dễ đánh giá mức độ nghiêm trọng của các vấn đề này ở những bang khác của nước Mỹ.

Montana sẽ minh họa năm chủ đề chính của cuốn sách, đó là: tác động của con người tới môi trường;

thay đổi khí hậu; quan hệ của một xã hội với các xã hội láng giềng hữu nghị (trong trường hợp Montana là quan hệ với các tiểu bang khác của nước Mỹ); một xã hội với nguy cơ ảnh hưởng từ những xã hội thù địch (như khủng bố nước ngoài và các nước sản xuất dầu lửa hiện nay); và tầm quan trọng của việc một xã hội ứng phó như thế nào với các vấn đề của nó.

Những bất lợi môi trường giống nhau không chỉ gây cản trở cho hoạt động sản xuất lương thực trên khắp vùng núi phía Tây nước Mỹ, mà còn làm hạn chế khả

82 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

năng trồng trọt và chăn nuôi gia súc của Montana.

Những bất lợi môi trường đó là: lượng mưa của Montana tương đối thấp nên làm chậm khả năng tăng trưởng của cây trồng; vĩ độ và độ cao của Montana cao nên mùa vụ trồng trọt ngắn và chỉ trồng một vụ mỗi năm chứ không thể trồng hai vụ như những vùng có mùa hè dài hơn. Monata cũng nằm xa các thị trường đông dân cư khiến việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn. Như vậy có nghĩa là những gì trồng được ở Montana thì cũng có thể

trồng được ở bất cứ đâu ở Bắc Mỹ với giá rẻ hơn, sản lượng cao hơn, vận chuyển tới những trung tâm dân cư nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Bởi vậy, lịch sử Montana là hàng loạt những nỗ lực nhằm tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi cơ bản là làm thế nào để có thể sống trên mảnh đất tươi đẹp nhưng lại thiếu sức cạnh tranh nông nghiệp này.

Lịch sử tồn tại của con người Montana được chia thành vài giai đoạn kinh tế. Giai đoạn đầu là của thổ dân châu Mỹ, những người đã đặt chân tới đây từ ít nhất 13.000 năm trước. Trái ngược với những xã hội nông nghiệp mà họ đã phát triển ở miền đông và

Một phần của tài liệu Sụp đổ: Cách Xã hội Chọn Thất bại Hoặc Thành công Jared Diamond (Trang 69 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(1.551 trang)