Một hòn đảo, hai dân tộc, hai lịch sử: Cộng hòa Dominica và Haiti

Một phần của tài liệu Sụp đổ: Cách Xã hội Chọn Thất bại Hoặc Thành công Jared Diamond (Trang 891 - 966)

Phần II. NHỮNG XÃ HỘI CỔ XƯA

Chương 11. Một hòn đảo, hai dân tộc, hai lịch sử: Cộng hòa Dominica và Haiti

Những khác biệt của hai nước - Hai lịch sử - Nguyên nhân gây ra sự khác biệt - Những tác động môi

trường của Dominica - Balaguer - Môi trường Dominica ngày nay - Tương lai của hai nước.

Với những ai quan tâm tìm hiểu những vấn đề của thế giới hiện đại, thì sẽ là một thách thức lớn khi tìm hiểu khu vực biên giới dài 193 kilômét giữa cộng hòa Dominica và Haiti, hai quốc gia phân chia hòn đảo Caribbe lớn là Hispaniola nằm ở phía đông nam Florida (xem hình 11). Từ trên máy bay nhìn xuống, biên giới trông như một đường kẻ sắc nét với những đoạn quanh co, một nhát dao cắt tùy tiện ngang hòn đảo, và đột ngột phân chia màu đen sẫm và màu xanh của phong cảnh phía đông ranh giới (phía cộng hòa Dominica) với phong cảnh màu vàng và xám xịt ở phía tây ranh giới (phía Haiti). Trên mặt đất, có thể đứng bất kỳ ở chỗ nào trên biên giới, quay mặt về hướng đông, bạn sẽ nhìn thấy những rừng thông, sau

892 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

đó quay lại, hướng về phía tây và chỉ thấy những vùng đất trơ trụi, không một bóng cây.

Những hình ảnh tương phản đó không chỉ thể hiện sự khác biệt giữa biên giới hai nước mà còn trên khắp cả nước. Ban đầu, phần lớn diện tích của cả hai phần đảo đều được rừng che phủ, những du khách châu âu đầu tiên tới đây đã ghi lại rằng cảnh ấn tượng nhất của Hispaniola chính là những khu rừng um tùm, đầy các loại gỗ quý. Cả hai nước hiện đều không còn lớp rừng che phủ, nhưng Haiti bị mất nhiều hơn nhiều (Phụ bản ảnh 23, 24), tới mức hiện nước này chỉ còn bảy khu rừng lớn, trong đó chỉ có hai khu rừng được bảo vệ như những công viên quốc gia, nhưng cả hai cũng là mục tiêu của bọn lâm tặc.

Ngày nay, rừng vẫn che phủ 28% diện tích lãnh thổ của cộng hòa Dominica, nhưng Haiti chỉ có 1%. Tôi sửng sốt trước quy mô của những khu rừng, thậm chí nằm cả trong vùng đất canh tác tốt nhất Dominica, giữa hai thành phố lớn nhất là Santo Domingo và Santiago. Cũng giống như những nước khác trên thế giới, những hậu quả mà Haiti và Dominica phải hứng chịu do phá rừng là thiếu gỗ và

893 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

các vật liệu xây dựng khác từ rừng, xói mòn đất, đất bạc màu, bùn đất lắng đọng trong các lòng sông, mất thảm thực vật bảo vệ nguồn nước, và từ đó đánh mất tiềm năng thủy điện, làm giảm lượng mưa. Tất cả những vấn đề môi trường ở Haiti nghiêm trọng hơn ở cộng hòa Dominica. Tại Haiti, hậu quả nghiêm trọng nhất trong số những hậu quả vừa đề cập là vấn đề thiếu gỗ để sản xuất than củi, nhiên liệu chính để đun nấu của người Haiti.

Sự chênh lệch giữa diện tích rừng của hai nước song song với sự chênh lệch trong nền kinh tế của họ. Cả Haiti và Dominica đều là những nước nghèo, với những bất lợi như hầu hết các nước nhiệt đới khác trên thế giới từng là thuộc địa của châu âu như: một chính phủ yếu kém hoặc tham nhũng, những vấn đề nghiêm trọng về y tế công cộng và sản lượng nông nghiệp thấp hơn do nằm trong vùng ôn đới. Nhưng bao giờ những khó khăn của Haiti cũng trầm trọng hơn Dominica. Haiti là nước nghèo nhất Tân Thế giới, đồng thời là một trong những nước ngoài châu Phi nghèo nhất Thế giới. Chính quyền tham nhũng kéo dài chỉ cung cấp những dịch vụ công tối thiểu;

894 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

rất nhiều hoặc phần lớn dân cư phải sống trong tình trạng thi thoảng hoặc thường xuyên lâm vào cảnh thiếu điện, nước, vệ sinh, y tế và giáo dục. Haiti nằm trong số những nước đông dân nhất Tân Thế giới, đông hơn nhiều so với Dominica, mặc dù chỉ chiếm 1/3 diện tích đảo Hispaniola, nhưng chiếm tới 2/3 dân số toàn đảo (khoảng 10 triệu người), với mật độ dân số trung bình khoảng 1.000 người trên mỗi dặm vuông. Phần lớn cư dân sinh sống bằng nghề nông.

Kinh tế thị trường rất nhỏ bé, chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm cà phê và đường, với khoảng 20.000 người được tuyển dụng với mức lương rẻ mạt làm việc trong các khu tự do thương mại, may mặc và sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu khác. Vài khu nhà nghỉ trên bờ biển nơi du khách nước ngoài có thể tách mình ra khỏi những vấn đề của Haiti, và tình trạng buôn bán ma túy diễn ra tràn lan tới mức Haiti bị coi như một điểm trung chuyển ma túy từ Colombia sang Mỹ. (Đó là lý do vì sao đôi khi Haiti còn có biệt danh là "quốc gia ma túy"). Xã hội Haiti có sự phân hóa sâu sắc giữa đám đông những người nghèo khổ sống ở các vùng nông thôn hay trong các

895 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

khu nhà ổ chuột ở thủ đô Port-au-Prince, và một số nhỏ lớp người giàu có sống ở những vùng ngoại ô miền núi mát mẻ ở Pétionville, cách trung tâm Port- au-Prince khoảng nửa giờ lái xe, thưởng thức rượu vang và những món ăn hảo hạng trong những tiệm ăn của Pháp. Tỷ lệ tăng trưởng dân số của Haiti cùng với tỷ lệ người mắc bệnh AIDS, bệnh lao và sốt rét cũng thuộc hàng cao nhất Tân Thế giới. Tất cả những du khách tới Haiti đều tự hỏi mình liệu còn chút hy vọng nào cho đất nước này không, và câu trả lời thường là "không".

Cộng hòa Dominica cũng là nước đang phát triển có chung những vấn đề như của Haiti, nhưng đây là nước phát triển hơn và những vấn đề cũng ít nghiêm trọng hơn, với thu nhập đầu người cao gấp năm lần, số dân và tỷ lệ tăng trưởng dân số cũng thấp hơn.

Trong 38 năm qua, cộng hòa Dominica, ít nhất là trên danh nghĩa, là nước dân chủ không diễn ra bất kỳ một cuộc đảo chính quân sự nào, và từ năm 1978 tới nay một số tổng thống đã được bầu cử một cách dân chủ sau khi đánh bại được vị tổng thống độc tài đầu tiên cùng với chính phủ được dựng lên bằng những

896 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

hành vi gian dối và hăm dọa cử tri. Trong nền kinh tế đang bùng nổ, những ngành công nghiệp mang ngoại tệ về cho đất nước là một mỏ sắt và nickel, gần đây thêm một mỏ vàng, và trước đây có một mỏ bauxit;

các khu tự do thương mại và công nghiệp tuyển dụng 200.000 công nhân và chuyên sản xuất hàng xuất khẩu; nông sản xuất khẩu bao gồm cà phê, cacao, thuốc lá, xì gà, hoa tươi và lê tàu (cộng hòa Dominica là nhà xuất khẩu lê tàu lớn thứ ba thế giới); viễn thông và một ngành du lịch phát triển hơn Haiti.

Dominica còn có vài chục chiếc đập thủy điện. Chắc hẳn những người Mỹ hâm mộ thể thao đều biết, Dominica là nơi sản sinh và "xuất khẩu" nhiều cầu thủ bóng chày vĩ đại. (Tôi viết bản thảo đầu tiên của chương này trong trạng thái bàng hoàng bởi tôi vừa xem ngôi sao ném bóng người Dominica là Pedro Martínez chơi cho đội bóng Boston Red Sox mà tôi yêu thích đã bị bại trong hiệp phụ dưới tay của đối thủ New York Yankees trong trận cuối cùng của Giải Vô địch Liên đoàn Bóng chày Mỹ năm 2003). Ngoài ra còn có danh sách dài những cầu thủ bóng chày Dominica thành danh tại Mỹ, như anh em nhà Alou,

897 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Joan quín Andujar, Goerge Bell, Adrian Beltre, Rico Carty, Mariano Duncan, Tony Fernández, Pedro Guerrero, Juan Marichal, José Offerman, Tony Pena, Alex Rodríguez, Juan Samuel, Ozzie Virgil, và tất nhiên cả "vua jonrón" Sammy Sosa. Khi lái xe dọc theo những con đường của Dominica, hầu như lúc nào tôi cũng thấy có một biển chỉ đường tới sân vận động để chơi béisbol, theo cách gọi môn bóng chày của người bản xứ.

Sự tương phản giữa hai nước còn được phản ánh rõ ràng trong các hệ thống công viên quốc gia của họ.

Hệ thống công viên quốc gia của Haiti nhỏ, chỉ bao gồm bốn công viên đang có nguy cơ bị nông dân xâm phạm chặt cây để làm than củi. Ngược lại, hệ thống bảo tồn thiên nhiên của Dominica tương đối hoàn thiện và lớn nhất châu Mỹ, với 74 công viên và khu bảo tồn chiếm 32% tổng diện tích đất của cả nước, và bao gồm mọi loại hình môi trường sống chủ yếu.

Tất nhiên, hệ thống này cũng gặp phải vô số vấn đề và thiếu kinh phí hoạt động, nhưng dù sao cũng rất ấn tượng với một nước nghèo còn nhiều vấn đề và những ưu tiên cần thiết khác. Đằng sau hệ thống bảo

898 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

tồn là một phong trào bảo tồn thiên nhiên trong nước diễn ra mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều tổ chức phi chính phủ của chính người Dominica, chứ không để đất nước phụ thuộc vào các nhà tư vấn nước ngoài.

Giữa hai nước có những khác biệt lớn về diện tích rừng, nền kinh tế và hệ thống bảo tồn thiên nhiên mặc dù có một thực tế rằng cả hai đều sinh sống trên cùng một hòn đảo. Hai nước cũng có những điểm chung về mặt lịch sử như đều từng là thuộc địa của châu âu và từng nằm dưới sự chiếm đóng của người Mỹ, đạo Thiên Chúa nổi bật cùng tồn tại với tà thuật tôn thờ các thần thánh (nổi bật hơn ở Haiti), và tổ tiên của hai dân tộc đều có sự pha trộn giữa người châu Phi và người châu âu (tỷ lệ tổ tiên là người Phi ở Haiti cao hơn). Trong ba thời kỳ lịch sử của mình, hai nước từng được sáp nhập thành một thuộc địa hoặc một đất nước thống nhất.

Những khác biệt này vẫn tồn tại mặc dù những nét tương đồng trở nên nổi bật hơn khi chúng cho thấy Haiti từng là nước giàu mạnh hơn nhiều so với nước

899 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

láng giềng. Trong thế kỷ XIX, đã vài lần Haiti phát động những cuộc xâm lược lớn nhằm vào Dominica và đã từng chiếm đóng nước này trong thời gian 22 năm. Vậy tại sao số phận của hai nước lại khác nhau tới vậy, và tại sao Haiti chứ không phải Dominica lại bị suy thoái nghiêm trọng? Giữa hai nửa của hòn đảo có tồn tại một số khác biệt về mặt môi trường và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, nhưng đó chỉ là một nguyên nhân nhỏ. Đa phần những giải thích đều liên quan tới sự khác biệt giữa hai dân tộc về mặt lịch sử, quan điểm, sự tự nhận thức bản thân và các thể chế cũng như sự khác biệt giữa những người đứng đầu hai nước trong thời gian gần đây. Với bất cứ ai có ý thiên về lịch sử môi trường như "thuyết môi trường là yếu tố quyết định", thì những tương phản trong lịch sử Dominica và Haiti quả là một liều thuốc giải hiệu nghiệm. Vâng, các vấn đề môi trường quả thật gây cản trở tới sự phát triển của xã hội loài người, nhưng giải pháp của xã hội trước các vấn đề này cũng tạo ra sự khác biệt.

Cũng bởi vậy, việc những người đứng đầu đất nước hành động hay không hành động của cũng gây ra

900 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

những kết quả nhất định, dù tốt hay xấu cho đất nước đó.

Chương này sẽ bắt đầu bằng việc lần theo những bước phát triển khác nhau của lịch sử kinh tế và chính trị của cộng hòa Dominica và Haiti từ những khác biệt hiện tại của họ và những lý do đằng sau những bước phát triển đó. Sau đó tôi sẽ thảo luận về sự phát triển các chính sách môi trường của Dominica, và đó là sự kết hợp hiệu quả các biện pháp quản lý từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

Chương này sẽ kết thúc bằng việc xem xét hiện trạng của các vấn đề môi trường, tương lai cùng hy vọng của mỗi phần đảo và ảnh hưởng của nó với nước kia và với thế giới.

Khi Christopher Columbus đặt chân lên đảo Hispaniola trong chuyến đi biển đầu tiên xuyên Đại Tây Dương của ông vào năm 1492, thì các thổ dân Mỹ đã cư trú trên hòn đảo này được khoảng 5.000 năm. Tại thời điểm Columbus tới đây thì cư dân trên đảo là một nhóm người Da đỏ Arawak được gọi là Tainos, sinh sống bằng trồng trọt, được tổ chức

901 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

thành năm vương quốc và có dân số chừng nửa triệu người (dao động từ 100.000 cho đến 2.000.000 người). Ban đầu thổ dân trên đảo quan hệ rất thân thiện và hữu nghị với Columbus cho tới khi ông ta và những người Tây Ban Nha của mình bắt đầu ngược đãi họ.

Hình 11

Bất hạnh cho những người

Tainos là vùng đất của họ có tài nguyên vàng, người Tây Ban Nha thèm khát vàng nhưng lại không muốn tự mình khai thác. Bởi vậy, những kẻ xâm lược liền chia nhỏ hòn đảo và những người dân Da đỏ cho từng người Tây Ban Nha, để bắt người Da đỏ làm nô lệ, vô tình truyền những căn bệnh âu-á sang họ và tàn sát họ. Năm 1519, 27 năm sau khi Columbus đặt chân tới đây, dân số thổ dân từ nửa triệu người giảm xuống chỉ còn khoảng 11.000 người, trong năm đó

902 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

lại xảy ra dịch bệnh đậu mùa tiếp tục giết chết phần lớn số dân còn lại, khiến người Da đỏ chỉ còn 3.000 người, và chỉ trong vài thập kỷ sau, những người sống sót cũng chết dần hay bị đồng hóa. Không còn người lao động buộc người Tây Ban Nha phải đi tìm nguồn nô lệ bổ sung ở nơi khác.

Khoảng năm 1520, người Tây Ban Nha phát hiện Hispaniola thích hợp với việc trồng mía, bởi vậy họ bắt đầu nhập khẩu nô lệ từ châu Phi. Trong phần lớn thế kỷ XVI, những đồn điền trồng mía đã biến hòn đảo trở thành một thuộc địa giàu có. Tuy nhiên, người Tây Ban Nha bắt đầu không còn quan tâm tới Hispaniola vì nhiều lý do, trong đó có việc họ phát hiện ra những xã hội thổ dân Da đỏ khác giàu có hơn và đông dân hơn nhiều trên lục địa châu Mỹ, nhất là Mexico, Peru và Bolivia, với số dân Da đỏ đông hơn để bóc lột, thể chế chính trị tiên tiến hơn để tiếp quản và những mỏ đồng trữ lượng cao ở Bolivia. Bởi vậy, người Tây Ban Nha hướng sự chú ý sang những vùng đất mới và dành ít nguồn lực cho đảo Hispaniola, nhất là việc mua bán và vận chuyển nô lệ từ châu Phi sang rất tốn kém, trong khi có thể sử

903 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

dụng ngay thổ dân châu Mỹ mà chỉ mất chi phí chế ngự họ. Hơn nữa, cướp biển của Pháp, Anh và Hà Lan cũng hoành hành trên vùng biển Caribe và tấn công các khu định cư của người Tây Ban Nha trên đảo Hispaniola và những nơi khác. Bản thân Tây Ban Nha cũng đang dần lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế và chính trị, để các lợi ích kinh tế rơi vào tay người Anh, Pháp và Hà Lan.

Cùng với cướp biển người Pháp, các thương gia và các nhà thám hiểm của Pháp cũng xây dựng một khu định cư tại cực tây của Hispaniola, xa khu vực phía đông nơi tập trung người Tây Ban Nha. Nước Pháp, khi đó mạnh hơn Tây Ban Nha cả về chính trị và kinh tế, đã chú trọng đầu tư nhập khẩu nô lệ và phát triển các đồn điền ở vùng đất phía tây của hòn đảo tới mức người Tây Ban Nha không thể theo kịp, và lịch sử của hai vùng đất trên đảo bắt đầu có sự khác biệt.

Trong những năm 1700, vùng thuộc địa của Tây Ban Nha có dân số thấp, ít nô lệ và một nền kinh tế nhỏ chủ yếu dựa trên chăn nuôi gia súc để lấy da, trong khi vùng thuộc địa của Pháp có dân số lớn hơn nhiều, nô lệ đông hơn (700.000 nô lệ vào năm 1785

904 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

so với chỉ 30.000 nô lệ trên vùng thuộc địa của Tây Ban Nha), tỷ lệ dân tự do thấp hơn nhiều (chỉ 10% so với 85%), và một nền kinh tế với những đồn điền trồng mía làm chủ đạo. Vùng thuộc địa của Pháp với cái tên France Saint-Domingue trở thành thuộc địa châu âu giàu nhất Tân Thế giới và đóng góp tới 1/4 thu nhập của toàn nước Pháp.

Cuối cùng năm 1795, Tây Ban Nha nhượng lại phần đảo phía đông không còn giá trị cho Pháp, bởi vậy Hispaniola được thống nhất trong một thời gian ngắn dưới sự cai trị của Pháp. Sau cuộc nổi loạn của nô lệ tại France Saint-Domingue vào năm 1791 và năm 1801, Pháp đưa quân đội đến đây nhưng bị đội quân nô lệ đánh bại, đồng thời bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Năm 1804, sau khi bán đất đai ở vùng Bắc Mỹ cho nước Mỹ lập thành bang Lousiana, Pháp từ bỏ và để mặc Hispaniola. Không hề ngạc nhiên, các cựu nô lệ của Pháp tại Hispaniola tiếp quản và đổi tên đất nước thành Haiti (cái tên đầu tiên của đảo do thổ dân Da đỏ Tainos đặt), tàn sát nhiều người da trắng của Haiti, phá hủy các đồn điền và cơ sở hạ tầng của người da trắng để khiến hệ thống nô

Một phần của tài liệu Sụp đổ: Cách Xã hội Chọn Thất bại Hoặc Thành công Jared Diamond (Trang 891 - 966)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(1.551 trang)