Phần II. NHỮNG XÃ HỘI CỔ XƯA
Chương 9. Những con đường tới thành công
Phương pháp từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới - Cao nguyên New Guinea - Tikopia - Những khó khăn của Tokugawa - Giải pháp của Tokugawa - Lý
do thành công của Nhật Bản - Những xã hội thành công khác.
Các chương trước chúng ta đã nghiên cứu sáu xã hội cổ đại không thể xử lý được những vấn đề môi trường do họ tự gây ra hoặc vấp phải, góp phần khiến xã hội sụp đổ, đó là các xã hội đảo Phục Sinh, đảo Pitcairn, đảo Henderson, người Anasazi, người Maya cổ điển ở vùng đất thấp và người Norse ở Greenland. Tôi chú trọng vào những thất bại của họ bởi chúng mang lại cho chúng ta nhiều bài học bổ ích. Tuy nhiên, chắc chắn không phải tất cả các xã hội cổ đại đều bị diệt vong bởi thảm họa môi trường:
người Ireland đã tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt trong thời gian hơn 1.100 năm, và nhiều xã hội khác đã tồn tại tới hàng ngàn năm. Những câu chuyện về những xã hội thành công này mang lại những bài học quý giá, những hy vọng cũng như sức
755 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
mạnh cho chúng ta. Qua đó chúng ta nhận ra hai phương pháp giải quyết các vấn đề môi trường trái ngược nhau, mà chúng ta có thể gọi là phương pháp từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.
Sự nhận biết này có công lao to lớn của công trình nghiên cứu của nhà khảo cổ học Patrick Kirch về những hòn đảo Thái Bình Dương với quy mô và những hậu quả xã hội khác nhau. Cư dân trên hòn đảo Tikopia nhỏ bé (chỉ có 2,89 km vuông) vẫn tồn tại sau 3.000 năm, đảo Mangai quy mô trung bình 43,4 km vuông thì bị sụp đổ do phá rừng, giống như đảo Phục Sinh; và đảo lớn nhất trong số ba đảo là Tonga (463,4 km vuông) tồn tại lúc thăng lúc trầm trong 3.200 năm. Tại sao hai đảo nhỏ nhất và lớn nhất lại thành công trong việc kiểm soát những vấn đề môi trường, trong khi đảo có quy mô trung bình lại bị sụp đổ? Theo Kirch, hai đảo này đã áp dụng phương pháp trái ngược với đảo kia nên thành công và cũng bởi phương pháp của đảo Mangai không thể thực hiện được.
756 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Các xã hội nhỏ sinh sống trên một đảo hay một lãnh thổ nhỏ thì có thể áp dụng phương pháp từ dưới lên trên để quản lý môi trường. Bởi diện tích nhỏ, nên những cư dân trên đảo không những nắm rõ mọi vấn đề của đảo, mà còn biết rằng mỗi biến đổi của đảo đều ảnh hưởng tới bản thân họ và tất cả mọi người đều có chung những đặc tính cũng như những lợi ích.
Bởi vậy mọi người nhận ra rằng họ sẽ được lợi từ những biện pháp môi trường đúng đắn mà họ và những người xung quanh áp dụng. Đó là phương pháp quản lý từ dưới lên trên, trong đó mọi người cùng nhau giải quyết những vấn đề chung.
Đa phần chúng ta đều đã từng tham gia mô hình quản lý từ dưới lên trên ở những nơi chúng ta sống hay làm việc. Ví dụ, tất cả những chủ nhà ở Los Angeles, nơi tôi sống đều tham gia Hội những người láng giềng với mục đích giữ cho các khu vực chung được an toàn, hài hòa và đẹp đẽ vì lợi ích chung của cộng đồng. Hằng năm, các thành viên bầu ra chủ tịch, thảo luận chính sách hoạt động tại các cuộc họp thường niên và đóng góp một khoản tiền để gây dựng ngân quỹ. Với số tiền đó, Hội duy trì những
757 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
vườn hoa tại các điểm giao cắt giữa các tuyến phố, yêu cầu các chủ nhà không được chặt cây mà không có lý do chính đáng, xem xét kế hoạch xây dựng để ngăn chặn kịp thời việc xây dựng những ngôi nhà quá lớn hoặc xấu xí, giải quyết các tranh chấp giữa những người hàng xóm, và vận động các quan chức chính quyền thành phố đối với các vấn đề ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực. Một ví dụ khác mà tôi đã đề cập trong Chương 1, đó là những cư dân sống gần Hamilton trong thung lũng Bitterroot ở Montana đã cùng nhau lập ra Khu Bảo tồn hoang dã Teller, từ đó góp phần nâng cao giá trị đất đai, lối sống và những cơ hội câu cá hay săn bắn của họ, mặc dù nó không giải quyết được các vấn đề của nước Mỹ hay của toàn thế giới.
Một phương pháp trái ngược khác là phương pháp từ trên xuống dưới phù hợp với một xã hội lớn có tổ chức chính trị tập trung, như xã hội Tonga của người Polynesia. Tonga rộng tới mức cư dân không thể biết tất cả các nơi trên quần đảo, hay thậm chí chỉ một đảo lớn của nó. Do vậy, một số vấn đề có thể đang diễn ra ở một nơi xa xôi nào đó trên quần đảo, sau
758 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
này có thể ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của một người nông dân, nhưng ban đầu ông ta không biết gì cả. Thậm chí nếu có biết thì có thể ông ta cũng không thèm để ý với lý do ISEP thường thấy, có nghĩa là
"It's someone else's problem - Đó là việc của người khác", bởi có thể ông ấy cho rằng việc đó không ảnh hưởng tới ông ta, hay nếu có thì cũng còn lâu. Ngược lại, một nông dân có thể sẵn sàng bao biện cho các vấn đề trong khu vực sinh sống của mình (như phá rừng) bởi ông ta nghĩ rằng chắc ở những nơi khác vẫn còn nhiều gỗ, nhưng thực tế ông ta không biết rừng ở những nơi khác như thế nào.
Nhưng Tonga vẫn đủ lớn để xuất hiện một chính quyền tập trung dưới sự kiểm soát của một thủ lĩnh hay một vị vua tối cao. Vị vua này có tầm nhìn bao quát hết cả quần đảo, không hạn hẹp như những nông dân. Cũng không giống những nông dân, vị vua có thể rất tích cực chú trọng những lợi ích lâu dài của toàn quần đảo, bởi chính quần đảo mang lại sự giàu có cho vị vua, ông là người mới nhất trong hàng ngũ những người lãnh đạo ở đây trong suốt một thời gian dài, và ông mong lớp con cháu sẽ trị vì Tonga
759 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
mãi mãi. Bởi vậy, vị vua hay chính quyền tập trung có thể áp dụng phương pháp quản lý các nguồn tài nguyên môi trường từ trên xuống dưới, và ban hành những chính sách tốt cho cuộc sống lâu dài của tất cả các thần dân, nếu không họ sẽ không tự nghĩ ra được.
Phương pháp từ trên xuống dưới cũng như phương pháp từ dưới lên trên cũng không xa lạ với công dân của các nước thuộc Thế giới thứ nhất. Chúng ta quen với thực tế rằng các tổ chức chính quyền, nhất là (tại Mỹ) chính quyền các bang và liên bang, theo đuổi các chính sách môi trường và các chính sách khác ảnh hưởng tới toàn bang hoặc cả nước, bởi những người cầm quyền có một tầm nhìn bao quát cả bang hay cả nước, mà đa phần các cá nhân khác không có được.
Ví dụ, khi các công dân thung lũng Bitterroot của Montana lập ra Khu Bảo tồn hoang dã Teller, thì có tới một nửa diện tích của thung lũng thuộc sở hữu hay nằm dưới sự quản lý của chính quyền liên bang, như những khu rừng quốc gia hay thuộc quản lý của Hội đồng quản lý đất đai.
760 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Các xã hội cổ quy mô trung bình, sinh sống trên những hòn đảo hay những lãnh thổ quy mô trung bình, không thể thích hợp với cả hai phương pháp này. Hòn đảo sẽ là quá lớn để một cư dân bản xứ có thể nhận thức hay tham gia giải quyết mọi vấn đề xảy ra trên đảo. Tình trạng thù địch giữa thủ lĩnh các thung lũng sát nhau sẽ khiến cho khó có thể đưa ra được một thỏa thuận thống nhất hay tiến hành một công việc chung của toàn đảo; và thậm chí còn góp phần tàn phá môi trường khi các thủ lĩnh chỉ huy những vụ đột kích nhằm chặt cây hay tàn phá đất đai của đối phương để trả thù. Nhưng những hòn đảo này lại quá nhỏ để có thể thành lập một chính quyền tập trung, có khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động trên đảo. Đó chính là số phận đáng thương của đảo Mangaia, và có thể cả những xã hội quy mô trung bình khác trước đây. Hiện nay, khi cả thế giới đã được tổ chức thành các nhà nước, thì càng ít các xã hội quy mô trung bình phải đối mặt với nguy cơ này, nhưng nó vẫn có thể xuất hiện ở những nước có hoạt động kiểm soát nhà nước yếu kém.
761 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Để minh họa về những phương pháp thành công trái ngược nhau này, giờ tôi sẽ kể một câu chuyện ngắn gọn về hai xã hội nhỏ áp dụng phương pháp quản lý từ dưới lên trên (cao nguyên New Guinea và đảo Tikopia), và một xã hội quy mô lớn hơn áp dụng phương pháp quản lý từ trên xuống dưới (đó là Nhật Bản thời Tokugawa, hiện là nước đông dân thứ tám trên thế giới). Trong cả ba xã hội này, các vấn đề môi trường nổi bật đều là phá rừng, xói mòn và đất bạc màu. Tuy nhiên, nhiều xã hội khác trước đây cũng đã áp dụng những phương pháp tương tự để xử lý những vấn đề về tài nguyên nước, thủy sản và săn bắn. Cũng nên hiểu rằng hai phương pháp quản lý từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới có thể cùng tồn tại trong một xã hội quy mô lớn được tổ chức theo hệ thống đơn vị hình chóp. Ví dụ như ở Mỹ và các nước dân chủ khác chúng ta có thể nhận ra phương pháp quản lý từ dưới lên trên do các nhóm công dân hay các vùng lân cận trong nước áp dụng tồn tại song song với phương pháp quản lý từ trên xuống dưới do nhiều cấp chính quyền thực hiện (thành phố, hạt, bang và quốc gia).
762 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Minh chứng đầu tiên là cao nguyên New Guinea, một trong những điển hình thành công nhất thế giới về phương pháp quản lý từ dưới lên trên. Người dân New Guinea đã tự túc cuộc sống trong khoảng 46.000 năm, mãi tới gần đây vẫn không có bất kỳ tác động kinh tế lớn nào từ các xã hội bên ngoài cao nguyên và cũng không nhập bất kỳ loại hàng hóa nào, ngoại trừ những đồ vật chỉ dùng để tôn thêm địa vị của người dùng (như vỏ ốc và lông chim thiên đường). New Guinea là một đảo lớn ở phía Bắc Australia (xem hình 4 và 5), với vị trí địa lý gần như nằm trên đường xích đạo nên có rừng nhiệt đới nóng bức ở những vùng đất thấp, nhưng có địa hình đất liền gồ ghề với những dãy núi và thung lũng nối tiếp nhau, có những đỉnh núi cao tới 5.029 mét, băng tuyết bao phủ quanh năm. Địa hình hiểm trở khiến các nhà thám hiểm châu âu chỉ loanh quanh ở những vùng ven sông, biển tại những vùng đất thấp trong suốt thời gian 400 năm, và thời kỳ đó các nhà thám hiểm phỏng đoán rằng vùng nội địa được rừng che phủ và không có người sinh sống.
763 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Những năm 1930, khi các nhà sinh học và các kỹ sư mỏ lần đầu tiên thuê máy bay bay sâu vào đất liền, các phi công thực sự kinh ngạc khi nhìn thấy bên dưới là một khung cảnh tự nhiên đã bị hàng triệu người mà trước đó thế giới bên ngoài chưa hề biết tới thay đổi. Quang cảnh nhìn như những khu vực dân cư đông đúc của Hà Lan (Phụ bản 19): những thung lũng rộng bao la chỉ có vài lùm cây, bị chia thành những khu vườn rộng ngút tầm mắt, được bố trí gọn gàng, phân tách bằng những con kênh tưới tiêu, những sườn núi có địa hình dốc đứng giống như đảo Java hay Nhật Bản, và những ngôi làng được bao quanh bằng những hàng rào bảo vệ bằng đá. Sau phát hiện của các phi công, ngày càng nhiều người châu âu thám hiểm New Guinea bằng đường bộ, họ phát hiện những cư dân nơi đây là nông dân, họ trồng khoai nước, chuối, khoai mỡ, mía, khoai lang, nuôi lợn và gà. Giờ đây chúng ta biết rằng bốn loại hoa màu đầu tiên (khoai nước, chuối, khoai mỡ, mía và một số loại khác ít phổ biến hơn) là do chính người New Guinea thuần dưỡng, và cao nguyên New Guinea là một trong chín trung tâm duy nhất trên thế
764 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
giới tự mình thuần dưỡng thực vật. Nền nông nghiệp New Guinea đã phát triển từ 7.000 năm nay, và là một trong những vùng có kinh nghiệm lâu đời nhất thế giới trong phát triển sản xuất lương thực.
Với những nhà thám hiểm và khai hoang người châu âu, những người dân cao nguyên New Guinea dường như là những người "nguyên thủy". Họ sống trong những túp lều mái lá, thường xuyên đánh lẫn nhau, không có vua hay thậm chí cả tù trưởng, không có chữ viết và mặc rất ít quần áo hoặc hoàn toàn trần truồng, kể cả trong các điều kiện lạnh giá với mưa lớn. Họ không có kim loại nên các công cụ sản xuất được làm bằng đá, gỗ và xương động vật. Họ dùng rìu đá để chặt cây, dùng gậy gỗ để xới vườn và đào kênh mương, sử dụng vũ khí là giáo, tên bằng gỗ và dao bằng tre trong những cuộc xung đột.
Đánh giá người New Guinea qua bề ngoài "nguyên thủy" rõ ràng là một sự nhầm lẫn, bởi các kỹ thuật canh tác của họ rất tiên tiến, tới mức các nhà nông học châu âu tới giờ vẫn không hiểu vì sao trong một số trường hợp các phương pháp nông nghiệp của
765 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
người New Guinea tỏ ra hiệu quả, trong khi những phương pháp cải tiến canh tác của người châu âu lại thất bại. Ví như, một cố vấn nông nghiệp châu âu đã phải choáng váng khi thấy một vườn khoai lang của người New Guinea trồng trên một sườn núi dốc đứng, trong một khu đất ẩm ướt có những con mương dẫn nước chảy thẳng từ trên đỉnh núi xuống.
ông liền thuyết phục dân làng sửa chữa sai lầm khủng khiếp đó, rằng nên để các mương dẫn nước chảy theo chiều ngang, vòng quanh đồi núi theo kinh nghiệm canh tác của châu âu. Kính sợ người châu âu, dân làng liền đổi hướng dòng chảy của kênh mương, hậu quả là nước bị dồn ứ đằng sau các kênh mương, và những trận mưa lớn đã gây ra lở đất cuốn toàn bộ khu vườn trượt theo sườn núi xuống dòng sông bên dưới. Để tránh hậu quả đó, từ rất lâu trước khi người châu âu xuất hiện, người New Guinea đã nhận ra tác dụng của những kênh mương dọc trong các điều kiện thổ nhưỡng và mưa của cao nguyên.
Đó chỉ là một trong những kỹ thuật mà người New Guinea thử nghiệm và thất bại, trong suốt lịch sử hàng ngàn năm, để trồng các loại hoa màu trên các
766 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
vùng đất có lượng mưa lên tới 1.016 xăngtimét mỗi năm, thường xuyên xảy ra động đất, lở đất, và (ở những độ cao hơn) có sương giá. Để duy trì độ màu của đất, nhất là trong những khu vực có mật độ dân cư đông đúc, thời gian đất bỏ hoang ngắn hay thậm chí canh tác liên tục để đảm bảo sản xuất đủ lượng lương thực cần thiết, người New Guinea phải viện đến toàn bộ các kỹ thuật cùng với việc trồng rừng mà tôi sẽ giải thích ngay sau đây. Họ vùi xuống đất các loại cỏ dại, cây thân cỏ, cây dây leo và bổ sung những chất hữu cơ khác cho đất như một hình thức bón phân, với số lượng lên tới 16 tấn mỗi mẫu. Họ phủ lên mặt ruộng tro, rác và các loại thực vật cắt từ những mảnh đất hoang, các khúc gỗ mục và phân gà để tăng cường chất dinh dưỡng cho đất. Họ đào những con mương xung quanh cánh đồng để hạ thấp mực nước và ngăn chặn tình trạng ngập úng, bốc phân chuồng hữu cơ ngâm dưới những con mương này đổ lên trên mặt ruộng. Các loại hoa màu họ đậu có tác dụng hút nitơ trong không khí, như đậu, được trồng luân canh với những loại hoa màu khác để duy trì lượng nitơ cho đất, thực tế sáng kiến này của
767 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
người New Guinea hiện vẫn được các nước thuộc Thế giới thứ nhất áp dụng phổ biến trong hoạt động nông nghiệp. Trên những sườn đồi núi dốc đứng, người New Guinea làm ruộng bậc thang, đắp bờ giữ đất, và tất nhiên phải tiêu thoát lượng nước dư thừa bằng những con mương chạy dọc sườn đồi núi đã từng khiến một nhà nông học châu âu giận dữ. Người châu âu tin tất cả những kỹ thuật đặc biệt của người New Guinea bởi họ phải sinh sống nhiều năm trong một ngôi làng để học những phương pháp canh tác thành công của người New Guinea. Các bạn bè cao nguyên của tôi, thời nhỏ từng sống xa ngôi làng của mình vì lý do học tập, khi trở về làng họ không thể làm nông nghiệp thuần thục bởi thiếu quá nhiều kiến thức cơ bản.
Phát triển nông nghiệp bền vững ở cao nguyên New Guinea gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ về độ màu của đất mà còn cả nguồn cung cấp gỗ, do rừng bị chặt phá để làm vườn và làm đất ở. Cư dân New Guinea sử dụng gỗ vào nhiều mục đích như làm nhà và làm hàng rào, làm công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt và vũ khí, làm chất đốt đun nấu và sưởi ấm túp lều