Sự suy thoái của xã hội phục sinh

Một phần của tài liệu Sụp đổ: Cách Xã hội Chọn Thất bại Hoặc Thành công Jared Diamond (Trang 196 - 307)

Phần II. NHỮNG XÃ HỘI CỔ XƯA

Chương 2. Sự suy thoái của xã hội phục sinh

Chưa có nơi nào tôi từng đến lại gây cho tôi cảm giác rờn rợn như mỏ đá Rano Raraku trên đảo Phục Sinh, nơi có những tượng đá khổng lồ nổi tiếng (Phụ bản 5). Trước hết, đảo này là vùng đất xa xôi nhất thế giới mà con người có thể sống được. Vùng đất gần nhất là bờ biển Chile cách đó 3.700 kilômét về phía đông và quần đảo Pitcairn của người Polynesia cách 1.389 kilômét về phía tây (bản đồ trang 84-85). Năm 2002, khi từ Chile tới đây, tôi phải bay mất hơn năm tiếng đồng hồ trên biển Thái Bình Dương trải dài vô tận giữa chân trời, dưới cánh máy bay chỉ thấy toàn là nước. Cuối cùng, khi mặt trời xuống chúng tôi

197 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

cũng thấy đảo Phục Sinh như một đốm nhỏ hiện lờ mờ trong cảnh chiều nhập nhoạng. Trước đó tự nhiên tôi bỗng lo lắng không biết liệu có tìm ra hòn đảo trước khi trời tối hay không, và máy bay có đủ nhiên liệu để quay về Chile nếu chẳng may bay quá và không tìm thấy đảo Phục Sinh. Nếu không có

những chuyến thám hiểm bằng thuyền lớn của người châu âu trong những thế kỷ gần đây thì có lẽ hòn đảo này không phải là chỗ mà con người mong khám phá và tới định cư.

Rano Raraku là một miệng núi lửa gần như tròn có đường kính khoảng 550 mét, từ đồng bằng thấp phía ngoài, tôi theo một con đường mòn dựng đứng tới mép núi lửa, sau đó lại theo con dốc cheo leo xuống một đầm lầy dưới đáy miệng núi lửa. Ngày nay xung quanh nơi đây không có người sinh sống. Rải rác cả bên trong và bên ngoài miệng núi lửa là 397 tượng đá được tạc đẽo cách điệu hóa hình những thân mình đàn ông không chân, tai dài, đa số có chiều cao từ 4,5 - 6 mét nhưng bức lớn nhất có chiều cao tới 21 mét (cao hơn cả một tòa nhà năm tầng trung bình) và nặng từ 10-270 tấn. Vết tích còn lại của một con

198 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

đường vận chuyển dẫn ra khỏi miệng núi lửa qua một hẻm núi xuyên dẫn vào một điểm thấp trên bờ miệng núi lửa vẫn còn hiện rõ. Từ đó, thêm ba con đường nữa rộng khoảng 7,6 mét tỏa ra các hướng bắc, nam và tây dài tới 15 kilômét đi về phía các bờ biển của đảo Phục Sinh. Rải rác dọc theo những con đường có thêm 97 tượng nữa, dường như chúng bị bỏ lại trong quá trình vận chuyển từ mỏ đá ra. Dọc theo bờ biển và rải rác sâu bên trong đất liền có

khoảng 300 bệ đá, 1/3 số đó trước đây dùng làm nền hoặc để dựng khoảng 393 bức tượng nữa, chỉ vài

thập kỷ trước tất cả số tượng này còn chưa được dựng lên mà nằm nghiêng ngả, nhiều bức bị đổ, ở cổ có dấu vết như bị ai đó cố tình phá hoại.

Từ miệng núi lửa, tôi có thể nhìn thấy bệ đá gần nhất và to nhất (gọi là Ahu Tongariki), nơi có 15 bức

tượng đổ mà nhà khảo cổ Claudio Cristino cho tôi biết năm 1994 ông đã dùng một cần cẩu có trọng lượng nâng 55 tấn để dựng lại số tượng này. Mặc dù sử dụng thiết bị hiện đại nhưng Claudio vẫn gặp

không ít khó khăn bởi tượng lớn nhất của Ahu

Tongariki nặng tới 88 tấn. Vậy mà người dân tiền sử

199 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Polynesia của đảo Phục Sinh không hề có cần cẩu, xe trượt, không máy móc, không một dụng cụ kim loại, không súc vật kéo và chẳng hề có một phương tiện nào khác ngoại trừ sức người để vận chuyển và dựng những tượng đá khổng lồ này.

Số tượng bị bỏ lại ở mỏ đá đều đang trong các giai đoạn hoàn thiện. Một số vẫn còn gắn vào tảng đá mà chúng đang được tạc đẽo, tượng đã được phác họa nhưng còn thiếu những họa tiết tay và tai. Một số khác đã hoàn thiện, được tách ra khỏi tảng đá gốc và nằm trên sườn của miệng núi lửa dưới chỗ chúng đã được tạc và một số tượng đã được dựng lên bên

miệng núi lửa. Mỏ đá khiến tôi có cảm giác rùng rợn khi thấy mình như đang đứng giữa một công trường, đột nhiên tất cả công nhân bỏ chạy vì những lý do bí ẩn nào đó, vứt lại đồ nghề của mình và để mặc những bức tượng vẫn còn dang dở. Bừa bộn trên mỏ đá là những dụng cụ tạc đẽo đá, những mũi đục và những chiếc búa đang dùng để tạc tượng. Xung quanh

những bức tượng vẫn còn dính vào tảng đá gốc là những chiếc hào để những thợ điêu khắc đứng vào đó làm việc. Khắc sâu vào những bức tường đá là

200 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

những vết khía dường như trước đây các thợ điêu khắc treo bầu đựng nước ở đó. Một số tượng trong miệng núi lửa có những dấu hiệu như bị kẻ nào đó cố tình phá hoại hay làm cho chúng trông xấu xí, như thể có những nhóm thợ điêu khắc kình địch cố ý phá hoại những tác phẩm của người khác. Người ta tìm thấy dưới một bức tượng có một lóng xương ngón tay người, có thể đó là hậu quả khi một người trong nhóm vận chuyển tượng bất cẩn bị tai nạn. Nhưng ai đã tạc những tượng này và bằng cách nào họ tạc và dựng được những bức tượng lớn như vậy? Tại sao họ lại cố tình lật đổ chúng?

Ngay khi mới đặt chân lên đảo Phục Sinh vào Ngày Phục Sinh (5/4/1722)5, ông Jacob Roggeveen6, đã nhận ra ra nhiều điều bí ẩn của hòn đảo này. Xuất phát từ Chile, ba chiếc thuyền lớn của châu âu lênh đênh vượt biển Thái Bình Dương trong suốt 17 ngày mà không hề thấy bóng đất liền, Roggeveen phân vân không biết người Polynesia sẽ chào đón ông như thế nào khi tàu của ông cập bờ biển Phục Sinh, đặt chân lên một hòn đảo xa xôi như vậy? Hiện chúng ta biết rằng đi tới đảo Phục Sinh từ đảo gần nhất của

201 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

người Polynesia ở hướng tây cũng phải mất ít nhất chừng đó thời gian. Vì vậy Roggeveen và những du khách châu âu sau này đã rất ngạc nhiên khi thấy loại thuyền duy nhất của cư dân trên đảo chỉ là những chiếc thuyền độc mộc bé nhỏ và yếu ớt, dài không quá hơn 3 mét và chỉ có thể chở một hay

nhiều lắm là hai người. Theo lời Roggeveen: "Những chiếc thuyền của họ rất xấu và mỏng mảnh, chúng được ghép bằng nhiều tấm ván nhỏ, bên trong lát gỗ nhẹ và được đan lại với nhau một cách khéo léo bằng những sợi dây bện rất chắc làm từ một loại cây.

Nhưng do thiếu kiến thức và nhất là không có những vật liệu dùng để trám xuồng và để những điểm ghép giữa các tấm ván không bị thấm nước, bởi vậy

thuyền rất yếu buộc họ phải mất một nửa thời gian để tát nước." Làm thế nào để một nhóm người di cư cùng với cây giống, những con gà và nước uống có thể sống sót trong chuyến đi biển kéo dài tới hai

tuần rưỡi chỉ bằng những chiếc thuyền như thế này?

Cũng như tất cả các du khách sau này, trong đó có tôi, Roggeveen không hiểu cư dân trên đảo làm thế nào để dựng những bức tượng của họ. Nhật ký của

202 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

ông viết: "Đầu tiên, hình ảnh những tượng đá khiến chúng tôi kinh ngạc bởi không biết làm sao những cư dân trên đảo có thể làm như vậy khi họ hoàn toàn không có những loại cây gỗ lớn để có thể chế tạo bất kỳ thiết bị nào cũng như những loại dây chão chắc khỏe. Nhưng họ đã dựng được những tượng lớn cao hơn 9 mét với độ dày tương ứng." Roggeveen nhận ra rằng, cho dù cư dân trên đảo có dùng bất cứ

phương pháp nào để dựng tượng, thì chắc chắn họ phải dùng những thanh gỗ lớn và những sợi dây chắc khỏe làm từ những cây gỗ lớn. Nhưng như chính mắt ông thấy, đảo Phục Sinh là một vùng đất khô cằn

không có lấy một cây gỗ hay một bụi rậm nào cao quá 3 mét (các phụ bản 6,7): "Ban đầu từ xa chúng tôi thấy đảo Phục Sinh như một đảo cát, lý do bởi chúng tôi tin rằng cát đã phủ lên những thảo nguyên, khiến cỏ bị tàn lụi, làm khô héo hay đốt cháy các loài thực vật khác, bởi bề ngoài khô cằn của hòn đảo

khiến người ta có ấn tượng rằng đó là một vùng đất đặc biệt cằn cỗi và nghèo nàn". Vậy điều gì đã xảy ra với những loài cây chắc hẳn đã từng mọc ở đây?

203 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Việc tổ chức đục đẽo, vận chuyển và dựng tượng đòi hỏi xã hội đó phải là xã hội đông dân, dồi dào tài

nguyên sống trong một môi trường đủ giàu để hỗ trợ công việc này. Số lượng và quy mô của tượng đá cho thấy dân số trên đảo phải nhiều hơn số lượng chỉ vài ngàn người mà những nhà thám hiểm châu âu trong thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX đã thấy: Vậy điều gì đã xảy ra với dân số lớn trước đây? Việc đục đẽo, vận chuyển và dựng tượng đòi hỏi phải có nhiều thợ lành nghề: Vậy những người này được nuôi ăn như thế nào, khi Roggeveen đặt chân lên đảo Phục Sinh thì đảo không hề có loài động vật lớn nào, ngoại trừ những loài côn trùng và vật nuôi chỉ có mỗi loài gà?

Phục Sinh được coi là xã hội phát triển còn bởi sự phân bố rải rác các nguồn tài nguyên trên đảo với một mỏ đá gần cực Đông, những loại đá tốt dùng để chế tạo công cụ sản xuất ở phía tây nam, một bãi biển rất tốt để ra khơi đánh cá ở phía tây bắc và

phần đất canh tác tốt nhất ở phía nam. Việc khai thác và phân phối lại tất cả những tài nguyên đó sẽ đòi hỏi một hệ thống có khả năng thống nhất kinh tế trên toàn đảo: Vậy tại sao nó lại có thể biến thành

204 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

cảnh khô cằn và bần hàn tới mức này và điều gì đã xảy ra với xã hội trên đảo.

Trong suốt ba thế kỷ qua, có rất nhiều những suy đoán xung quanh những bí ẩn đó. Nhiều người châu âu tỏ ý nghi ngờ khả năng người Polynesia, "những người man rợ", lại có thể tạo ra những bức tượng hay những bệ đá đẹp tới vậy. Nhà thám hiểm người Na Uy Thor Heyerdahl không công nhận giả thuyết rằng người Polynesia đã di cư ra ngoài châu á, từ phía tây Thái Bình Dương. Theo ông, các xã hội tiên tiến của thổ dân Nam Mỹ từ phía đông Thái Bình Dương đã định cư trên đảo Phục Sinh, rồi sau đó chắc hẳn những xã hội này đã tiếp nhận văn minh từ những xã hội tiên tiến hơn của Cựu Thế giới ở phía bên kia Đại Tây Dương. Heyerdahl đã tổ chức chuyến thám hiểm Kon-Tiki nổi tiếng và những chuyến đi biển bằng bè mảng nhằm chứng minh những chuyến vượt đại dương của người tiền sử là hoàn toàn khả thi, và để chứng minh mối quan hệ giữa những kim tự tháp của người Ai Cập, những kiến trúc vĩ đại

bằng đá của đế chế Inca ở Nam Mỹ với những tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh. Sự quan tâm của tôi

205 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

tới đảo Phục Sinh được nhen lên từ hơn 40 năm

trước khi đọc cuốn sách thuật lại chuyến thám hiểm Kon-Tiki của Heyerdahl và những lý giải lãng mạn của ông về lịch sử của Phục Sinh. Hồi đó, tôi nghĩ

không gì có thể bác bỏ những lý giải tuyệt vời này. Xa hơn nữa, học giả người Thụy Sĩ Erich von Dọniken, người luôn tin rằng có một nền văn minh ngoài trái đất, cho rằng những tượng đá trên đảo Phục Sinh là tác phẩm của những người ngoài hành tinh với

những công cụ cực kỳ hiện đại. Những người này bị mắc kẹt trên đảo Phục Sinh và sau đó đã được giải cứu.

Lý giải chính thức cho những bí ẩn này hiện đã thừa nhận việc tạc đẽo tượng là do con người thực hiện với những dụng cụ đẽo đá và những công cụ khác rõ ràng vẫn còn bừa bộn ở Rano Raraku chứ không phải do những yếu tố vũ trụ thần thoại, và do những cư dân Polynesia của đảo Phục Sinh chứ không phải người Inca hay người Ai Cập. Lịch sử đảo Phục Sinh cũng lãng mạn và hấp dẫn như chuyến vượt đại

dương bằng mảng Kon-Tiki hay những giả thuyết về sự viếng thăm của người ngoài trái đất, đồng thời

206 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

cũng có liên quan nhiều hơn đến những sự kiện hiện đang diễn ra trong thế giới hiện đại. Lịch sử đảo

Phục Sinh cũng rất phù hợp để mở đầu những chương về các xã hội cổ xưa, bởi nó là một minh chứng rõ ràng nhất mà chúng ta có thể thấy về một thảm họa sinh thái xảy ra ở một nơi hoàn toàn biệt lập.

Phục Sinh là một đảo hình tam giác trên đó bao trùm ba ngọn núi lửa tương đối gần nhau mọc lên từ đáy biển tại những thời điểm khác nhau từ hàng triệu năm trước, ngủ yên trong suốt thời gian con người sinh sống trên đảo. Núi lửa Poike lâu đời nhất phun lửa cách đây khoảng 600.000 năm (cũng có thể là 3 triệu năm trước), và giờ án ngữ góc đông nam của tam giác, sau đó tới lượt núi lửa Rano Kau hoạt động chắn phía tây nam. Khoảng 200.000 năm trước, núi lửa Terevaka trẻ nhất nằm gần góc phía bắc của tam giác phun dung nham hiện phủ tới 95% bề mặt đảo.

Phục Sinh rộng khoảng 106 kilômét vuông và ở độ cao 510 mét so với mực nước biển, khiêm tốn nhất so với các đảo khác của người Polynesia. Địa hình

207 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

của đảo phần lớn là thoai thoải, không có những thung lũng sâu như quần đảo Hawaii. Ngoại trừ tại các miệng núi lửa có sườn dốc đứng và những đám bọt đá hình nón, thì tôi thấy có thể dễ dàng đi bộ ở bất cứ vùng đất nào trên đảo theo một đường thẳng để tới vùng lân cận, không như ở Hawaii hay

Marquesas, nơi mà con đường kiểu đó sẽ nhanh chóng khiến tôi vấp đá ngã lộn cổ.

Nằm ở vùng khí hậu bán nhiệt đới ở vĩ độ 27o nam, giống như Miami giáp cực nam hay Đài Bắc ở cực bắc của xích đạo, nên Phục Sinh có khí hậu ôn hòa, trong khi nham thạch của những núi lửa làm cho đất đai thêm màu mỡ. Sự kết hợp của những thuận lợi này lẽ ra phải khiến hòn đảo trở thành một tiểu thiên

đường, mà không gặp bất cứ khó khăn nào mà

những nơi khác trên thế giới đang phải đối mặt. Tuy nhiên, vị trí địa lý của Phục Sinh đã gây ra một số khó khăn cho những người mới tới đây khai phá.

Nếu khí hậu bán nhiệt đới là ấm áp khi so với mùa đông của Bắc Mỹ và châu âu, thì nó lại lạnh nếu so với đa phần những vùng lãnh thổ Polynesia nhiệt đới. Tất cả những đảo khác có người Polynesia sinh

208 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

sống, trừ New Zealand, Chathams, Norfolk và Rapa, đều nằm gần xích đạo hơn Phục Sinh. Bởi vậy, một số giống cây nhiệt đới quan trọng với người Polynesia ở những vùng khác, như cây dừa (mới du nhập vào

Phục Sinh trong thời kỳ hiện đại), lại phát triển rất kém ở Phục Sinh, và đại dương bao quanh lại quá lạnh để các dải san hô có thể nhô lên gần mặt biển mang theo các loại cá và các loài giáp xác như tôm, cua. Khi lang thang xung quanh Teravaka và Poike, tôi và Barry Rolett phát hiện ra rằng Phục Sinh là một hòn đảo lộng gió, điều này gây khó khăn cho cả những nông dân cổ xưa và hiện nay. Gió làm rụng những quả sa kê, loại cây mới được du nhập lên đảo, khi chúng chưa kịp chín. Cùng với những yếu tố

khác, sự biệt lập của Phục Sinh khiến nó không chỉ thiếu những loại cá sống trong dải san hô mà toàn bộ các loại cá nói chung. Phục Sinh chỉ có 127 loại cá so với hơn một ngàn loài cá của đảo Fiji. Tất cả những bất lợi địa lý này khiến nguồn lương thực của cư dân đảo Phục Sinh ít hơn so với hầu hết cư dân các đảo Thái Bình Dương khác.

209 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Vấn đề còn lại liên quan tới vị trí địa lý của Phục Sinh là lượng mưa trung bình chỉ khoảng 128 xăngtimét mỗi năm, dường như quá nhiều so với vùng châu âu Địa Trung Hải và miền nam California, nhưng lại

thấp so với các vùng khác của người Polynesia. Cùng với những hạn chế do lượng mưa thấp gây ra, nước mưa rơi xuống còn nhanh chóng bị thấm vào lớp đất xốp của Phục Sinh, kéo theo hậu quả khan hiếm

nước ngọt. Những nguồn cung cấp nước nước ngọt trên đảo là con suối duy nhất trên sườn núi

Teravakas, nước lúc có lúc không, lúc tôi đến thì nó cạn trơ đáy; những chiếc hồ và đầm lầy dưới đáy của ba miệng núi lửa trên đảo, những chiếc giếng được đào ở những nơi có mực nước ngầm gần mặt đất và những bong bóng nước ngọt sủi lên trên đáy biển ngoài khơi xa hay giữa những đợt thủy triều lên xuống. Tuy nhiên, cư dân đảo Phục Sinh vẫn có thể kiếm đủ nước để uống, đun nấu và tưới cây, mặc dù rất vất vả.

Một phần của tài liệu Sụp đổ: Cách Xã hội Chọn Thất bại Hoặc Thành công Jared Diamond (Trang 196 - 307)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(1.551 trang)