Phần II. NHỮNG XÃ HỘI CỔ XƯA
Chương 15. Các doanh nghiệp lớn và môi trường: Điều kiện khác nhau, hậu quả khác nhau
Khai thác tài nguyên - Hai mỏ dầu - Động cơ của những công ty dầu lửa - Hoạt động khai thác khoáng sản rắn - Động cơ của các công ty khai thác mỏ - Những khác biệt của các công ty khai thác mỏ - Ngành khai thác gỗ Hội đồng Quản trị Rừng thế giới - Ngành hải sản - Kinh doanh và công chúng.
Tất cả các xã hội hiện đại đều phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cả tài nguyên không tái sinh (như dầu lửa và kim loại) và tài nguyên tái sinh (như gỗ và cá). Hầu hết năng lượng của chúng ta là từ dầu lửa, khí và than. Hiển nhiên tất cả công cụ, các hộp đựng, máy móc, xe cộ và nhà cửa của chúng ta đều làm từ kim loại, gỗ, nhựa tổng hợp và các chất tổng hợp khác. Chúng ta viết và in trên giấy làm từ gỗ. Các nguồn thực phẩm tự nhiên chủ yếu của chúng ta là cá và các nguồn hải sản khác. Hàng chục quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các ngành khai thác tài nguyên: ví dụ, trong ba nước mà tôi tiến hành phần lớn công tác
1183 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
thực địa, những ngành kinh tế chính của Indonesia là khai thác gỗ, sau đó tới khai thác mỏ, tại quần đảo Solomon là khai thác gỗ và đánh bắt cá, tại Papua New Guinea là khai thác dầu lửa, khí tự nhiên, khai mỏ và khai thác gỗ (đang ngày càng tăng). Bởi xã hội của chúng ta gắn bó chặt chẽ với việc khai thác các nguồn tài nguyên này, nên câu hỏi duy nhất là chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đâu? Với số lượng bao nhiêu? Và bằng phương tiện nào?
Một dự án khai thác tài nguyên thường đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, do đó đa phần hoạt động khai thác tài nguyên là do các doanh nghiệp lớn tiến hành.
Thường có sự mâu thuẫn giữa các nhà môi trường và các doanh nghiệp kinh tế lớn, mà bên này luôn coi bên kia như kẻ thù. Các nhà môi trường buộc tội các doanh nghiệp gây thiệt hại cho cuộc sống con người do tàn phá môi trường, và thường xuyên đặt lợi ích tài chính của doanh nghiệp lên trên lợi ích của công chúng. Vâng, thường là đúng như vậy. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng lên án các nhà môi trường thường xuyên bỏ qua và không quan tâm tới các thực tiễn kinh doanh, không quan tâm tới mong
1184 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
muốn của cư dân địa phương và chính phủ các nước về vấn đề việc làm và phát triển, đặt vấn đề bảo vệ chim chóc lên trên bảo vệ con người, và không khen ngợi các doanh nghiệp khi họ thực hiện tốt các chính sách môi trường. Vâng, những ý kiến này cũng thường rất đúng.
Trong chương này, tôi sẽ chỉ rõ rằng lợi ích của các doanh nghiệp lớn, các nhà môi trường cũng như toàn xã hội luôn luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, không như những gì mà các bạn có thể suy đoán từ những lời trách cứ lẫn nhau của các bên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thực sự có những xung đột lợi ích:
những gì mang lại lợi nhuận cho một doanh nghiệp, ít nhất trong thời gian trước mắt, có thể gây tổn hại cho toàn xã hội. Trong những tình huống này, hành vi của các doanh nghiệp trở thành một ví dụ trên quy mô lớn về hành vi lý trí của một tập thể (trong trường hợp này là một doanh nghiệp) trở thành một quyết định tai hại của xã hội, như đã thảo luận ở chương trước. Chương này sẽ lấy bốn ngành khai thác tài nguyên mà tôi có kinh nghiệm làm việc trực tiếp để làm ví dụ, nhằm tìm hiểu một số lý do vì sao
1185 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
các công ty khác nhau có những nhận thức về lợi ích khác nhau để áp dụng những chính sách khác nhau, hoặc gây tổn hại hoặc bảo vệ môi trường. Động cơ thực tế của tôi là xác định những thay đổi nào có tác động lớn nhất đến các công ty hiện đang gây tổn hại môi trường để họ chuyển sang tích cực bảo vệ môi trường hơn. Các ngành khai thác mà tôi sẽ thảo luận là dầu lửa, khai thác khoáng sản rắn và than, khai thác gỗ và đánh bắt hải sản.
Trong lĩnh vực dầu lửa, tôi từng làm việc tại hai mỏ dầu ở khu vực New Guinea có những tác động môi trường trái ngược nhau, một mỏ thì gây tổn hại môi trường còn mỏ kia nỗ lực bảo vệ môi trường. Tôi thấy những kinh nghiệm này rất hữu ích, bởi trước đó tôi từng nghĩ rằng ngành dầu lửa chủ yếu gây tổn hại môi trường. Cũng như phần lớn công chúng, tôi cũng không ưa ngành dầu lửa, và tôi cực kỳ nghi ngờ bất kỳ ai dám nói tốt về hoạt động của ngành này hay đóng góp của nó với xã hội. Nhưng những quan sát của tôi buộc tôi thay đổi định kiến của mình và nghĩ về những yếu tố có thể khuyến khích nhiều công ty khác trở thành những tấm gương tích cực.
1186 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Mỏ dầu đầu tiên mà tôi tiếp xúc nằm trên đảo Salawati, ngoài khơi New Guinea thuộc Indonesia.
Mục tiêu tôi tới đây chẳng liên quan gì tới dầu mà nó là một phần của chương trình khảo sát các loài chim trên các đảo New Guinea; hóa ra phần lớn đảo Salawati đã được công ty dầu khí quốc gia Indonesia là Pertamina thuê để thăm dò dầu lửa. Tôi tới Salawati năm 1986 với vai trò là khách của Pertamina, và được phó Chủ tịch và nhân viên quan hệ công chúng chu đáo cho mượn một chiếc xe để lái dọc những con đường của công ty.
Do họ chu đáo, nên tôi cũng cảm thấy buồn khi phải thuật lại những gì tôi đã chứng kiến. Từ xa đã có thể nhận ra mỏ dầu bởi ngọn lửa lớn phụt ra từ một tháp cao, do khí tự nhiên, sản phẩm phụ trong quá trình khai thác dầu, bị đốt cháy bởi chẳng biết dùng làm gì.
(Ở đây không có những cơ sở hóa lỏng và vận chuyển khí tự nhiên cho mục đích thương mại). Để xây dựng những con đường xuyên qua những khu rừng của Salawati, những vạt rừng rộng chừng 80 mét đã bị phát trụi, một khoảng trống quá rộng để nhiều sinh vật của rừng nhiệt đới New Guinea như
1187 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
các loài bò sát, ếch nhái, chim chóc và động vật có vú có thể vượt qua. Tôi chỉ bắt gặp ba loài chim ăn quả lớn, trong số 14 loài được ghi nhận ở Salawati và là những mục tiêu ưa thích của những người thợ săn trong vùng New Guinea bởi chúng có trọng lượng lớn, nhiều thịt và ngon. Một nhân viên Pertamina chỉ cho tôi vị trí sinh sản của hai đàn chim, nơi anh ta cho biết thường tới đó bắn chim bằng súng ngắn. Tôi nghĩ chắc hẳn số chim trong khu khai thác dầu lửa này suy thoái do bị săn bắn quá nhiều.
Mỏ dầu thứ hai mà tôi có dịp làm quen là Kutubu, chi nhánh của tập đoàn dầu lửa quốc tế lớn Chevron khai thác tại lưu vực sông Kikori của Papua New Guinea. (Tôi sẽ gọi tắt công ty điều hành là
"Chevron" tại thời điểm tôi tới thăm, nhưng đúng ra phải là Chevron Nuigini Pty.Ltd., một chi nhánh thuộc sở hữu của tập đoàn Chevron; còn mỏ dầu là một liên doanh của sáu công ty dầu lửa, trong đó có Chevron Nuigini Pty.Ltd.; năm 2001, công ty mẹ là tập đoàn Chevron đã sáp nhập với Texaco thành Chevron Texaco; và năm 2003 Chevron Texaco đã bán phần vốn của mình trong liên doanh và chuyển
1188 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
giao vai trò điều hành mỏ dầu cho một bên khác trong liên doanh là công ty Oil Search Limited). Môi trường tại lưu vực sông Kikori rất nhạy cảm và gây nhiều khó khăn cho khai thác dầu bởi thường xuyên xảy ra lở đất, địa hình chủ yếu là đá vôi, và là một trong những nơi có lượng mưa cao nhất thế giới (trung bình 10.922 milimét mỗi năm, tới 355,5 xăngtimét mỗi ngày). Năm 1993, Chevron cam kết với Quỹ Thiên nhiên Hoang dã Thế giới (WWF) chuẩn bị một dự án phát triển và bảo tồn hợp nhất trên quy mô lớn trong toàn lưu vực. Chevron hy vọng sẽ giúp đỡ WWF giảm thiểu những tổn hại môi trường, vận động chính quyền Papua New Guinea bảo vệ môi trường, trở thành một đối tác tin cậy trong mắt các nhóm hoạt động môi trường, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng cư dân địa phương, và thuyết phục Ngân hàng Thế giới tài trợ cho các dự án của địa phương. Từ năm 1998-2003, tôi đã bốn lần tới làm việc ở mỏ dầu và lưu vực sông này với tư cách là cố vấn của WWF, mỗi lần kéo dài một tháng.
Tôi được tự do đi lại trong khắp khu vực khai thác
1189 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
trên chiếc xe của WWF và được phỏng vấn riêng những công nhân của Chevron.
Khi bay từ thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea tới sân bay của mỏ dầu Kutubu tại Moro, lúc sắp hạ cánh, nhìn qua cửa sổ máy bay tôi tưởng sẽ thấy những dấu hiệu các cơ sở hạ tầng của mỏ dầu hiện dần ra. Nhưng tôi bối rối khi chỉ thấy những cánh rừng nhiệt đới ngút tầm mắt, trải dài tới tận chân trời. Cuối cùng tôi cũng phát hiện ra một con đường, nhưng đó chỉ là một vệt nhỏ rộng khoảng 8 mét chạy xuyên qua khu rừng nhiệt đới, nhiều đoạn cây cối còn lấn cả sang hai bên đường, thật như mơ với một người quan sát chim như tôi. Một trong những khó khăn lớn trong nghiên cứu các loài chim rừng nhiệt đới là khó nhìn thấy những con chim trong chính khu rừng đó, và cơ hội tốt nhất để quan sát chúng là men theo những con đường nhỏ để có thể theo dõi chúng từ phía bên kia. Ở đây có một con đường nhỏ dài chừng 160 kilômét, từ giếng dầu cao nhất ở độ cao gần 1.800m so với mực nước biển trên núi Moran chạy xuống bờ biển. Ngày hôm sau, khi tôi bắt đầu đi bộ dọc theo con đường thẳng tắp đó để
1190 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
tiến hành khảo sát, tôi đã thấy những con chim thường xuyên bay ngang qua, và những loài vật có vú, thằn lằn, rắn, ếch nhái chạy hoặc bò qua con đường. Hóa ra con đường này được thiết kế chỉ vừa đủ rộng cho hai chiếc xe tải đi ngược chiều. Ban đầu, những trạm thăm dò địa chấn và các giếng thăm dò dầu lửa được xây dựng tại khu vực này, nhưng không hề xây dựng bất cứ con đường nào dẫn vào những khu vực này, mà chỉ dùng trực thăng hoặc đi bộ.
Từ khi hạ cánh xuống sân bay Moro của Chevron, tôi đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Mặc dù hành lý của tôi đã được nhân viên hải quan Papua New Guinea kiểm tra khi nhập cảnh, nhưng cả lúc đến và đi tại sân bay của Chevron tôi đều phải mở hết các túi xách để kiểm tra một lần nữa, còn kỹ hơn cả lần tôi tới sân bay Tel Aviv của Israel. Vậy những nhân viên này kiểm tra cái gì? Lúc đến, những đồ vật bị cấm hoàn toàn là các loại súng hay dụng cụ săn bắn, ma túy và rượu; lúc đi nghiêm cấm đưa ra ngoài bất kỳ loài động thực vật nào, kể cả lông hay các bộ phận cơ thể của động vật có thể bị buôn lậu. Nếu vi
1191 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
phạm những nguyên tắc này, ngay lập tức người vi phạm sẽ bị tự động trục xuất khỏi các khu vực thuộc quyền quản lý của công ty, như một thư ký WWF vô tình và dại dột mang hộ một gói đồ cho một người khác (nhưng đáng tiếc trong đó lại có ma túy) nên đã bị trục xuất.
Sáng hôm sau tôi lại ngạc nhiên, sau khi ra đường từ lúc rạng đông để quan sát các loài chim trong vài giờ.
Khi trở về, nhân viên an toàn của trại gọi tôi tới văn phòng thông báo tôi đã vi phạm hai quy định của Chevron và cảnh cáo không được phép tái phạm.
Thứ nhất, tôi đã bước sâu vào làn đường vài mét để quan sát một con chim. Điều đó có thể khiến tôi bị xe tải đâm phải, hoặc để tránh không đâm phải tôi, chiếc xe có thể đổi hướng đâm vào một đường ống dẫn dầu bên lề đường và gây ra tràn dầu. Từ đó trở đi, tôi phải cách xa đường khi quan sát chim. Thứ hai, tôi đã không đội mũ bảo hiểm trong khi đây là khu vực bắt buộc đội mũ bảo hiểm, và nhân viên an toàn đưa cho tôi một mũ bảo hiểm, từ đó trở đi tôi phải đội để đảm bảo an toàn cho bản thân mỗi khi quan sát chim, ví dụ như đề phòng cây đổ chẳng hạn.
1192 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Đó chỉ là bước làm quen với sự quan tâm cực kỳ của Chevron về an toàn và bảo vệ môi trường, nhưng công nhân của công ty thường xuyên thấm nhuần điều này. Trong bốn lần tới đây, tôi chưa thấy nơi nào bị tràn dầu, nhưng tôi có đọc những thông báo đăng trên bản tin hằng tháng của Chevron về những sự cố và nguy cơ xảy ra sự cố là mối quan tâm chính của các nhân viên an toàn, những người phải thường xuyên đi lại bằng máy bay hoặc xe tải để điều tra từng sự cố. Vì quan tâm, tôi đã ghi lại tất cả 14 sự cố từ tháng 3/2003. Những nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng nhất đòi hỏi phải khảo sát kỹ lưỡng và kiểm tra lại các quy trình an toàn trong tháng đó là một chiếc xe tải trong lúc lùi đã húc đổ một biển báo dừng, một chiếc xe tải khác thì bị mất phanh, một thùng hóa chất mất giấy tờ lý lịch cần thiết, và phát hiện rò rỉ khí từ một chiếc van kim nén.
Tôi lại một lần nữa ngạc nhiên trong khi đang quan sát chim. New Guinea có nhiều loại chim và động vật có vú, mà sự xuất hiện và số lượng của chúng được coi là những chỉ số nhạy cảm với sự xáo trộn do con người gây ra, bởi chúng hoặc có trọng lượng lớn nên
1193 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
bị săn bắn để lấy thịt, lấy những bộ lông đặc biệt, hoặc bị hạn chế trong những khu rừng chưa bị tác động và không xuất hiện trong môi trường sống thứ cấp đã bị thay đổi. Những loài vật đó bao gồm chuột túi cây (động vật có vú bản địa lớn nhất New Guinea); đà điểu đầu mèo, chim mỏ sừng, và loài chim cu lớn (loài chim lớn nhất của New Guinea);
chim thiên đường, vẹt Pesquet và những loài vẹt sặc sỡ khác (những bộ lông của chúng rất có giá trị); và hàng trăm loài vật khác ở sâu trong rừng. Khi tôi bắt đầu quan sát chim tại khu vực Kutubu, tôi đã dự kiến mục tiêu chính là xác định số lượng những loài vật này trong khu vực các giếng dầu, các cơ sở sản xuất và đường ống dẫn dầu của Chevron giảm bao nhiêu so với khu vực bên ngoài.
Nhưng tôi sửng sốt khi phát hiện số lượng những loài vật này trong khu vực hoạt động của Chevron còn đông hơn nhiều lần so với bất cứ nơi nào mà tôi từng tới trên đảo New Guinea, trừ một số vùng xa xôi không có con người sinh sống. Nơi duy nhất tôi nhìn thấy loài chuột túi cây hoang dã tại Papua New Guinea, trong suốt 40 năm tôi sinh sống ở đây, chính
1194 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
là trong phạm vi vài kilômét của các trại của Chevron; nếu ở những nơi khác, chúng sẽ là loài thú đầu tiên bị săn bắn và chỉ có vài con sống sót và phải học cách kiếm ăn ban đêm, nhưng trong vùng Kutubu tôi đã thấy chúng thản nhiên hoạt động ban ngày. Vẹt Pesquet, chim ưng Harpy của New Guinea, chim thiên đường, chim mỏ sừng và những con chim cu lớn có rất nhiều trong những vùng tiếp giáp khu khai thác dầu, tôi đã thấy những con vẹt Pesquet đậu trên những tháp thông tin của khu khai thác. Có được điều này là do công ty Chevron nghiêm cấm công nhân và nhà thầu săn bắn các loài thú hay đánh bắt cá bằng bất kỳ phương tiện nào trong khu vực dự án, và bởi các cánh rừng còn nguyên, không hề bị đụng chạm. Chim và thú cảm nhận thấy điều đó và trở nên dạn dĩ với con người. Do vậy, hoạt động bảo vệ môi trường của mỏ dầu Kutubu vượt xa công viên quốc gia lớn nhất và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất Papua New Guinea.
Trong nhiều tháng, tôi đã cực kỳ bối rối trước những điều kiện này của mỏ dầu Kutubu. Xét cho cùng, Chevron không phải là một tổ chức môi trường phi