Phần II. NHỮNG XÃ HỘI CỔ XƯA
Chương 16. Thế giới như một vùng đất lấn biển: Tất cả những điều đó có ý nghĩa gì với chúng ta ngày nay?
Giới thiệu - Những vấn đề nghiêm trọng nhất - Nếu chúng ta không xử lý... - Cuộc sống ở Los Angeles - Những lý lẽ phản đối giản đơn Quá khứ và hiện tại
- Những lý do để hy vọng.
Những chương trước của cuốn sách này đã thảo luận tại sao những xã hội trước đây cũng như hiện nay thành công hay thất bại trong việc giải quyết những vấn đề môi trường. Giờ chương cuối cùng này sẽ xem xét những liên hệ tới thực tế của cuốn sách: tất cả những điều đó có ý nghĩa gì với chúng ta hiện nay?
Tôi sẽ bắt đầu bằng việc lý giải hàng loạt những vấn đề môi trường chủ yếu mà các xã hội hiện đại đang phải đối mặt, và quá trình chúng gây ra những tổn hại. Để chứng minh tác động của những vấn đề này, tôi sẽ trình bày tỷ mỷ về nơi tôi đã sinh sống trong 39 năm qua, đó là nam California. Sau đó tôi sẽ trình bày những lý lẽ thường được đưa ra để phản đối tầm quan trọng của các vấn đề môi trường hiện nay. Có
1305 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
tới một nửa cuốn sách được dành để viết về các xã hội trước đây do chúng có thể mang lại những bài học quý báu cho các xã hội hiện đại, nên tôi sẽ xem xét những khác biệt giữa thế giới hiện đại và thế giới cổ xưa có ảnh hưởng thế nào tới những bài học mà chúng ta có thể rút ra từ quá khứ. Cuối cùng, với bất kỳ ai đặt câu hỏi: "Với tư cách cá nhân thì tôi có thể làm được gì?", tôi sẽ đưa ra những gợi ý trong phần Đọc thêm.
Theo tôi, dường như những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất mà các xã hội trước đây và hiện nay đều phải đối mặt có thể chia thành 12 nhóm. 8 trong số 12 nhóm đã trở thành nghiêm trọng trong các xã hội trước đây, và bốn nhóm còn lại (các số 5, 7, 8 và 10 là năng lượng, quang hợp tối đa, các hóa chất độc hại và thay đổi không khí) gần đây mới trở nên nghiêm trọng. Bốn nhóm đầu bao gồm việc phá hoại hay gây tổn hại các nguồn tài nguyên thiên nhiên; ba nhóm tiếp theo liên quan tới việc sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên; ba nhóm tiếp theo nữa bao gồm những điều có hại do chúng ta tạo ra hay di chuyển chúng; và hai nhóm cuối cùng là
1306 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
các vấn đề dân số. Chúng ta hãy bắt đầu với những nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta đang tàn phá hay gây tổn hại, đó là: các môi trường sống tự nhiên, các nguồn lương thực từ thiên nhiên hoang dã, đa dạng sinh học và đất.
1. Với tốc độ ngày càng tăng, chúng ta đang tàn phá các môi trường sống tự nhiên hay biến đổi chúng thành những môi trường sống nhân tạo, như những thành phố và làng mạc, những đồn điền và đồng cỏ, những con đường và sân gôn. Những môi trường sống bị tổn hại gây tranh cãi nhiều nhất là những khu rừng, các đầm lầy, các dải san hô và đáy đại dương. Như đã trình bày ở chương trước, hơn một nửa diện tích rừng nguyên sinh của thế giới hiện đã bị chuyển sang những mục đích sử dụng khác, và với tốc độ chuyển đổi như hiện nay, trong vòng nửa thế kỷ tới 1/4 số rừng còn lại sẽ tiếp tục bị chuyển đổi.
Những khu rừng bị tổn hại chính là những tổn thất của con người chúng ta, nhất là bởi những khu rừng cung cấp gỗ và các nhiên liệu thô khác cho chúng ta, và bởi chúng mang lại cho chúng ta những lợi ích sinh thái như bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất khỏi bị
1307 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
xói mòn, tạo ra những bước cần thiết trong chu trình hình thành nước để mang lại phần lớn lượng mưa của chúng ta, và là môi trường sống cho hầu hết những loài động, thực vật trên cạn. Phá rừng là một hoặc chính là yếu tố quan trọng trong sự sụp đổ của tất cả các xã hội trước đây mà cuốn sách này đã đề cập. Hơn nữa, như đã thảo luận trong Chương 1 về Montana, những vấn đề hiện đang khiến chúng ta lo lắng không chỉ là tàn phá và biến đổi rừng, mà còn là những thay đổi trong cấu trúc môi trường sống của số rừng còn lại. Cùng với những vấn đề khác, cấu trúc rừng thay đổi sẽ làm thay đổi cách thức cháy rừng khiến những rừng gỗ, rừng cây bụi và các thảo nguyên có nguy cơ cháy lớn hơn với mức độ nghiêm trọng hơn.
Ngoài rừng, những môi trường sống tự nhiên quý giá khác cũng đang bị tàn phá. Diện tích đầm lầy nguyên sinh trên thế giới đang bị tàn phá, gây tổn hại hay biến đổi còn lớn hơn cả diện tích rừng. Những hậu quả đối với chúng ta là đầm lầy có vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng các nguồn nước của con người và là yếu tố quan trọng đảm bảo sự tồn tại của
1308 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
ngành thủy sản nước ngọt thương mại, trong khi thậm chí ngành thủy sản nước mặn cũng phụ thuộc vào những rừng đước đầm lầy để tạo ra môi trường sống cho giai đoạn phát triển của nhiều loài cá.
Khoảng 1/3 dải san hô của thế giới, có thể coi như những khu rừng nhiệt đới dưới biển bởi chúng là môi trường sống của nhiều loài hải sản, hiện đã bị tàn phá nghiêm trọng. Nếu xu hướng này còn tiếp tục, từ nay tới năm 2030, khoảng một nửa số dải san hô còn lại sẽ bị hủy diệt. Những dải san hô bị tàn phá và gây tổn hại do hậu quả của việc sử dụng thuốc nổ để đánh cá, bị các loài tảo (rong biển) xâm lấn do những loài cá lớn chuyên ăn tảo đã bị đánh bắt, ảnh hưởng của các loại bùn đất lắng đọng và chất ô nhiễm từ những vùng đất cạnh biển bị phát quang hay hoán cải thành đất nông nghiệp tràn xuống biển, và san hô đang bị chết do nhiệt độ nước biển tăng lên. Gần đây con người đã nhận ra rằng đánh cá bằng lưới rà vét đang hủy hoại phần lớn môi trường sống ở đáy những vùng biển nông và tàn sát những loài sinh vật sinh sống ở đó.
1309 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
2. Các nguồn lương thực từ thiên nhiên hoang dã, nhất là cá và ở một mức độ thấp hơn là các loài giáp xác, cung cấp lượng protein lớn cho con người. Quả thực, đây là nguồn protein không mất tiền của con người (ngoại trừ chi phí đánh bắt và vận chuyển cá), và làm giảm nhu cầu protein từ các loài động vật mà chúng ta phải chăn nuôi như các loài gia súc. Khoảng hai tỷ người, đa phần là người nghèo, sống phụ thuộc vào nguồn protein từ biển. Nếu trữ lượng cá tự nhiên được quản lý hợp lý, thì chúng ta có thể duy trì và khai thác chúng mãi mãi. Đáng tiếc là, vấn đề mang tên thảm kịch chung (Chương 14) thường vô hiệu hóa những nỗ lực quản lý các loài thủy sản bền vững, và phần lớn các loài thủy sản quý giá hoặc đã tuyệt chủng hay đang trên đà suy giảm nghiêm trọng (Chương 15). Các xã hội trước đây đã từng đánh bắt cá quá mức bao gồm đảo Phục Sinh, Mangareva và Henderson.
Tôm, cá được nuôi trồng ngày càng nhiều, về mặt nguyên tắc, hứa hẹn trong tương lai đây là cách rẻ nhất để sản xuất protein động vật. Trong một số khía cạnh, mặc dù nuôi trồng thủy sản hiện đang được áp
1310 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
dụng phổ biến nhưng lại khiến các loài thủy sản tự nhiên suy giảm càng trầm trọng hơn chứ không tốt hơn lên. Cá nuôi chủ yếu được nuôi bằng thức ăn chế biến từ cá tự nhiên và bởi vậy cá nuôi tiêu thụ lượng loại thức ăn này nhiều hơn (tới 20 lần) nếu so với thức ăn trong tự nhiên của chúng. Cá nuôi có hàm lượng độc tố cao hơn cá tự nhiên. Cá nuôi thường xuyên thoát ra ngoài và giao phối với cá tự nhiên, do vậy gây tổn hại tới trữ lượng gen của cá tự nhiên, bởi các loài cá nuôi được tuyển chọn để tăng trưởng nhanh hơn, đổi lại khả năng sinh sống trong tự nhiên kém hơn (khả năng sinh sống của cá hồi nuôi ngắn hơn cá hồi tự nhiên 50 lần). Những loại chất thải từ nuôi trồng thủy sản thoát ra ngoài gây ô nhiễm và tích tụ các chất dinh dưỡng. Chi phí nuôi trồng thủy sản thấp hơn đánh bắt cá khiến giá cá xuống thấp, buộc ngư dân khai thác những nguồn cá tự nhiên mạnh hơn để duy trì mức thu nhập ổn định do giá cá hạ.
3. Một phần lớn các loài thực vật hoang dã, số lượng và đa dạng di truyền đã bị suy giảm và mất, và với tốc độ như hiện nay, trong nửa thế kỷ tới một số
1311 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
lượng lớn các loài còn lại sẽ tiếp tục bị mất đi. Một số loài, như những loài động vật lớn có thể ăn thịt, hay những loài cây gỗ tốt hoặc có hoa quả có thể ăn được, rõ ràng rất giá trị với chúng ta. Trong nhiều xã hội trước đây tự làm hại mình khi hủy diệt những loài này có các cư dân đảo Phục Sinh và Henderson mà chúng ta đã thảo luận.
Nhưng tổn hại đa dạng sinh học đối với những sinh vật nhỏ bé, không ăn được thường gây ra phản ứng:
"Ai sẽ quan tâm? Chẳng lẽ bạn lại ít coi trọng con người hơn là mấy con cá, cây cỏ dại nhỏ bé, vô dụng như mấy con chim ăn ốc sên hay cỏ sắt Furbish?"
Người đặt câu hỏi đã quên mất rằng toàn bộ thế giới thiên nhiên hoang dã là do các loài sinh vật hoang dã tạo ra, mang lại cho chúng ta những lợi ích rất quan trọng mà trong nhiều trường hợp chúng ta không thể tự đáp ứng. Tiêu diệt nhiều loài nhỏ bé thường gây ra những hậu quả lớn cho con người, giống như việc tùy tiện nhổ bỏ những chiếc đinh vít nhỏ bé, vô dụng liên kết với nhau trên một chiếc máy bay. Có vô số những ví dụ như vậy: Vai trò của giun trong tái tạo đất và duy trì kết cấu của đất (một trong những
1312 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
lý do khiến lượng oxy trong tầng sinh quyển giảm, gây tổn hại tới cuộc sống của con người và đang tàn phá cuộc sống của một đồng nghiệp của tôi, do không có những loại giun đất thích hợp để làm biến đổi đất/trao đổi khí trong không khí); các vi khuẩn trong đất có tác dụng tập trung chất dinh dưỡng nito cần thiết cho hoa màu, nếu không chúng ta sẽ phải tốn kém nhiều chi phí để cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa màu dưới dạng phân bón; ong và các loài côn trùng thụ phấn khác (giúp thụ phấn miễn phí cho hoa màu của chúng ta, nếu chúng ta tự thụ phấn cho hoa thì sẽ rất tốn kém); chim và các loài động vật có vú gieo rắc các loài hoa quả hoang dã (những người trồng rừng hiện vẫn chưa tìm ra cách gieo hạt những loài cây thương mại giá trị nhất trên quần đảo Solomon, bởi những loại hạt này thường được loài dơi ăn hoa quả gieo rắc tự nhiên, nhưng hiện chúng đã bị tuyệt chủng); tiêu diệt cá voi, cá mập, gấu, cáo và những loài động vật ăn thịt khác trên biển cũng như trên đất liền làm thay đổi toàn bộ hệ sinh vật liên quan tới các loài này; và nhiều loài động, thực vật hoang dã khác có tác dụng phân hủy các loại chất
1313 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
thải, tái tạo chất dinh dưỡng, làm sạch nước và không khí cho chúng ta.
4. Đất canh tác được sử dụng để trồng hoa màu đang bị nước và gió làm xói mòn với tốc độ nhanh gấp 10- 40 lần tốc độ hình thành đất, và từ 500 - 10.000 lần so tốc độ xói mòn của đất có rừng che phủ. Bởi tốc độ xói mòn đất cao hơn tốc độ hình thành nhiều lần, có nghĩa là đất đang mất dần. Ví dụ, khoảng một nửa số đất mặt của bang Iowa, một trong những bang có sản lượng nông nghiệp cao nhất nước Mỹ, đã bị xói mòn trong vòng 150 năm qua. Trong chuyến thăm gần đây tới Iowa, những người dân ở đây đã chỉ cho tôi một chiếc sân nhà thờ là bằng chứng rõ ràng của tình trạng mất đất do xói mòn. Nhà thờ này được xây dựng ở giữa khu đất canh tác từ thế kỷ XIX, và từ đó tới nay vẫn được dùng làm nhà thờ, trong khi đất xung quanh được sử dụng làm đất canh tác. Do đất trên những cánh đồng xói mòn nhanh hơn đất trong sân nhà thờ nên hiện nhà thờ trông như một hòn đảo nhỏ, nổi bật giữa khu đất canh tác, sân nhà thờ cao hơn xung quanh tới 3 mét.
1314 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Những hình thái gây tổn hại đất khác do hoạt động nông nghiệp của con người gây ra bao gồm mặn hóa, như đã thảo luận trong các chương về Montana, Trung Quốc và Australia; đất bạc màu, do trồng trọt làm đất mất các chất dinh dưỡng nhanh hơn khả năng phục hồi bởi hiện tượng phong hóa các tầng đá bên dưới; và tình trạng đất bị axit hóa tại một số vùng, hay bị biến đổi, kiềm hóa tại một số vùng khác.
Tất cả những loại tác động tiêu cực này đều khiến lượng lớn đất canh tác trên thế giới, dao động từ khoảng 20%-80%, bị tổn hại nghiêm trọng, trong khi dân số ngày càng tăng khiến chúng ta cần nhiều đất canh tác hơn. Cũng như phá rừng, những vấn đề đất đai góp phần khiến tất cả những xã hội trước đây được đề cập trong cuốn sách này bị sụp đổ.
Ba vấn đề tiếp theo liên quan tới mức độ tiêu thụ tối đa năng lượng, nước ngọt và năng suất quang hợp.
Trong mỗi trường hợp, mức độ tối đa này không phải là cứng nhắc và cố định mà rất mềm dẻo: chúng ta có thể khai thác tài nguyên cần thiết nhiều hơn, nhưng với chi phí ngày càng tăng.
1315 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
5. Các nguồn năng lượng chính của thế giới, đặc biệt trong các xã hội công nghiệp, là các nhiên liệu hóa thạch như dầu lửa, khí tự nhiên và than. Mặc dù có nhiều tranh cãi về trữ lượng dầu và khí còn lại có thể khai thác, và trong khi trữ lượng than được cho rằng vẫn còn lớn, nhưng các quan điểm phổ biến hiện nay là dường như trữ lượng dầu lửa và khí tự nhiên hiện chỉ có thể khai thác trong vài thập kỷ nữa mà thôi.
Không nên hiểu nhầm quan điểm này rằng tất cả dầu lửa và khí tự nhiên trên Trái đất tới thời điểm đó sẽ bị cạn kiệt. Thay vào đó, những trữ lượng mới được phát hiện sẽ ở mức sâu hơn, ô nhiễm hơn, chi phí khai thác và chế biến tốn kém hơn, hay các chi phí môi trường liên quan sẽ cao hơn. Tất nhiên, các loại nhiên liệu hóa thạch không phải là những nguồn năng lượng duy nhất của chúng ta, và tôi sẽ đề cập tới những vấn đề phát sinh từ những nguồn năng lượng thay thế ở phần sau.
6. Phần lớn trữ lượng nước ngọt của thế giới trong các sông hồ hiện đang được dùng cho tưới tiêu, phục vụ các mục đích sinh hoạt và công nghiệp, dùng làm các hành lang vận tải đường thủy, nuôi trồng thủy
1316 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
sản và giải trí. Số sông, hồ chưa bị tận dụng chủ yếu nằm cách xa những khu dân cư, như ở tây bắc Australia, Siberia và Iceland. Trên toàn thế giới, những tầng ngậm nước ngọt dưới lòng đất đang bị suy kiệt với tốc độ nhanh hơn tốc độ tái sinh tự nhiên của chúng, do vậy hiển nhiên chúng sẽ bị cạn kiệt. Tất nhiên, nước ngọt có thể được tạo ra bằng cách khử mặn từ nước biển, nhưng như vậy sẽ rất tốn kém chi phí và năng lượng, như việc bơm nước đã được khử mặn vào đất liền để sử dụng. Bởi vậy, khử mặn, mặc dù rất hữu ích đối với từng quốc gia, nhưng lại quá tốn kém nếu sử dụng như một giải pháp cho vấn đề thiếu nước trên toàn cầu. Người Anasazi và Maya thuộc số những xã hội trước đây bị sụp đổ do các vấn đề về nước, trong khi hiện nay hơn một tỷ người dân trên toàn cầu không được tiếp cận với những nguồn nước sinh hoạt ổn định và an toàn.
7. Mới đầu dường như ánh nắng được cung cấp vô tận, như vậy thì khả năng tăng trưởng của hoa màu và thực vật hoang dã trên Trái đất dường như cũng vô tận. 20 năm trở lại đây, thế giới đã nhận ra rằng không phải vậy, không chỉ bởi thực vật tại các vùng