Tại sao một số xã hội lại có những quyết định tai hại?

Một phần của tài liệu Sụp đổ: Cách Xã hội Chọn Thất bại Hoặc Thành công Jared Diamond (Trang 1121 - 1182)

Phần II. NHỮNG XÃ HỘI CỔ XƯA

Chương 14. Tại sao một số xã hội lại có những quyết định tai hại?

Lộ trình tới thành công - Không lường trước được vấn đề - Không nhận thức được vấn đề - Hành vi lý trí tai hại - Những giá trị tai hại - Những thất bại phi

lý khác - Những giải pháp thất bại - Tín hiệu của hy vọng.

Giáo dục là một quá trình liên quan tới hai đối tượng với những vai trò khác nhau, đó là: những giáo viên truyền đạt kiến thức cho sinh viên, và những sinh viên tiếp thu kiến thức từ giáo viên. Thực tế, như mọi giáo viên có tư tưởng cởi mở phát hiện, giáo dục cũng còn là quá trình sinh viên truyền đạt kiến thức cho giáo viên của họ, qua việc không thừa nhận những gì mà giáo viên cho là đúng và đặt ra những câu hỏi mà trước đó giáo viên chưa hề nghĩ tới. Gần đây tôi cũng phát hiện ra điều này khi giảng dạy một khóa học về đề tài các xã hội đối phó với những vấn đề môi trường như thế nào, cho những sinh viên năm cuối rất tích cực tại Trường Đại học California tại Los Angeles (UCLA) của tôi. Quả thực, khóa học

1122 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

còn là một cuộc tổng duyệt sơ bộ những tài liệu cần thiết để viết cuốn sách này, khi đó tôi đã thảo xong một vài chương và đang lên kế hoạch viết những chương khác, và vẫn có thể có những thay đổi lớn.

Sau khi làm quen với lớp, bài giảng đầu tiên của tôi là về sự sụp đổ của xã hội đảo Phục Sinh, đối tượng trong Chương 2 của cuốn sách này. Trong phần thảo luận sau khi kết thúc bài giảng, câu hỏi tưởng như đơn giản khiến các sinh viên của tôi lúng túng nhất chính là câu thực tế trước đó tôi cũng còn chưa hiểu hết: Bằng cách nào một xã hội lại có thể đưa ra một quyết định rõ ràng là một thảm họa khi chặt tất cả những cây gỗ mà xã hội đó đang phụ thuộc vào chúng? Một sinh viên đã đặt câu hỏi mà tôi trước đó tôi cũng từng phân vân rằng: Người Phục Sinh chặt cây cọ cuối cùng trên đảo đã nghĩ gì khi ông ta chặt nó. Với tất cả những xã hội khác mà tôi đề cập trong các bài giảng sau này, các sinh viên cũng thường đặt ra câu hỏi về cơ bản tương tự như câu hỏi này. Họ luôn hỏi một câu liên quan tới bài giảng là: Còn bao lâu nữa con người vẫn tiếp tục cố tình phá hủy sinh thái, hay ít nhất là biết rõ những hậu quả có thể xảy

1123 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

ra nhưng vẫn tàn phá môi trường? Bao lâu con người lại vô tình hay phá hủy môi trường mà không hề biết? Những sinh viên của tôi phân vân không biết liệu - nếu sau hàng trăm nữa mà con người vẫn còn tồn tại - con người của thế kỷ tới có ngạc nhiên trước những nhận thức mù quáng của chúng ta hiện nay giống như cách chúng ta nhìn nhận sự mù quáng của cư dân đảo Phục Sinh.

Câu hỏi tại sao các xã hội lại tự hủy diệt bản thân bằng những quyết định tai hại, không chỉ làm các sinh viên năm cuối tại trường UCLA của tôi ngạc nhiên mà còn cả các nhà lịch sử và các chuyên gia khảo cổ. Ví dụ, có lẽ cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất về những xã hội sụp đổ là cuốn Sự sụp đổ của các xã hội phức tạp, do nhà khảo cổ Joseph Tainter viết. Qua việc đánh giá những lý giải khác nhau về sự sụp đổ của các xã hội cổ xưa, Tainter vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng có thể các xã hội này bị sụp đổ là do các nguồn tài nguyên môi trường cạn kiệt, bởi hậu quả đó dường như với ông là không thể xảy ra. ông lập luận: "Giả thiết của quan điểm này phải là các xã hội này cứ ngồi đó và nhìn xã hội suy yếu dần mà

1124 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

không có bất kỳ hành động nào để ngăn chặn. Đây là một điều phi lý. Các xã hội phức tạp có những đặc tính là ra quyết định tập trung, có dòng thông tin lớn, sự phối hợp giữa các vùng lớn, có những kênh điều hành chính thức và cùng chia sẻ các nguồn tài nguyên. Phần lớn cấu trúc này dường như có khả năng, nếu không muốn nói là cố ý được thiết kế, chống lại những biến động và những yếu kém về hiệu suất. Với cấu trúc quản lý của họ, và khả năng phân bổ cả các nguồn tài nguyên và sức lao động thì đối phó với những điều kiện môi trường bất lợi có thể là một trong những điều mà các xã hội phức tạp làm tốt nhất (xin xem phần ví dụ, Isbell [1978]). Có điều lạ lùng là các xã hội này sụp đổ khi phải đối mặt với đúng những điều kiện mà chúng được trang bị để đối phó... Các thành viên hay những người quản lý của một xã hội phức tạp thấy rõ rằng một nguồn tài nguyên quan trọng đang suy thoái, thì dường như giả thiết hợp lý nhất là cần áp dụng một số biện pháp phù hợp nhằm hướng tới một giải pháp. Một giả thiết được chọn lựa - và thất bại khi phải đối mặt với

1125 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

thảm họa - đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn khiến chúng ta lưỡng lự".

Lý luận của Tainter ám chỉ rằng các xã hội phức tạp dường như sẽ không thể sụp đổ do thất bại trong quản lý các nguồn tài nguyên môi trường. Nhưng rõ ràng qua tất cả những trường hợp được thảo luận trong cuốn sách này thì đều thấy thất bại đó xảy ra liên tục. Tại sao lại có nhiều xã hội mắc phải những sai lầm này?

Các sinh viên năm cuối của tôi tại UCLA, và kể cả Joseph Tainter, đều nhận ra một hiện tượng thất bại:

gọi là thất bại của một quyết định tập thể ảnh hưởng tới toàn xã hội hay các tập thể khác. Tất nhiên vấn đề này cũng giống như thất bại của một quyết định cá nhân. Cá nhân ai cũng có thể có những quyết định sai lầm, như một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, một vụ đầu tư xấu, một sai lầm khi chọn lựa nghề nghiệp, kinh doanh thất bại, v.v. Nhưng các quyết định tập thể còn chịu ảnh hưởng từ một số yếu tố khác như những xung đột lợi ích giữa các thành viên, và những động lực của nhóm. Đây rõ ràng là một đề tài phức

1126 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

tạp mà một câu trả lời duy nhất không thể thích hợp cho mọi tình huống.

Tôi thử phác họa một lộ trình các yếu tố góp phần tạo ra thất bại của quyết định tập thể. Tôi sẽ chia các yếu tố thành bốn giai đoạn. Đầu tiên, một tập thể có thể không tiên liệu được vấn đề trước khi nó xuất hiện trên thực tế. Thứ hai, khi vấn đề xuất hiện, tập thể này không nhận thức được nó. Thứ ba, khi đã nhận thức được vấn đề lại không cố gắng giải quyết nó. Thứ tư, có thể họ đã cố gắng giải quyết nhưng không thành công. Mặc dù toàn bộ thảo luận về những lý do về sự thất bại và sụp đổ xã hội dường như có vẻ rất thất vọng, nhưng mặt khác lại là một đề tài đáng khích lệ: đó là ra quyết định thành công.

Có lẽ nếu chúng ta hiểu rõ những lý do tại sao các tập thể thường đưa ra những quyết định sai lầm, chúng ta có thể sử dụng kiến thức đó để ra những quyết định tập thể đúng đắn.

Điểm dừng đầu tiên trên lộ trình của tôi là các tập thể có thể có những hành động tai hại bởi họ không tiên liệu được vấn đề trước khi nó xuất hiện, vì nhiều

1127 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

lý do. Một trong những lý do là trước đó họ chưa từng trải qua vấn đề đó, nên họ không hình dung ra nó.

Một ví dụ điển hình là tình trạng lộn xộn mà những người Anh nhập cư gây ra cho bản thân khi họ du nhập cáo và thỏ từ Anh vào Australia trong những năm 1800. Hiện đây được đánh giá là hai trong số những ví dụ tai hại nhất về tác động của những sinh vật ngoại lai tới môi trường không phải bản địa của chúng (xem chi tiết ở Chương 13). Các sinh vật hại này càng gây thiệt hại nặng nề bởi chúng được cố tình du nhập với rất nhiều nỗ lực, chứ không phải tình cờ du nhập như những hạt cỏ dại nhỏ bé lẫn trong những đám cỏ khô được nhập khẩu và trong nhiều trường hợp phát triển thành những loài cỏ dại độc hại. Lũ cáo đuổi bắt và tiêu diệt nhiều loài động vật có vú bản địa của Australia trước kia chưa từng biết tới loài cáo, trong khi thỏ ngốn rất nhiều loài thực vật lẽ ra dành để chăn nuôi cừu và gia súc, lấn át những loài thú ăn cỏ bản địa và tàn phá đất đai bằng những chiếc hang của chúng.

1128 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Do là lớp hậu sinh, nên hiện chúng ta coi việc những người Anh cố ý du nhập hai loài vật ngoại lai xâm hại này vào Australia là hành động cực kỳ xuẩn ngốc, gây thiệt hại hàng tỷ đô la. Từ nhiều ví dụ khác tương tự, ngày nay chúng ta nhận ra một điều rằng những hành vi du nhập thường gây ra những thiệt hại không lường trước được. Đó là lý do tại sao khi bạn tới Australia hay tới Mỹ để du lịch hay vừa từ nước ngoài trở về, một trong những câu hỏi đầu tiên mà nhân viên nhập cư có thể hỏi bạn là bạn có mang theo loại cây, hạt hay động vật nào không, để đề phòng nguy cơ chúng thoát ra ngoài và trở thành địch hại. Từ vô số kinh nghiệm trước đây, giờ chúng ta đã học được cách tiên liệu (nhưng không phải lúc nào cũng làm được) ít nhất là nguy cơ gây hại của những loài sinh vật ngoại lai. Nhưng vẫn rất khó thậm chí cả với các chuyên gia sinh thái học để có thể tiên liệu loại sinh vật ngoại lai nào sẽ phát triển trên thực tế, loại sinh vật nào khi phát triển sẽ trở thành địch hại, và tại sao cũng loài sinh vật đó lại chỉ có thể phát triển ở một số khu vực du nhập nhất định mà không phải ở những nơi khác. Bởi vậy, chúng ta sẽ

1129 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

không ngạc nhiên khi biết rằng trong thế kỷ XIX, người Australia, do không có kinh nghiệm về các loài sinh vật ngoại lai xâm hại như thế kỷ XX, nên không thể tiên liệu được những tác động của hai loài thỏ và cáo.

Trong cuốn sách này chúng ta đã nghiên cứu nhiều ví dụ về các xã hội bị sụp đổ do không tiên liệu được một vấn đề mà trước đây họ chưa từng gặp. Bằng việc đầu tư lớn cho hoạt động săn hải mã để lấy ngà xuất khẩu sang châu âu, người Norse ở Greenland khó có thể lường trước được rằng cuộc chiến Thập tự chinh sẽ khiến thị trường ngà hải mã của họ bị sụp đổ do châu âu lại tiếp cận được nguồn ngà voi của châu Phi và châu á, hay việc những tảng băng trên biển tăng lên sẽ cản trở hoạt động vận tải đường biển sang châu âu. Thêm nữa, vì không phải là các nhà khoa học thổ nhưỡng nên người Maya ở Copán không thể lường trước rằng phá rừng trên những sườn đồi sẽ khiến đất trên những sườn đồi bị xói mòn xuống đáy thung lũng.

1130 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Kể cả đã từng có kinh nghiệm thì cũng không đảm bảo rằng một xã hội sẽ tiên liệu được vấn đề, nếu kinh nghiệm đó diễn ra từ quá lâu khiến con người lãng quên. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong những xã hội không có chữ viết, nên khả năng lưu giữ những ký ức chi tiết về những sự kiện xảy ra từ lâu trong quá khứ kém hơn so với những xã hội có chữ viết, bởi phương pháp truyền miệng có nhiều hạn chế hơn so với chữ viết. Ví dụ, như chúng ta đã thấy tại Chương 4 rằng xã hội người Anasazi ở hẻm Chaco đã từng trải qua một số đợt hạn hán trước khi sụp đổ trong một đợt hạn hán lớn vào thế kỷ XII.

Nhưng những đợt hạn hán trước cũng diễn ra từ rất lâu trước khi sinh ra thế hệ người Anasazi chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán lớn này, họ không thể lường trước được đợt hạn hán sắp xảy ra do không có chữ viết dẫn tới không có văn bản ghi lại những sự kiện này. Tương tự, xã hội người Maya ở Vùng đất thấp Cổ điển cũng sụp đổ do một đợt hạn hán vào thế kỷ thứ IX, mặc dù khu vực của họ đã từng bị hạn hán trong những thế kỷ trước (xem Chương 5). Trong trường hợp này, mặc dù người Maya có chữ viết

1131 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

nhưng họ chỉ ghi lại những chiến công lừng lẫy của các vị vua và những sự kiện thiên văn chứ không ghi lại những thông tin thời tiết, vì vậy đợt hạn hán vào thế kỷ thứ III, cách đó 6 thế kỷ, đã không giúp người Maya lường trước được đợt hạn hán xảy ra vào thế kỷ thứ IX khiến xã hội Maya sụp đổ.

Trong các xã hội hiện đại có chữ viết, chữ viết được sử dụng để ghi lại nhiều vấn đề, không chỉ về các vị vua và các hành tinh, như vậy không có nghĩa là chúng ta chỉ dựa vào những kinh nghiệm trước đó được ghi lại. Chúng ta cũng có xu hướng lãng quên nhiều điều. Một, hai năm sau khi xảy ra tình trạng thiếu khí đốt trong cuộc khủng hoảng dầu lửa Vùng Vịnh năm 1973, những người Mỹ chúng ta tránh xa những chiếc xe hơi tiêu tốn nhiều nhiên liệu, nhưng rồi chúng ta cũng quên mất điều đó và hiện đang rất chuộng những kiểu xe thể thao SUV, cho dù có hàng đống tài liệu viết về những sự kiện năm 1973. Những năm 1950, thành phố Tucson tại Arizona trải qua một đợt hạn hán khắc nghiệt khiến những công dân của thành phố lo ngại và thề sẽ quản lý nguồn nước của mình tốt hơn, nhưng rồi họ cũng sớm quay trở

1132 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

lại cách sống phung phí nước như xây dựng các sân golf và lấy nước tưới cho những khu vườn.

Một lý do khác giải thích tại sao một xã hội không lường trước được một vấn đề là do suy diễn sai lầm.

Mỗi khi gặp một tình huống bất thường, chúng ta sẽ xem xét trước đây có tình huống nào tương tự không. Đó là một cách hợp lý nếu như những tình huống mới và cũ thực sự giống nhau, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu chúng chỉ giống nhau bề ngoài nhưng bản chất lại khác nhau. Ví dụ, những người Viking di cư tới Iceland vào khoảng năm 870 từ Na Uy và Anh, đây là hai đất nước có lớp đất mặt dày được các dòng sông băng bao phủ. Ở đó thậm chí nếu lớp thực vật trên đất này bị chặt hết, thì bản thân lớp đất này vẫn rất nặng nên không thể bị gió làm xói mòn. Khi những người Viking di cư thấy Iceland có nhiều loại cây giống như ở Nauy và Anh, sự tương đồng giữa phong cảnh hai vùng đã khiến họ bị lầm tưởng (Chương 6). Đáng tiếc là đất của Iceland màu mỡ không phải do bị băng nén xuống mà do lớp tro núi lửa bị gió cuốn từ những nơi khác đến. Khi những người Viking chặt phá toàn bộ những cánh rừng của

1133 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Iceland để trồng cỏ cho gia súc, lớp đất nhẹ bị lộ ra và lại bị gió cuốn đi, do vậy phần lớn đất của Iceland sớm bị xói mòn.

Một ví dụ hiện đại nổi tiếng và đau thương về suy diễn sai lầm là chiến lược phòng thủ sai lầm của quân đội Pháp trong Thế chiến Thứ hai. Sau Thế chiến Thứ nhất đẫm máu và rùng rợn, Pháp nhận ra rằng cần đề phòng trước khả năng nước Đức phát động một cuộc xâm lược khác. Đáng tiếc là các tướng lĩnh quân đội Pháp lại giả thiết rằng cuộc chiến sắp tới chắc cũng tương tự như Thế chiến Thứ nhất, khi mà mặt trận phía tây giữa Pháp và Đức luôn ở thế bất phân thắng bại trong thời gian bốn năm. Do vậy, các lực lượng bộ binh phòng thủ của Pháp đã tập trung củng cố hệ thống công sự chiến đấu trước đây từng đẩy lùi những cuộc tấn công của bộ binh Đức, trong khi phía Đức đã âm thầm triển khai những chiếc xe tăng mới được chế tạo có thể tác chiến độc lập hoặc sử dụng để yểm trợ bộ binh. Bởi vậy, khi Thế chiến Thứ hai xảy ra, mặc dù Pháp đã xây dựng một hệ thống công sự phức tạp và tốn kém mang tên phòng tuyến Maginot để bảo vệ vùng biên giới phía

Một phần của tài liệu Sụp đổ: Cách Xã hội Chọn Thất bại Hoặc Thành công Jared Diamond (Trang 1121 - 1182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(1.551 trang)