Phần II. NHỮNG XÃ HỘI CỔ XƯA
Chương 3. Số phận những cư dân cuối cùng trên đảo Pitcairn và Henderson
Pitcairn trước khi người châu âu tìm ra - Ba đảo khác nhau - Giao thương - Kết cục của cuốn phim.
Nhiều thế kỷ trước, những người di cư tìm ra một vùng đất phì nhiêu tràn đầy tài nguyên thiên nhiên vô tận. Mặc dù vùng này thiếu một vài loại vật liệu thô hữu ích để chế tạo công cụ sản xuất, nhưng lại có thể dễ dàng mua lại qua giao thương đường biển từ những vùng đất khác nghèo hơn có những mỏ vật liệu này. Đã có lúc, tất cả những vùng đất đều phát triển phồn vinh và dân số tăng lên gấp nhiều lần.
Nhưng cuối cùng dân số của vùng đất giàu có đã tăng tới mức vượt quá khả năng mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể cấp dưỡng. Những khu rừng bị chặt hạ và đất đai bị xói mòn, hoa lợi không còn dư thừa để xuất khẩu, tích trữ, thậm chí chỉ đủ nuôi dưỡng chính người dân của vùng đất đó. Giao thương suy giảm, vật liệu thô nhập khẩu ngày càng thiếu. Nội chiến lan tràn do những thể chế chính trị liên tiếp bị những thủ lĩnh quân sự địa phương lật
308 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
đổ. Những người dân ốm đói của vùng đất giàu có sống sót bằng cách suy thoái thành những kẻ ăn thịt người. Những đối tác giao thương trước kia của họ còn phải chịu kết cục bi thảm hơn: bị mất đi nguồn sản phẩm nhập khẩu từng phụ thuộc, họ quay ra bóc lột môi trường của chính mình cho tới khi không còn ai sống sót.
Liệu kịch bản bi thảm này có phải là tương lai đang đón chờ nước Mỹ và những đối tác thương mại của chúng ta không? Chúng tôi không chắc, nhưng đó là thực tế đã xảy ra đối với ba hòn đảo nhiệt đới ở Thái Bình Dương. Một trong số đó là đảo Pitcairn, hoang đảo nổi tiếng mà những thủy thủ nổi loạn trên chiếc thuyền H.M.S Bounty đã trốn tới đây vào năm 1790.
Họ chọn Pitcairn bởi thời điểm đó đây là hòn đảo xa xôi nhất, không có người sinh sống và là nơi lý tưởng trốn tránh sự trả thù của hải quân Anh đang lùng sục họ. Nhưng khi đặt chân lên đảo, những người nổi loạn đã tìm thấy những nền đền thờ, những tượng đá và những công cụ bằng đá là bằng chứng câm lặng chứng tỏ Pitcairn từng là nơi sinh sống của người Polynesia cổ đại. Phía đông Pitcairn còn có một hòn
309 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
đảo khác xa hơn nhiều tên là Henderson, hiện vẫn là đảo hoang. Thậm chí giờ Pitcairn và Henderson vẫn thuộc số những hòn đảo khó đặt chân tới nhất thế giới, không có tuyến đường không hay đường thủy nào tới đây và chỉ có thể thi thoảng ghé thăm bằng thuyền buồm hay tàu thủy. Nhưng Henderson cũng chứa đựng nhiều dấu ấn của một cộng đồng dân cư Polynesia cổ. Điều gì đã xảy ra với những cư dân Pitcairn cổ đại này và những người anh em trên đảo Henderson?
Sự lãng mạn và bí ẩn của những kẻ nổi loạn trên thuyền H.M.S Bounty khi lẩn trốn trên đảo Pitcairn đã được kể lại trong nhiều cuốn sách và nhiều bộ phim, hợp với những kết thúc bí ẩn trước đó của hai dân tộc này. Cuối cùng những cuộc khai quật gần đây của nhà khảo cổ Marshall Weisler, thuộc Đại học Otago, New Zealand cũng buộc những thông tin cơ bản về hai dân tộc này phải lộ diện. ông đã một mình ở lại trên hai hòn đảo xa xôi, đơn độc này trong suốt thời gian tám tháng. ông chứng minh số phận những cư dân đầu tiên trên đảo Pitcairn và Henderson có liên hệ với một thảm họa môi trường diễn ra từ từ
310 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
trên một đảo khác phồn thịnh hơn nhiều, cách xa hàng trăm kilômét và là một đối tác giao thương quan trọng. Đó là đảo Mangareva với dân số tồn tại trong điều kiện sống ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Bởi vậy, nếu đảo Phục Sinh là một minh chứng rõ ràng nhất về một xã hội sụp đổ chủ yếu do những tác động môi trường của con người, và ảnh hưởng từ những yếu tố khác rất ít thì hai đảo Pitcairn và Henderson lại minh họa rõ ràng về sự sụp đổ của hai xã hội do môi trường của một đối tác giao thương bị tổn hại. Nó như một lời cảnh báo về những rủi ro hiện đang tăng lên gắn liền với quá trình toàn cầu hóa. Bản thân những tổn hại môi trường trên đảo Pitcairn và Henderson cũng góp phần gây ra sự sụp đổ của những xã hội này, nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng về tác động của hiện tượng thay đổi khí hậu hay từ các xã hội thù địch.
Mangareva, Pitcairn và Henderson là những đảo duy nhất trong khu vực đông nam Polynesia mà con người có thể sinh sống, ngoài ra còn một số đảo san hô thấp khác nhưng chỉ là điểm tạm trú cho một số cư dân hay cho những vị khách trên đường đến ba
311 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
đảo này chứ không phải là nơi thường trú. Thời điểm con người xuất hiện trên ba đảo này vào khoảng năm 800, như một phần trong quá trình mở rộng về hướng đông của người Polynesia đã được trình bày trong chương trước. Thậm chí Mangareva, ở cực tây của ba đảo và gần những nơi định cư trước đây của người Polynesia nhất, nhưng cũng cách những đảo lớn gần nhất có vị trí cao hơn tới cả hơn ngàn kilômét như quần đảo Society (bao gồm cả Tahiti) ở phía tây và quần đảo Marquesa ở phía tây bắc. Tới lượt hai quần đảo Society và Marquesa, lớn nhất và đông dân nhất ở đông Polynesia, cũng cách những đảo cao gần nhất của tây Polynesia tới hơn một ngàn kilômét về hướng đông và có thể gần 2.000 năm sau khi tây Polynesia bị khuất phục thì con người mới đặt chân lên các đảo này. Bởi vậy, Mangareva và những láng giềng của mình bị cô lập với những đảo bên ngoài, và lại còn nằm trong nửa phía đông xa xôi của Polynesia. Có lẽ chúng được tìm ra trong cùng một đợt thám hiểm xuất phát từ quần đảo Marquesa và Society vươn tới cả những đảo xa hơn như quần
312 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
đảo Hawaii và đảo Phục Sinh và hoàn tất quá trình định cư của người Polynesia (xem hình 4, 5 và 6).
313 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Hình 6
Trong số ba đảo có thể sinh sống của đông nam Polynesia, đảo có khả năng nuôi dưỡng dân số đông nhất và giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng với con người là đảo Mangareva. Trên đảo có một chiếc đầm rộng có đường kính 24 kilômét, bao quanh là một dải đá ngầm với hơn hai chục đảo núi lửa đã tắt và một số đảo san hô với tổng diện tích đất liền khoảng 16,09 kilômét vuông. Trong đầm, những dải đá ngầm và vùng biển bên ngoài đầm tràn ngập tôm cá. Trong số những loài giáp xác có loài trai ngọc môi đen đặc biệt có giá trị. Đây là một loại trai ngọc rất to sống trong đầm của người Polynesia với số lượng như vô tận, hiện loài trai này vẫn được sử dụng để cấy những viên ngọc trai đen nổi tiếng.
Ngoài ra, thịt của loài trai ngọc này còn có thể dùng làm thực phẩm, vỏ của chúng dày và dài tới 20 xăngtimét là nguyên liệu thô lý tưởng để người
314 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Polynesia gọt đẽo thành những chiếc lưỡi câu, làm dao cắt rau quả, làm giũa và đồ trang sức.
Những đảo có vị trí cao hơn chiếc đầm của Mangareva có lượng mưa đủ để tạo thành các nguồn nước và những con suối nước lúc có lúc không, ban đầu còn có cả rừng. Người Polynesia dựng lên những khu dân cư trên dải đất hẹp xung quanh các bờ biển.
Trên những sườn núi sau làng, họ trồng các loại hoa màu như khoai lang và khoai mỡ; những sườn núi thoai thoải và bằng phẳng dưới nguồn nước thì họ trồng khoai sọ, được tưới bằng nước suối. Những vùng đất cao hơn được trồng những loại cây ăn quả như chuối và mít bột. Như vậy chỉ riêng trồng trọt, đánh bắt cá và các loài giáp xác đã có thể đủ nuôi sống dân số vài ngàn người trên đảo Mangareva, đông gấp 10 lần dân số của cả Pitcairn và Henderson trong thời kỳ người Polynesia cổ đại.
Theo quan điểm của người Polynesia, trở ngại lớn nhất của Mangareva là không có đá chất lượng cao để làm rìu và các công cụ khác. (Cũng giống như Mỹ có tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng
315 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
nhưng lại không có lấy một mỏ quặng sắt chất lượng cao). Những đảo san hô trên đầm Mangareva cũng không có loại đá thô nào tốt, kể cả những đảo núi lửa cũng chỉ có loại đá bazan thớ tương đối to. Loại đá này chỉ có thể dùng để xây nhà và làm hàng rào, làm đá nung, đẽo thành mỏ neo và chày giã thức ăn hay sản xuất những công cụ thô sơ khác như rìu.
May mắn là bất lợi này có thể được bù đắp từ đảo Pitcairn, nhỏ hơn đảo Mangareva nhiều lần (chỉ rộng chừng 4 kilômét vuông) và là đảo núi lửa đã tắt có độ dốc lớn hơn, nằm cách Mangareva 482 kilômét về hướng đông nam. Hãy tưởng tượng xem những cư dân Mangareva trên chiếc thuyền đầu tiên đã sung sướng như thế nào khi phát hiện ra đảo Pitcairn chỉ sau vài ngày bơi thuyền. Họ đặt chân lên bãi biển duy nhất có thể trồng trọt của đảo, leo lên những sườn núi cao và bất chợt phát hiện ra mỏ đá Down Rope, mỏ đá núi lửa duy nhất có thể sử dụng được ở đông nam Polynesia, với những mảnh đá thủy tinh núi lửa có thể cắt những vật cứng, được coi như dao kéo của người Polynesia. Niềm sung sướng của họ lại càng thêm ngây ngất khi chỉ cách đó chưa đầy 1,609
316 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
kilômét về phía tây, họ lại phát hiện thêm một mỏ đá bazan mịn thớ, đây là mỏ đá làm rìu lớn nhất đông nam Polynesia.
Ngoài ra, Pitcairn còn có nhiều lợi thế khác so với Mangareva. Nó có những con suối thi thoảng có nước, rừng có những cây gỗ lớn đủ để khoét làm thuyền, nhưng độ dốc cao và diện tích nhỏ có nghĩa là khu vực bằng phẳng để làm nông nghiệp là rất bé.
Một hạn chế tương đối lớn là bờ biển của Pitcairn không có đá ngầm nên đáy biển xung quanh rất sâu khiến việc đánh bắt cá và tìm kiếm các loài giáp xác khó khăn hơn nhiều so với Mangareva. Đặc biệt, Pitcairn không có loài trai ngọc môi đen hữu ích cung cấp thực phẩm và chế tạo công cụ. Bởi vậy, tổng số dân của Pitcairn trong thời đại của người Polynesia có thể chỉ khoảng hơn 100 người. Hiện trên đảo Pitcairn chỉ còn 52 người, gồm cả lớp hậu duệ của những kẻ nổi loạn trong vụ cướp thuyền Bounty và những người Ponelysia. Từ 27 người đầu tiên năm 1790 tăng lên 194 người vào năm 1856, số dân này đã vượt quá khả năng cung cấp lương thực
317 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
của nền nông nghiệp Pitcairn khiến Chính phủ Anh phải di cư phần lớn dân số sang đảo Norfolk xa xôi.
Đảo còn lại ở đông nam Polynesia có thể sinh sống được là đảo Henderson, có diện tích lớn nhất (chừng 22,5 kilômét vuông) nhưng cũng là đảo xa xôi nhất (cách Pitcairn 160,9 kilômét về phía đông bắc và cách Mangareva 643 kilômét về phía đông), đây cũng là đảo có nhiều điều kiện bất lợi nhất cho cuộc sống con người. Không giống như Mangareva hay Pitcairn, Henderson không có núi lửa nhưng có một dải đá ngầm mà quá trình địa chất đã đẩy nó lên tới 30,48 mét trên mực nước biển. Bởi vậy, Henderson không có đá bazan hay các loại đá khác có thể chế tạo công cụ sản xuất và cũng không có những người biết chế tạo công cụ bằng đá. Ngoài ra, nó cũng rất bất lợi cho cuộc sống con người bởi Henderson không có suối hay một nguồn nước ngọt chắc chắn nào, khắp đảo chỉ có đá vôi xốp. Vài ngày sau những cơn mưa bất ngờ, nguồn nước tốt nhất vẫn chỉ là những giọt nước nhỏ xuống từ vòm các hang động và những vũng nước nhỏ còn sót lại trên mặt đất. Ngoài ra cũng còn một nguồn nước ngọt phun lên từ đáy biển, cách bờ
318 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
biển khoảng 6 mét. Trong những tháng nhà khảo cổ Marshall Weisler ở trên đảo Henderson, nước uống của ông là nước mưa hứng vào vải bạt, còn phần lớn nấu nướng và tắm giặt ông đều phải dùng nước mặn.
Thậm chí ngay cả đất trên đảo Henderson cũng chỉ có trong những kẽ nhỏ giữa những tảng đá vôi. Cây cao nhất trên đảo cũng chỉ tới 15,24 mét và không đủ to để khoét làm thuyền. Khu rừng còi cọc với những bụi cây thấp dày tới mức phải dùng dao rựa để phát đường. Các bãi biển của Henderson cũng nhỏ và chỉ giới hạn ở vùng cực bắc của đảo; bờ biển phía nam chỉ toàn những vách đá thẳng đứng khiến tàu thuyền không thể cập vào đây; và vùng cực nam của hòn đảo chỉ toàn những khe và dãy sống đá vôi sắc như dao cạo. Những đoàn thám hiểm châu âu đã ba lần đặt chân tới cực nam của hòn đảo, trong đó có nhóm của Marshall Weisler. Mặc dù đã dùng giày leo núi, nhưng Marshall Weisler phải mất tới 5 tiếng đồng hồ mới đi hết quãng đường từ bờ biển phía bắc sang bờ biển phía nam chỉ dài khoảng năm dặm (8 kilômét), ngay lập tức ông phát hiện ở đó một hang đá trước
319 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
đây những người Polynesia chân trần từng sinh sống.
Bù lại những bất lợi đáng sợ này, Henderson có một số thuận lợi hấp dẫn. Những loài thủy sản như tôm hùm, cua, mực, một số loài cá và loài giáp xác khác sinh sống trong dãy đá ngầm và những vùng nước nông cạnh đảo, đáng tiếc là không có loài trai ngọc môi đen. Henderson là đảo duy nhất của vùng đông nam Polynesia có bãi biển để giống rùa xanh lên đẻ trứng trong khoảng thời gian từ tháng Một tới tháng Ba hằng năm. Henderson trước đây từng là nơi sinh sản của 17 loài chim biển, trong đó có những đàn hải âu đông tới hàng triệu con, cả chim to và chim nhỏ đều rất dễ bị bắt ngay từ trong tổ. Số chim này đủ để nuôi sống số dân khoảng 100 người, hằng ngày mỗi người ăn một con trong suốt cả năm cũng không gây ảnh hưởng tới sự tồn tại của những đàn hải âu này.
Đảo cũng là nơi cư trú của chín loài chim đất liền khác, trong đó có năm loài không bay được hoặc bay rất kém nên rất dễ bị bắt, có ba loài chim cu lớn được coi là đặc sản.
320 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
Tất cả những đặc điểm trên chắc hẳn sẽ biến Henderson thành một nơi tuyệt diệu để nghỉ ngơi cuối tuần trên bờ biển, hay những kỳ nghỉ ngắn để thoải mái thưởng thức những loại hải sản, thịt chim và thịt rùa nhưng sẽ là nơi nguy hiểm và khó trồng trọt nếu có ý định sinh sống lâu dài ở đây. Tuy nhiên, những cuộc khai quật của Weisler khiến những ai từng tới hoặc từng nghe về đảo Henderson phải kinh ngạc bởi có bằng chứng cho thấy đảo này từng là nơi thường trú của một nhóm nhỏ cư dân khoảng vài chục người, chắc hẳn đã phải rất nỗ lực để sinh tồn trên đảo. Bằng chứng về sự hiện diện của họ là 98 chiếc xương và răng của ít nhất là 10 người lớn (cả phụ nữ và nam giới, một số người có độ tuổi trên 40), 6 thiếu niên (cả trai và gái) và 4 trẻ em từ 5-10 tuổi. Xương của trẻ em chứng tỏ đây là nhóm dân cư trú thường xuyên trên đảo bởi ngay cả những cư dân hiện đang sống trên đảo Pitcairn cũng không mang theo trẻ em mỗi khi sang đảo Henderson để kiếm củi hay đánh bắt hải sản.
Một bằng chứng khác về sự sinh hoạt của con người trên đảo là vết tích của một đống rác lớn bị chôn vùi
321 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m
dưới đất, đây là một trong những đống rác lớn nhất khu vực đông nam Polynesia dài 274 mét và rộng 27,4 mét, trải dài dọc theo bãi biển phía bắc đối diện với tuyến hàng hải duy nhất đi qua dải đá ngầm của Henderson. Trong đống rác, mà bao nhiêu thế hệ cư dân trên đảo bỏ lại, trong một cuộc khai quật nho nhỏ mà Weisler và các đồng nghiệp thực hiện, họ đã xác định lượng lớn xương cá (14.751 chiếc xương cá chỉ trong 0,6 mét khối cát được kiểm tra), cộng với 42.213 chiếc xương chim, trong đó có hàng chục ngàn xương chim biển (nhiều nhất là hải âu, én biển và các loài chim biển nhiệt đới) và hàng ngàn xương chim đất liền (đặc biệt là loài chim cu không biết bay, gà nước và chim dẽ cát). Ngoại suy từ số xương trong cuộc khai quật nhỏ của Weisler với số xương trong cả bãi rác, có thể tính toán rằng cư dân trên đảo Henderson chắc đã ăn hàng chục triệu con chim, con cá trong hàng thế kỷ. Niên đại lâu nhất xác định bằng kỹ thuật các bon phóng xạ có liên quan tới con người trên đảo Henderson là từ bãi rác này, niên đại lâu thứ hai là từ bờ biển phía đông bắc nơi những con rùa lên đẻ trứng, có nghĩa rằng cư dân trên đảo