Khái niệm về chứng nhận

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 22 - 26)

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.3 Khái niệm về chứng nhận

Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, con người hoặc tổ chức phù hợp với những yêu cầu cụ thể (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam).

11

Giấy chứng nhận là văn bản bảo đảm được cấp bởi một cơ quan chứng nhận độc lập xác định rằng quá trình sản xuất hoặc sản phẩm tuân thủ một tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn này có thể tập trung vào các vấn đề môi trường (bảo tồn đất, bảo vệ nguồn nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay quản lý chất thải) hoặc các vấn đề xã hội (thu nhập của người sản xuất, quyền của người lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) hoặc về các khía cạnh khác như an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận có thể giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, giấy chứng nhận còn giúp tăng cường thâm nhập thị trường và trong một vài trường hợp kết quả làm tăng giá thành sản xuất. Các nước nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU đang mở rộng thị trường cho những sản phẩm được chứng nhận.

Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ (organic – được canh tác bằng phương thức canh tác hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại, các chất kích thích tăng trưởng) thường sẽ được bán với giá cao hơn sản phẩm tương tự nhưng không có chứng nhận. Các nước này đang nhập khẩu lượng đáng kể các sản phẩm hữu cơ từ các nước Châu , như cà phê hữu cơ từ Đông Timo, chè hữu cơ từ Trung Quốc và Ấn Độ, chuối hữu cơ và rau hữu cơ từ Trung Quốc,...

b. Các loại chứng nhận chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp

Các tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex,…); tiêu chuẩn khu vực (EN,…);

hoặc tiêu chuẩn nước ngoài: BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc),…

GAP (Good Agricultural Practices) - Thực hành nông nghiệp tốt Theo tài liệu của FAO 2003, GAP là “Các quá trình thực hành canh tác chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội. Kết quả là an toàn, chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm”. Ngoài tiêu chuẩn VietGap của Việt Nam, các nước trên thế giới đều xây dựng tiêu chuẩn GAP cho riêng mình. Bên cạnh đó, còn có một số tiêu chuẩn do các tổ chức phi Chính phủ xây dựng và chứng nhận.

Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:

- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: mục đích là sử dụng càng ít thuốc Bảo vệ thực vật càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường.

12

- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: bao gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

- Môi trường làm việc: mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân (các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân; phúc lợi xã hội).

- Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết các vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

Các chương trình GAP cấp quốc gia và khu vực:

GlobalGAP - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

GlobalGAP là một tổ chức tư nhân có trụ sở tại Cologne Đức, là cơ quan xây dựng bộ tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu,do tổ chức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân.

GlobalGAP là tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị trang trại nuôi trồng đến khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ; bao gồm những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các loại thuốc, hóa chất sử dụng, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại, được tạo ra nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng về những thực phẩm được sản xuất tại trang trại bằng cách giảm thiểu những tác động bất lợi của môi trường, giảm việc sử dụng hóa chất, đảm bảo vấn đề sức khỏe cho người lao động và bảo vệ động vật. Cho đến nay GlobalGAP đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, hoa và cây kiểng, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bò sữa và thủy sản (cá hồi).

ASEANGAP - Thực hành nông nghiệp tốt của Đông Nam Á

ASEANGAP được ban thư kí của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện là các nước thành viên) từ năm 2006 với mục tiêu giúp tăng cường hài hòa các chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN, đề cao sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế. ASEANGAP là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á. Cấu trúc của ASEANGAP gồm có 4 phần chính: i) an toàn thực phẩm; ii) quản lý môi trường;

13

iii) điều kiện sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động;

iv) chất lượng sản phẩm. Mỗi một phần có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp các phần với nhau. Điều này cho phép từng bước thực hiện ASEANGAP, theo từng phần một (mô-đun) trên cơ sở ưu tiên của mỗi quốc gia.

VietGAP - Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam

Ngày 28-1-2008, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn riêng biệt của Việt Nam đối với từng sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, có tên viết tắt là VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices).

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. VietGAP cho sản phẩm rau, quả tươi an toàn trên cơ sở GlobalGAP, ASEANGAP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam tham gia thị trường ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất bền vững. VietGAP dễ áp dụng, ít tốn kém nhưng hiệu quả. Hiện nay, tiêu chuẩn VietGAP đã được nhiều quốc gia công nhận, trong đó có Mỹ.

Để đăng ký chứng nhận VietGAP cần phải hoàn thành các bước:

1. Nhà sản xuất gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP về Tổ chức chứng nhận. Hồ sơ đăng ký gồm:

a. Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 1 của quy chế b. Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.

c. Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại điều 8 quy chế.

2. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

3. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ. Tổ chức chứng nhận thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất. Hợp đồng cần bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong hoạt động chứng nhận VietGap.

14

 Ngoài ra, châu Âu, các quốc gia thành viên còn lại trong ASEAN và các cường quốc khác trên thế giới cũng đã và đang xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng như: GAP châu Âu (EUREPGAP), hệ thống SALM của Malaysia (The Farmer Accreditation Scheme of Malaysia), Q-GAP của Thái Lan (2005), QA-GAP (GAP-VF) của Singapore, chứng nhận JGAP của Nhật Bản (28/04/2006); ChinaGAP của Trung Quốc (11/04/2006); IndiaGAP của Ấn Độ,…

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)