SƠ LƢỢC VỀ NGÀNH CA CAO THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 41 - 46)

4.1.1 Tình hình sản xuất – chế biến

Trên thế giới có ba khu vực trồng ca cao chính là Tây Phi, Nam Mỹ và Châu Á. Tính đến niên vụ 2013, tổng sản lượng ca cao trên toàn thế giới được ước tính vào khoảng 3.931 triệu tấn, tăng 3,7% so với cùng kì năm trước.

Theo Tổ chức Ca cao Quốc tế (ICCO), trong năm 2014, hầu hết các vùng trồng ca cao tập trung trung ở phía Tây châu Phi và châu đang bước vào thời kì già cỗi, thêm vào đó là các bất ổn về an ninh xã hội đang diễn ra ở Bờ Biển Ngà khiến sản lượng hạt ca cao thế giới ước sụt giảm khoảng 150.000 tấn, riêng Bờ Biển Ngà và Ghana giảm khoảng 85.000 tấn, còn 2.280 triệu tấn và chiếm 58% tổng sản lượng toàn cầu. Thêm vào đó là tình trạng con em của các gia đình trồng ca cao truyền thống không còn xem nông nghiệp là một nghề hấp dẫn, không muốn gắn bó với nghề, gây nguy cơ đe dọa đến diện tích và lực lượng lao động cho ngành. Kết quả hoạt động sản xuất tại châu Mỹ được ước tính đã giảm 5% còn 618.000 tấn, song song đó châu và châu Đại Dương cũng giảm 2% so với cùng kì năm trước, còn 500.000 tấn.

Nguồn: FAOSTAT, tổng hợp của tác giả

Hình 4.1. TOP 5 quốc gia sản xuất cacao

Đơn vị: tấn 2011

2012 1

30

Tại Indonesia, hoạt động xuất khẩu hạt ca cao từ Sulawesi - khu vực sản xuất ca cao lớn nhất cả nước, đã giảm hơn đáng kể so với sản lượng trung bình các năm trước. Theo Hiệp hội Ca cao Indonesia, sản lượng ca cao từ khu vực này đã giảm 40% xuống còn 4.656 tấn trong 6 tháng đầu năm 2014, so với 7.773 tấn cùng kì năm trước. Ngoài ra, chính phủ Indonesia được ghi nhận là đang xem xét một mức thuế xuất khẩu ca cao cao hơn để đảm bảo nguồn cung cho công suất nghiền nội địa đang tăng vọt của quốc gia này.

Tính đến ngày 29/6/2014 tại Bờ Biển Ngà – quốc gia sản xuất ca cao hàng đầu thế giới, lượng ca cao xuất khẩu đạt khoảng 1.598.000 tấn, tăng 20,87% so với cùng kì năm trước (1.322.000 tấn). Trong khi đó, quốc gia có sản lượng ca cao đứng ở vị trí kế tiếp là Ghana cũng đặt ra mục tiêu tăng 5,9%/ năm, với tổng sản lượng tính đến ngày 12/6/2014 đạt 866.742 tấn, tăng 12,5% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do hai nước này đã có một niên vụ bội thu, nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi để phát triển năng suất ở mức cao nhất. Tuy nhiên ở Bờ Biển Ngà còn gặp một chút khó khăn như mưa lớn gây cản trở quá trình phơi sấy khô hạt ca cao, dẫn đến sự sụt giảm chất lượng của các vụ thu hoạch làm kích cỡ hạt giảm đáng kể, đặc biệt là ở miền Đông nước này.

Dưới sự bảo trợ của Quỹ Ca cao Thế giới (WCF), chiến dịch Ca cao Hành động (Cocoa Action) đang tìm cách trẻ hóa ngành ca cao để mang về hiệu quả kinh tế cao cho ít nhất 200.000 nông hộ ở Bờ Biển Ngà, 100.000 nông hộ ở Ghana cùng các cộng đồng lân cận. Vào ngày 5/6/2013, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 23 giữa Hội đồng quản trị WCF với các chuyên gia ca cao hàng đầu thế giới thuộc khu vực công tư, diễn ra tại Washington DC (Mỹ), WCF quyết định sẽ hỗ trợ 3 triệu USD cho các dự án phát triển ca cao ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông (nguồn internet, công nghệ, mạng di động), cung cấp các chính sách hỗ trợ tài chính cũng như phổ cập những kiến thức cần thiết để nâng cao chất lượng và sản lượng ca cao, đem lại lợi ích thiết thực, trực tiếp và lâu dài cho các nông hộ trong khu vực.

4.1.2 Tình hình tiêu thụ

Ca cao hạt thô hiện đang được thu mua và chào bán qua hai sàn giao dịch thế giới: Luân Đôn (NYSE LIFFE – bảng Anh) và New York (ICE – USD). Mỗi hợp đồng được mặc định theo đơn vị tính là 10 tấn, chào bán với giá niêm yết bằng đồng đô la Mỹ. Các hợp đồng ký kết vào tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 12 thường ổn định nhất vì trùng với mùa vụ thu hoạch ca cao. Nhu cầu ca cao trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực kinh tế năng động ở châu như

31

Trung Quốc, Ấn Độ,... đang tăng khá nhanh, tuy nhiên cung chưa thể đáp ứng được cầu, dẫn đến sự mất cân đối ở kênh cung-cầu.

Theo Giám đốc Phát triển Ca cao Việt Nam của công ty Mars Incoporated, hằng năm, nhu cầu ca cao thế giới tăng từ 2 đến 4%/năm, tương đương khoảng 60 nghìn đến 120 nghìn tấn/năm, trong khi đó nguồn cung ca cao chỉ đang tăng ở mức ít hơn, khoảng 1 đến 2%/năm. Chính sự thiếu hụt nguồn ca cao nguyên liệu để chế biến sô cô la thành phẩm đã khiến cho giá ca cao tháng 3/2014 tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 2 năm qua, đạt 3.031 USD/tấn tại thị trường New York (Mỹ) và gần 1.900 bảng Anh/tấn tại thị trường London (Anh). Giá ca cao hạt lên men tính đến ngày 8/8/2014 đạt 3.279 USD một tấn, tăng khá cao so với thời điểm 16/12/2013 là 2.835 USD một tấn, tuy nhiên vẫn chưa đủ để thúc đẩy hoạt động sản xuất. Nhu cầu về ca cao, nhất là bánh kẹo và đồ uống có nguồn gốc từ ca cao ở thị trường châu Á đã tăng 15,66% tính từ tháng 12/2013 nhưng hoạt động chế biến trong khu vực chỉ tăng 5.2% trong 2 quý đầu năm 2014, một phần nhờ vào hoạt động mở rộng sản xuất của Indonesia.

Nguồn: ICCO – Tổng hợp của tác giả

Hình 4.2. Trung bình giá ca cao thô trên thế giới (2011- 6/2014)

Giá ca cao trong tương lai có chiều hướng tăng, dựa trên những biến chuyển về giá trong tháng 6/2014 so với cùng kì năm trước. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giá, trong đó chủ yếu là do những dự báo về tình hình thời tiết El Nino sẽ ảnh hưởng đến niên vụ 2014-2015 cho các khu vực canh tác ở Tây Phi.

000 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000

1/2011 3/2011 5/2011 7/2011 9/2011 11/2011 1/2012 3/2012 5/2012 7/2012 9/2012 11/2012 1/2013 3/2013 5/2013 7/2013 9/2013 11/2013 1/2014 3/2014 5/2014

G (USD/tấn)

Năm

32

Trong thời gian này, giá ca cao đã giảm xuống mức thấp nhất của tháng tại 1.896 bảng Anh cho mỗi tấn ở London và tại Mỹ là 3.048 đô la cho mỗi tấn ở New York. Tuy nhiên, ngay sau đó giá ca cao lại tăng, ở Mỹ đạt 3.133 đô la/tấn trong khi ở London, con số này tăng lên đến 1.940 bảng Anh cho mỗi tấn . Sự biến động về giá này đã được dự đoán trước bởi các báo cáo về sự gia tăng trong tiêu thụ sô cô la kết hợp với nhu cầu cao của ngành công nghiệp bơ ca cao, do đó đã thúc đẩy sức mua từ thương lái.

Nguồn: Chiến dịch sô cô la công bằng châu Âu

Hình 4.3. Phần trăm doanh thu của các thương hiệu ca cao – sô cô la trên thế giới năm 2012.

Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc ca cao ở Indonesia ước đạt 0,2 kg/người/năm, ở Malaysia là 0,6 kg/người/năm, so với một con số đáng kể ở châu Âu là 10 kg/người/năm. Sự tăng vọt về nhu cầu, đặc biệt là ở các thị trường châu đã khiến doanh thu từ việc bán sô cô la và các sản phẩm nguồn gốc từ ca cao trên toàn cầu tăng 2%, đạt 81,8 tỷ USD trong năm 2011, trong đó doanh thu ở Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD (tăng 19%), ở Ấn Độ đạt 633 triệu USD (tăng 7%), và ở Indonesia tăng 25% lên 1,1 tỷ USD.

4.1.3 Các thị trường chính nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm từ ca cao a. Hoa Kỳ

Với hơn 400 công ty sản xuất sô cô la và bánh kẹo, hơn 250 công ty hỗ trợ sản xuất, ngành công nghiệp sô cô la của Hoa kỳ hàng năm tiêu thụ lượng ca cao và các sản phẩm từ ca cao trị giá đến 1,4 tỉ USD. Ca cao không được trồng trực

33

tiếp tại Hoa Kỳ, vì thế chỉ riêng trong năm 2011 quốc gia này đã nhập khẩu 434 triệu USD hạt ca cao khô và hơn 335 triệu USD các phụ liệu hỗ trợ. 47% tổng sản lượng nhập khẩu hạt ca cao của Hoa Kỳ đến từ Bờ Biển Ngà. Ngành công nghiệp sản xuất sô cô la được mở rộng trên 35 tiểu bang, góp phần giải quyết việc làm cho 68.450 lao động trực tiếp. Theo ước tính của Hiệp hội Ca cao thế giới, cứ mỗi 1 đô la ca cao nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ có khoảng 1,5 đô la tiếp theo được sử dụng cho hoạt động sản xuất chocolate.

b. Liên minh Châu Âu (EU)

Ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo của châu Âu hàng năm mang về khoảng 4,4 tỉ Euro, khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mảng thực phẩm. Các thị trường chính tiêu thụ sản phẩm này phải kể đến Hoa Kỳ (14,6%), Thụy Sĩ (9,9%), Nga (9,4%), Na Uy (8,7%), Canada (6,2%), Úc (4,4%), Nhật Bản (3,8%), Khối Ả-rập thống nhất (3%), Ả-rập Saudi (2,8%) và Croatia (2,6%). Ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo châu Âu năm 2014 thuê trực tiếp hơn 245.000 nhân công và sản xuất hơn 10,4 triệu tấn sản phẩm với giá trị vào khoảng 50 tỉ Euro.

Riêng ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm nguồn gốc từ ca cao như chocolate và bơ ca cao tạo việc làm cho khoảng 190.000 lao động, riêng năm 2011 đã sản xuất 3.251.577 tấn chocolate, bao gồm 2.680.165 tấn sản phẩm từ chocolate và 519.130 tấn sản phẩm có liên quan.

Trong năm 2011, liên minh châu Âu (EU27) đã xuất khẩu tổng sản lượng sản phẩm từ chocolate đạt 1.821.275 tấn, nhập khẩu về một lượng 1.502.378 tấn.

Trung bình lượng tiêu thụ chocolate và các sản phẩm có nguồn gốc từ chocolate của mỗi người dân EU trong 1 năm là 6,12 kg, trong đó quốc gia có lượng tiêu thụ lớn nhất (trên đơn vị người) là Romania (15,44 kg), Đức (11,34 kg), vương quốc Anh (10,94 kg), Đan Mạch (7,39 kg), Phần Lan (6,84 kg), Pháp (6,42 kg).

c. Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ ca cao lớn nhất trong khu vực châu Á. Theo Hiệp hội Sô cô la và Ca cao Nhật Bản (CCAJ), trong năm 2009 Nhật Bản sản xuất 196.533 tấn sô cô la với giá trị khoảng 38 triệu USD. Khoảng 19.375 tấn sản phẩm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Úc, Bỉ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Ý và Thụy Sĩ để phục vụ nhu cầu trong nước (khoảng 212.657 tấn). Lượng tiêu thụ sô cô la bình quân tính theo đầu người ở Nhật Bản là 1,67kg (tương đương 82 USD), và cũng là mức cao nhất trong các nước ở châu Á.

34

Hoạt động mua bán các sản phẩm có nguồn gốc từ ca cao và chocolate tại Nhật Bản thường tập trung chủ yếu vào các dịp lễ hội. Truyền thống lâu đời vào dịp lễ tình nhân ở Nhật là người phụ nữ sẽ tặng sô cô la cho đàn ông, mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu. Bên cạnh đó, phụ nữ Nhật Bản thường mua sô cô la để tặng họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp và lãnh đạo thuộc phái mạnh. Ngoài ra vào dịp Giáng sinh, người dân Nhật thường ưa chuộng các món quà làm từ dòng sô cô la cao cấp đến từ châu Âu.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)