Bến Tre là tỉnh có nhiều nguồn lợi về thủy sản, đường bờ biển dài, thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú như tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể,… Ngoài ra, Bến Tre còn là vùng đất được phù sa bồi đắp, thích hợp cho việc trồng lúa ( tổng diện tích canh tác lúa năm 2013 đạt 605 nghìn ha, năng suất bình quân khoảng 55 tạ/ha) và các loại cây ăn trái như: bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm,… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bến Tre bấy lâu nay đã nổi danh “xứ dừa” với diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước khoảng 57.267 ha, cây dừa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Cây dừa còn đóng vai trò làm vườn phủ bóng, tạo điều kiện trồng xen canh thêm nhiều loại cây trồng khác như ca cao, chuối, hồ tiêu, …
Giá trị tăng thêm khu vực nông - lâm - thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 2.090,5 tỷ đồng, tăng 2,53% so cùng kỳ; trong đó nông nghiệp tăng 1,5%, thủy sản tăng 4,17%. Cơ cấu kinh tế: khu vực I: chiếm 43,42%; khu vực II:
23,52%; khu vực III: 33,06% (so với mục tiêu đề ra ở Nghị quyết số 19/2013/NQ- HĐND ngày 06/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa VIII về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014: 42%; 21,6%; 36,4%).
Tính đến đầu năm 2014, toàn tỉnh Bến Tre có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay tỉnh đã hình thành 2 khu công nghiệp có quy mô lớn là Khu công nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An Hiệp, được đưa vào hoạt động nhằm thu hút các dự án đầu tư trong nước lẫn quốc tế vào tỉnh; tỷ lệ diện tích cho thuê lắp đầy KCN Giao Long giai đoạn 1 đạt 93,54%, giai đoạn 2 đạt 67,8%, KCN An Hiệp đạt 89,97% Giá trị sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp ước đạt 2.838,34 tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 36,4%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 313 triệu USD (tăng 30,6% so với năm 2012); kim ngạch nhập khẩu đạt 132,9 triệu USD (tăng 17% so với năm 2012). Trong năm 2013, tỉnh Bến Tre đã cấp mới 10 giấy chứng nhận đầu tư vào các khu công nghiệp với vốn đăng ký hơn 2.100 tỷ đồng. Công tác đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp cũng đang được tập trung thực hiện, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về nguồn vốn nên bị chậm tiến độ.
20
Bảng 3.1. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre năm 2013 Sản phẩm Diện tích/sản lƣợng năm 2013
Dừa và tình trạng chế biến
- 57.267 ha với 468 triệu trái/năm. Hiện có 58 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa, trong đó: 11 doanh nghiệp sản xuất cơm dừa nạo sấy, 02 doanh nghiệp sản xuất bột sữa dừa, 02 doanh nghiệp sản xuất sữa dừa đóng hộp, 01 doanh nghiệp sản xuất dầu dừa tinh khiết với công suất 60 tấn/năm, 02 doanh nghiệp sản xuất than hoạt tính, 08 doanh nghiệp sản xuất than thêu kết và 32 doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa, chỉ xơ dừa và hàng thủ công mỹ nghệ.
- Xuất khẩu dừa nguyên trái hàng năm từ 200 triệu trái/năm để làm nguyên liệu chế biến. Tổng kim ngạch xuất khẩu 2012 là 109 triệu USD.
Ca cao
8.199ha và với sản lượng 27.816 tấn. Hiện có 01 nhà máy chế biến, sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo (Bỉ) đang xây dựng tại Khu công nghiệp Giao Long và 01 doanh nghiệp trong nước đang hoạt động (bột ca cao) ngoài Khu công nghiệp
Mía 5.033 ha với sản lượng 405.622 tấn. Có 1 nhà máy công suất 2.500 tấn mía/ngày.
Lúa 76.963 ha , sản lượng 375.002 tấn
Cây ăn quả chủ yếu
29.000 ha với sản lượng 303.206 tấn (chủ yếu chôm chôm, nhãn, trái có múi, sầu riêng, măng cụt…). Hiện, 02 doanh nghiệp chế biến nước trái cây, 01 doanh nghiệp sản xuất rượu vang từ nước ép bưởi, 02 doanh nghiệp thu mua, đóng gói trái cây và 05 cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu với quy mô lớn.
Gia súc (lợn, bò) 600.000 con (lợn 440.000 con): tập trung chủ yếu Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Ba Tri, Giồng Trôm và Thạnh Phú.
Gia cầm 5 triệu con (chủ yếu là Ba Tri, Giồng Trôm và Thạnh Phú) Diện tích nuôi
thủy sản 42.516 ha (chủ yếu tôm, cá và nghêu) Sản lượng
thủy sản 309.231 tấn (kể cả nuôi và khai thác) Tôm sú nuôi thâm
canh và bán thâm canh
5.380 ha
Cá da trơn (cá tra) 719 ha với sản lượng 155.000 tấn
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bến Tre, 2013
21
Tổng sản phẩm trong tỉnh - GDP trong 6 tháng đầu năm 2014 ước thực hiện được 5.720,8 tỷ đồng, tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước (năm 2013, Bến Tre có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 6,72% so với cùng kì 2012). Cũng trong 2 quý đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 282 triệu USD (đạt 47% so với NQ), tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 5.300 tỷ đồng (đạt 40,5% so với NQ), thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 693,47 tỷ đồng (đạt 49,5% chỉ tiêu Trung ương giao và đạt 46,3% chỉ tiêu địa phương phấn đấu); cùng chỉ tiêu trên cả năm 2013 đạt 100,1% chỉ tiêu Trung ương đề ra và đạt 95,4% chỉ tiêu địa phương phấn đấu.
3.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bến Tre
Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bến Tre, sau 9 tháng đầu năm 2014, tỉnh có 47 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 405 triệu USD, trong đó có 16 dự án thuộc khu công nghiệp với tổng vống đăng ký đạt 249 triệu USD, quy mô trung bình của các dự án thuộc loại vừa so với cả nước. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm hiểu đã tăng hơn so với cùng kỳ các năm trước.
Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI của tỉnh Bến Tre có thể chia thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1990-2000): trong giai đoạn này toàn tỉnh Bến Tre chỉ có 2 dự án thuộc lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ dừa, một của công ty trách nhiệm hữu hạn AVW với 100% vốn của Bỉ, chuyên sản xuất vỏ dừa cắt miếng, được xem là dự án FDI tiên phong của tỉnh Bến Tre. Dự án còn lại là của công ty TNHH Chế biến dừa với 100% vốn đầu tư của Malaysia, chuyên chế biến các sản phẩm từ cơm dừa nạo, sấy. Tổng vốn đăng ký đầu tư cho giai đoạn này vào khoảng 3 triệu USD
Giai đoạn 2 (2001-2005): tỉnh Bến Tre đã thu hút được thêm 3 dự án FDI, ngoài chế biến các sản phẩm từ dừa, đã có thêm dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế như sản xuất dược phẩm với 100% vốn của Hồng Kông – Trung Quốc; lĩnh vực thương mại dịch vụ (khách sạn Việt Úc với 100% vốn từ Úc). Tổng lượng vốn đăng ký giai đoạn này đạt khoảng 8 triệu USD, tuy nhiên các dự án vẫn còn ở quy mô nhỏ và vừa, vẫn hoạt động bên ngoài khu công nghiệp, chưa thật sự tác động đến nền kinh tế của địa phương. Dự án chế biến sản phẩm cơm dừa nạo sấy của Sri-lanka được cấp phép vào năm 2001 đã khởi đầu cho chuỗi tăng trưởng và phát triển mạnh của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ cơm
22
dừa nạo sấy của tỉnh, đưa Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng vào top 4 các quốc gia xuất khẩu cơm dừa nạo sấy lớn nhất trong khu vực (Silvermill, 2004)
Giai đoạn 3 (2006-2014): đây được xem là giai đoạn thu hút đầu tư tốt nhất của tỉnh Bến Tre, mang về thêm 35 dự án FDI thu hút được từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cũng chính trong giai đoạn này tỉnh Bến Tre được Chính phủ phân cấp mạnh trong việc cấp giấy phép và quản lý dự án FDI, đồng thời tỉnh đã chủ động tạo điều kiện thu hút và giữ chân các nhà đầu tư thông qua việc cho xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước và đào tạo thêm nguồn lao động để phục vụ đầu tư. Vào ngày 19/1/2009 trên địa bàn tỉnh đã diễn ra lễ khánh thành và thông xe cầu Rạch Miễu với tổng chiều dài 8.331m, nối liền hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, giúp phá thế độc địa của tỉnh Bến Tre với các tỉnh thành lân cận. Tính đến năm 2012, hai khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp đã thu hút được 16 dự án FDI trong vòng 5 năm, với tổng số vốn đăng ký là 249 triệu USD. Các dự án trong giai đoạn này khá đa dạng, từ khai thác các thế mạnh kinh tế, nông nghiệp của tỉnh như chế biến các sản phẩm nguồn gốc nông-thủy sản, khai thác các nguồn lao động phục vụ các ngành công nghiệp như gia công giàu, may mặc, sản xuất túi xách, công nghiệp phụ trợ điện ô tô và các ngành dịch vụ khác. Riêng trong năm 2012 tỉnh Bến Tre đã thu hút được 8 dự án FDI mới, tăng vốn cho 2 dự án trong khu công nghiệp với quy mô tổng vốn đăng ký đạt gần 75 triệu USD. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15/9/2014 tỉnh Bến Tre đã cấp mới cho 15 dự án, trong đó có 6 dự án FDI (tăng gấp 3 lần so với 9 tháng đầu năm 2013) với tổn vống đăng ký hơn 48 triệu USD và 9 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 2.157 tỷ đồng, trong đó Hồng Kông là quốc gia dẫn đầu về vốn đăng ký đầu tư, chiếm 42% tổng vốn thu hút với các mặt hàng đầu tư về dệt khăn, gia công giày xuất khẩu, sản xuất dược phẩm; kế tiếp là Hàn Quốc với 23% và theo sau là các dự án của Lào, Úc, Đài Loan (Trung Quốc) với quy mô thấp, chỉ tập trung phần lớn vào lĩnh vực chế biến các mặt hàng thạch dừa, chỉ xơ dừa, dừa trái, cơm dừa nạo sấy. Toàn tỉnh hiện có 47 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 405,44 triệu USD, đạt 106,8% kế hoạch đề ra.
23
Bảng 3.2. Các dự án FDI tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2014
Chỉ tiêu Lũy kế năm 2011
Lũy kế năm 2012
Lũy kế năm 2013
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2014
Số dự án
Trong KCN
13 16 16 16
Ngoài KCN
21 25 27 31
Tổng số dự án 34 41 43 47
Vốn đầu tư
Trong KCN
194.087.898 248.999.023 278.897.160 278.897.160
Ngoài KCN
48.752.558 60.724.540 79.908.371 126.244.738
Tổng vốn đầu tƣ 242.840.456 309.723.563 358.805.531 405. 141.898
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre qua các năm
Dù điều kiện hiện tại kinh tế khó khăn, các nhà đầu tư có xu hướng giảm vốn và quy mô đầu tư mới. Tuy nhiên, hàng năm tỉnh vẫn thu hút thêm nhiều dự án mới. Số đoàn nhà đầu tư đến Bến Tre để tìm hiểu thông tin thủ tục và cơ hội hợp tác đầu tư - kinh doanh không ngừng tăng lên thông qua các hoạt động xúc tiến, 9 tháng đầu năm 2013 có 110 đoàn, đến 9 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên thành 188 đoàn, trong đó có 71 đoàn đầu tư đến từ nước ngoài, tăng 86,8% so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Venezuela, Cộng hòa Séc, Đức, Indonesia, Úc, New Zealand, Na Uy. Các lĩnh vực nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất chủ yếu là chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, thủy sản, may mặc, nhà máy sản xuất than hoạt tính và các dự án nằm trong danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư của tỉnh như: tìm hiểu đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phú Thuận, Giao Hòa, dự án đường Hồ Chí Minh trên biển, đầu tư xây dựng chợ, nhà máy nước,.. Hầu hết các dự án FDI tỉnh Bến Tre là đầu tư vào khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp (chiếm 39% số dự án và 81% tổng vốn đăng ký đầu tư); 61% dự án còn lại là đầu tư vào khu vực ngoài khu công nghiệp (chiếm 19% còn lại trong tổng vốn đăng ký). Với 2 khu công nghiệp đang hoạt động thuộc địa bàn và tỉ lệ diện tích đất công nghiệp cho thuê trong khu đất lấp đầy đạt
24
95% (cao nhất trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), huyện Châu Thành chiếm tỷ lệ thu hút vốn cao nhất, đạt 42,5%, kế đến là thành phố Bến Tre với 25%, huyện Giồng Trôm 12,5%, huyện Mỏ Cày Nam 7,5%, huyện Bình Đại 7,5%, huyện Ba Tri 2,5% và huyện Mỏ Cày Bắc 2,5%. Trong 3 huyện có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chỉ có huyện Thạnh Phú chưa thu hút được dự án đầu tư, song song đó huyện Chợ Lách cũng chưa thu được dự án FDI nào trong nhóm các huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Về giải ngân nguồn vốn FDI, trong giai đoạn 2011 - 2013 số vốn thực hiện giải ngân ước đạt khoảng 60%, tương đương 186 triệu USD trong tổng sống 309 triệu USD vốn đăng ký, nguyên nhân là do nhiều dự án trong giai đoạn này được thực hiện chậm tiến độ hoặc thậm chí chưa triển khai thực hiện, như dự án sản xuất nắp hầm hàng của Công ty TNHH Vatalux Anpha, liên doanh Malaysia; dự án chế biến dừa của Công ty TNHH Gia Nguyên, Trung Quốc; dự án sản xuất than hoạt tính của Công ty TNHH Shinkwang Entech, Hàn Quốc, dự án của Đức… Đến 9 tháng đầu năm 2014, vốn giải ngân của các doanh nghiệp FDI đã ở mức 44,67 triệu USD, đạt 148,89% kế hoạch năm, tăng 77,4% so với cùng kỳ năm 2013 (9 tháng đầu năm 2013 doanh thu xuất khẩu toàn tỉnh Bến Tre đạt mức 231,52 triệu USD).
Với đặc trưng là tỉnh tiếp giáp biển, có hệ thống sông rạch chằng chịt, Bến Tre còn phát triển mạnh về mặt chăn nuôi và khai thác thủy sản. Tính đến cuối năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh toàn tỉnh đạt 8.412 ha (tăng 1,9% so với năm 2012), mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Ngoài tỉnh còn có các mô hình nuôi nghêu nhuyễn thể, nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, nuôi tôm càng xanh luân vụ với tôm sú trên ruộng lúa, nuôi cá lồng bè,… đều phát triển tốt và có hiệu quả. Về khai thác thủy sản, toàn tỉnh có 3.709 tàu đăng ký hoạt động, trong đó có 1.759 tàu khai thác xa bờ. Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản đang được tỉnh khuyến khích đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư kinh phí cho lĩnh vực tuyển chọn giống và nhân rộng đối tượng nuôi mới, có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo quy hoạch phát triển bền vững.