4.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT – XUẤT KHẨU CA
4.5.3 Các mô hình trồng xen canh cây ca cao đạt hiệu quả cao
Do yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi quá trình trồng ca cao phải che bóng, chắn gió nên hiện nay toàn tỉnh Bến Tre đang áp dụng giải pháp trồng xen để tiết kiệm đất, nâng cao thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích. Hơn thế nữa, trồng xen cây ca cao góp phần làm đa dạng hóa cây trồng, giảm các rủi ro về dịch bệnh và sự biến động của thị trường.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang có 2 mô hình trồng xen canh cây ca cao, đó là: (1) mô hình Ca cao – Dừa (có thể bao gồm các loài cây phụ: chanh, chuối, dứa), (2) mô hình Ca cao – Cây ăn trái (gồm một hoặc nhiều các loại cây:
nhãn, chôm chôm, chuối, bưởi, sầu riêng, xoài chanh, cam, mít).
Mô hình trồng xen Ca cao – Dừa
Cây dừa có ưu thế là rất thích hợp với thổ nhưỡng Bến Tre, chi phí thấp, dễ trồng, nhưng có nhược điểm là giá khá bấp bênh nên thu nhập từ dừa thường không cao, song song đó, cây ca cao cho thấy khả năng thích ứng tốt khi trồng xen trong vườn dừa ở nhiều khu vực sinh thái khác nhau. Vì thế mô hình trồng ca cao xen vườn dừa đã ra đời nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trên. Xen ca cao vào vườn dừa không những tác động tích cực lên cả hai loại cây mà còn giúp nông dân tăng nguồn thu, giảm bớt khó khăn cho nông dân khi giá một trong 2 loại cây sụt giảm. Phần lớn diện tích ca cao của tỉnh Bến Tre đang được trồng xen trong vườn dừa, so với một số cây ăn trái khác thì giá có phần ổn định hơn.
Nếu trồng độc canh cây dừa thì giá trị sản xuất bình quân chỉ đạt 50 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí 15 triệu đồng, lợi nhuận bình quân khoảng 35 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, ca cao trồng xen trong vườn dừa đạt giá trị sản xuất bình quân đạt 90 triệu đồng/ha/năm, cho lợi nhuận 65 triệu đồng/ha/năm, giúp người nông dân tăng thu nhập gần gấp đôi trên cùng diện tích.
Tính đến niên vụ 2014 tại tỉnh Bến Tre, mô hình trồng ca cao xen dừa đã phát triển rộng khắp các huyện Bình Đại, Chợ Gạo, Mỏ Cày Bắc và gần đây nhất là huyện Châu Thành. Các hợp tác xã đều có điểm thu mua được phân bố rộng khắp cùng những điểm thu mua của tư nhân nên đầu ra của ca cao và dừa đều được đảm bảo, điển hình là ở huyện Chợ Gạo có 22 điểm thu mua. Ngoài ra, các hợp tác xã còn lập đội hướng dẫn kỹ thuật trồng ca cao, xây dựng vườn trình diễn để qua đó giúp cho xã viên tham gia mô hình xen canh đạt hiệu quả cao, kết quả là xã viên nói riêng và nông dân trồng ca cao xen canh vườn dừa trong vùng nói
47
chung vẫn gắn bó với mô hình này. Tuy nhiên, còn một số diện tích đạt hiệu quả thấp dẫn đến nông dân không quan tâm chăm sóc hay chuyển đổi sang cây trồng khác. Theo Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, toàn huyện có khoảng 170 ha ca cao xen canh. Trong thời gian qua, có một số nhà vườn đốn vườn ca cao và chuyển sang trồng cây khác với diện tích ước tính trên 10 ha, chủ yếu tập trung ở những vườn xen canh đã già cỗi, hầu hết diện tích còn lại nông dân vẫn tiếp tục giữ mô hình xen canh này. Bên cạnh đó, tại huyện Tân Phú Đông, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết, toàn huyện đã trồng trên 100 ha ca cao xen vườn dừa.
Thời gian qua, giá ca cao không ổn định đã gây tâm lý lo ngại trong nông dân, tuy nhiên, tình trạng này tập trung ở những hộ trồng theo phong trào, trồng trên vùng đất thấp, thoát nước không tốt, không nắm vững kỹ thuật trồng nên hiệu quả không cao khiến cho một số vườn bị chết cây. Tuy nhiên đối với những diện tích trồng đúng kỹ thuật thì mô hình vẫn đạt hiệu quả tốt.
Mô hình trồng xen Ca cao – Cây ăn trái
Hiện nay ở nước ta, ca cao thường được trồng xen với điều (Bình Phước và Lâm Đồng), chuối (Long An, Đăk Lăk), nhãn, sầu riêng, chôm chôm, xoài (Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai). Riêng trong địa bàn tỉnh Bến Tre đang có các mô hình xen canh phổ biến như ca cao- sầu riêng, ca cao – mít, ca cao – chuối ta,...
48
Bảng 4.3. So sánh về tác động môi trường giữa ca cao trồng thuần và trồng xen ở Việt Nam.
TT Chỉ số so sánh Xen canh Độc canh
1. Độ tàn che >80% 50-70%
2. Đa dạng sinh học Cao do có nhiều loài thực vật và thu hút được động vật
Đơn loài, không thu hút được động vật
3. Cảnh quan và sinh thái Đa dạng, có chức năng sinh thái Đơn tầng, đơn điệu, ít chức năng sinh thái
4. Sinh cảnh cho loài khác Tốt Kém
5. Chống xói mòn Tốt, do độ tàn che và nhiều tầng tán, hạn chế được chảy mặt
Kém do 1 tầng, không hạn chế được chảy mặt
6. Chống rửa trôi Tốt, chảy mặt chủ yếu chuyển thành thẩm thấu
Kém hơn do hạn chế thẩm thấu nên chảy mặt
7. Giữ độ ẩm và nước Tốt Kém
8. Điều hòa khí hậu và nhiệt độ Tốt, tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ Khả năng điều tiết kém
9. Cạnh tranh về dinh dưỡng Cao do nhiều loài Thấp, nhưng không có tính tận dụng không gian dinh dưỡng
10. Tái tạo lại dinh dưỡng đất Cao do nhiều loài, nhiều sản phẩm Thấp do 1 loài, ít sản phẩm 11. Khối lượng sản phẩm Trung bình, nhưng kéo dài thời gian Lớn. thời gian ngắn hơn
49
12. Dạng sản phẩm và thu nhập Tốt. cho nhiều sản phẩm phụ, gỗ, củi, hoa quả khác
Kém, chỉ một sản phẩm
13. Yêu cầu lao động Nhiều và thường xuyên Trung bình và chuyên nghiệp
14. Khả năng chống dịch bệnh Không rõ ràng Không rõ ràng
15. Mức độ khó khăn trong canh tác Phức tạp Đơn giản
16. Thời gian khai thác Dài (40-60 năm) Trung bình (10-20 năm)
17. Rủi ro khi mất sản lượng Thấp, có sản phẩm phụ từ cây trồng khác
Cao, không có sản phẩm phụ
Nguồn: Trần Ngọc Hải và cộng sự, 2008.
50