4.2.1 Các cột mốc phát triển ngành ca cao Việt Nam
Theo Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cây ca cao được trồng ở Việt Nam từ những năm 1960 nhưng chưa có thị trường tiêu thụ nên lúc bấy giờ chỉ dừng lại ở bước thử nghiệm. Đến năm 1999, cả nước Việt Nam chỉ có 900 ha ca cao, vào thời điểm này nước ta chưa có hoạt động thu mua hạt tập trung tại các địa phương cũng như sự tiếp cận với thị trường quốc tế khiến cho phần lớn nông hộ từ bỏ việc canh tác.
Năm 2001, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU) được Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) tài trợ dự án đánh giá hiệu quả của mô hình ca cao lai, từ đó bổ sung và phát triển các mô hình mới.
Năm 2003, tập đoàn Cargill và chính phủ Hà Lan kết hợp với Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU) tổ chức Chương trình hợp tác Hà Lan với các thị trường gắn kết (PSOM), nhằm hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch và lên men cho nông dân để đảm bảo chất lượng đầu ra cho hạt ca cao.
Năm 2005, Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban điều phối Cacao Việt nam (VCCC) để hỗ trợ xây dựng các chính sách liên quan đến ngành sản xuất ca cao, chủ yếu tập trung phát triển ở Tây Nguyên và các tỉnh thuộc Tây Nam Bộ.
Năm 2006, VCCC cho ra đời Hệ thống tiêu chuẩn cho cây ca cao và sản phẩm từ ca cao. Ngày 14/9/2007, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định 2678/2007/QĐ-BNN-KH nhằm thúc đẩy tình hình sản xuất ca cao, kèm theo đó là mục tiêu 60.000 ha ca cao trong năm 2015 và đến năm 2020 sẽ đạt 80.000 ha diện tích ca cao cả nước, trong đó có 60.000 ha kinh doanh, đặt năng suất bình quân 18 tạ/ha, sản lượng hạt khô 108.000 tấn, hạt ca cao xuất khẩu đạt 86,000 tấn/ năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 100-120 triệu USD/năm. Ngoài ra, trong năm 2007, chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ gần 500.000 USD cho Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (ACDI/VOCA) triển khai chương trình SUCCESS
35
Alliance nhằm hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chế biến và quy trình thu mua sản phẩm ca cao Việt Nam, hướng đến một hệ thống canh tác ca cao bền vững.
Nhờ sự phát triển có định hướng của Đảng bộ các cấp, đến cuối năm 2007, diện tích ca cao ở Việt Nam đã tăng gấp mười lần thời điểm bắt đầu, đạt 9.000 ha. Vào thời điểm tháng 5 năm 2010, diện tích cây ca cao trên cả nước đạt khoảng 12.300 ha, phần lớn được trồng xen trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các vườn cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Bộ NN&PTNT còn ký kết với Chính phủ Hà Lan và các nhà tài trợ nước này về “Dự án hợp tác công tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại Việt Nam” nhằm tăng cường công tác nghiên cứu, quản lý nông hộ, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho người dân tăng năng suất, tăng khả năng tiếp thị. Thêm vào đó, các nhóm cán bộ của Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá tình hình trồng và phát triển cây ca cao. Các tài liệu được phổ biến rộng rãi phải kể đến: Phạm Hồng Đức Phước (2009), Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp; Trịnh Xuân Ngọ (2009), Cây ca cao và kỹ thuật chế biến, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2006-2008, trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện dự án “Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam” trong khuôn khổ “Chương trình hợp tác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (AusAID).
Trong niên vụ 2012 và đầu 2013, do giá mua hạt ca cao xuống thấp cùng với ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi khiến hiệu quả và thu nhập của người trồng ca cao giảm sút, một số nơi có tình trạng nông dân không đầu tư chăm sóc hoặc chặt đốn ca cao để trồng các loại cây thay thế khác. Theo thống kê, tổng diện tích ca cao bị đốn bỏ khoảng 3.135 ha, trong đó nhiều nhất là Bến Tre 1.408 ha, Lâm Đồng 697,5 ha, Bình Phước 555,6 ha, Đồng Nai 354 ha, Đắk Nông 107 ha, Bà Rịa-Vũng Tàu 6 ha, Đắk Lắk 5 ha. Tuy nhiên, hiện tượng đốn chặt ca cao chủ yếu xảy ra trên diện tích trồng phân tán, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), tính đến tháng 11/2013, diện tích ca cao cả nước đạt 22.110 ha. Trong đó, có nhiều tỉnh hiện có diện tích trên 1.000 ha như Bến Tre 7.342 ha; Bà Rịa-Vũng Tàu 2.787 ha; Tiền Giang 2.578 ha; Đắk Lắk 2.554 ha; Bình Phước 1.310 ha; Đồng Nai 1.015 ha; Lâm Đồng 1.700 ha; Vĩnh Long 1.244 ha…
36
4.2.2 Diện tích
Cây ca cao phần lớn được trồng xen trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái ở vùng ĐBSCL hoặc trồng trong các vườn cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là loại cây trồng không quá khắt khe về kỹ thuật chăm sóc, cho trái nhanh, năng suất ổn định; đặc biệt có thể phát triển thích hợp trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, tuy nhiên, diện tích ca cao trồng mới ở các địa phương hiện vẫn gặp không ít khó khăn do đến nay vẫn chưa có đề án quy hoạch phát triển ca cao cụ thể. Theo báo cáo của Ban Điều phối Phát triển cacao Việt Nam (VCC), tính đến tháng 6/2011 tổng diện tích cacao cả nước đạt khoảng 20.589 ha, tăng 4.404 ha so với năm 2010; trong đó có khoảng 7.000 ha ca cao đang cho thu hoạch, với năng suất bình quân 0,7 tấn/ha, tuy nhiên, năng suất cacao bình quân cả nước còn thấp (khoảng 3,5 tạ/ha) và vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng canh tác. Tổng số có 2.100 ha ca cao trồng thuần, số còn lại là diện tích trồng xen với một số cây công nghiệp (dừa, điều, cà phê) và cây ăn quả. Diện tích ca cao thu hoạch đến nay khoảng 7.300 ha, chiếm 43,6% tổng diện tích trồng. Theo ước tính, nếu được thâm canh tốt thì nhiều diện tích có thể cho năng suất từ 1-2 tấn/ha.
4.2.3 Sản lƣợng
Về sản lượng, tính đến cuối năm 2005, cả nước có khoảng 35 tấn hạt và đến hết năm 2010, sản lượng ca cao Việt Nam ước đạt 2.500 tấn hạt khô/năm. Diện tích trồng ca cao tại Việt Nam được mở rộng khoảng 4 lần giai đoạn 2005-2010, trong khi đó sản lượng cacao tăng hơn 70 lần. Tính đến tháng 6/2011, sản lượng ca cao cả nước đạt 4.873 tấn hạt.
4.2.4 Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu
Thay vì thu mua, sơ chế, lên men và xuất khẩu trực tiếp hạt ca cao đến các nhà sản xuất sôcôla trên thế giới, thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ dừng lại ở khâu trung gian là quy hoạch vùng trồng và cung cấp hạt ca cao lên men cho các đầu mối doanh nghiệp ngoại. Về thu mua và chế biến xuất khẩu, khoảng 80%
sản lượng cacao của Việt Nam được Công ty Cargill Việt Nam thu mua (hoạt động tổ chức thu mua trực tiếp hoặc thông qua mạng lưới cộng tác viên nông dân), chế biến và xuất khẩu, số còn lại được các công ty khác thu mua. Các công ty thu mua hạt hiện nay chủ yếu để xuất khẩu. Ngoài ra, một số công ty chế biến thành sản phẩm bán thành phẩm (bột nhão, bột, bơ cacao) như công ty Phạm Minh, công ty Trọng Đức, Vinacacao, công ty Trọng Đạt… Riêng chỉ có công ty
37
Grand Place có nhà máy chế biến sô cô la tại Việt nam. Công ty TNHH TM-DV- SX Cacao Thành Đạt dù có sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu của Mars Incorporated (công ty đứng sau các hãng sô cô la nổi tiếng như: Mars Bars, M&Ms, Milky Way và Dove), nhưng Thành Đạt vẫn phải thông qua công ty Cargill vì nếu xuất khẩu riêng lẻ, Thành Đạt không thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của khách hàng.