PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE 37

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 49 - 53)

Diện tích thu hoạch ca cao trong năm 2013 toàn tỉnh Bến Tre đạt 3.463 ha, giảm 14,43% so với niên vụ 2012, nguyên nhân chủ yếu do từ cuối năm 2012 đến đầu 2013 giá ca cao quá thấp khiến nông dân ồ ạt đốn bỏ để chuyển đổi sang các loại cây trồng có múi khác như bưởi da xanh, cam, chanh.

Bảng 4.1. Diện tích thu hoạch cây ca cao tỉnh Bến Tre phân theo huyện.

2005 2010 2011 2012 2013

Tổng số 36 2.615 3.355 4.144 3.463

Thành phố Bến Tre - 24 62 124 122

Châu Thành 36 1.549 1.737 1.898 1.479

Chợ Lách - 1 1 2 21

Mỏ Cày Nam - 164 360 625 648

Mỏ Cày Bắc - 202 290 482 436

Giồng Trôm - 620 820 865 573

Bình Đại - 30 38 74 101

Ba Tri - 16 30 37 53

Thạnh Phú - 9 17 37 30

Nguồn: Niên giám thống kê 2013 - Tổng cục thống kê tỉnh Bến Tre

Chuyên gia nghiên cứu của Dự án hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam cho biết, diện tích ca cao giảm trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2013, chủ yếu tại những vườn ca cao có diện tích nhỏ, không phù hợp, hay ở vùng đất bị nhiễm phèn, thiếu nước tưới dẫn đến năng suất thấp...Tuy nhiên, đến nay hiện tượng đốn bỏ ca cao đã không còn và những vườn cacao trong vùng dự án vẫn giữ ổn định diện tích, đang phát triển tốt. Theo thông tin

ĐVT: Hecta

38

mới nhất của Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, tính đến quý II/2014, toàn tỉnh hiện có hơn 5.000 ha ca cao.

4.3.2 Sản lƣợng

Mỗi năm, Việt Nam đóng góp cho thị trường thế giới khoảng 4000 tấn hạt ca cao lên men. Mặc dù sản lượng chỉ chiếm 0,4% trên thế giới nhưng tiềm năng mà ngành hàng này mang lại là rất lớn. Chính vì vậy, trong bối cảnh sản lượng ca cao thế giới đang có xu hướng giảm, ca cao Việt Nam đang hướng đến giấc mơ trở thành ngành hàng chủ lực như trước đây đã từng thành công với cây cà phê.

Bảng 4.2. Sản lượng ca cao tỉnh Bến Tre phân theo huyện

2005 2010 2011 2012 2013

Tổng số 176 21.636 26.939 29.897 20.613

Thành phố Bến Tre - 91 297 605 440

Châu Thành 176 13.734 15.285 15.430 10.468

Chợ Lách - 2 2 6 45

Mỏ Cày Nam - 1.050 2.232 4.042 3.265

Mỏ Cày Bắc - 1.310 1.740 2.924 2.170

Giồng Trôm - 5.209 6.970 6.300 3.493

Bình Đại - 141 192 385 420

Ba Tri - 72 144 145 215

Thạnh Phú - 27 77 150 115

Nguồn: Niên giám thống kê 2013 - Tổng cục thống kê tỉnh Bến Tre

Sản lượng ca cao toàn tỉnh Bến Tre tăng liên tục trong giai đoạn 2005 – 2012 từ 176 tấn ở giai đoạn đầu lên 29.897 tấn trong năm 2012, tuy nhiên đến niên vụ 2013, sản lượng đột ngột xuống thấp ở mức 20.613 tấn, giảm 9.284 tấn (còn 83,57%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do hiện tượng đốn bỏ hàng loạt vườn ca cao của các nông hộ vì nguồn đất canh tác nhiễm phèn, thiếu nước tưới và không đủ kỹ thuật xử lý khiến cho sản lượng thu hoạch sụt giảm. Theo Sở NN-PTNT Bến Tre, việc giá bưởi da xanh và một số loại cây có múi khác ổn định ở mức cao là nguyên nhân chính khiến nông dân bỏ cây ca cao. Thêm vào đó, việc một số nông dân đào ao, dẫn nước mặn vào nuôi tôm gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của ca cao, thậm chí làm chết cây. Nhiều nhà vườn ở

ĐVT: Tấn

39

huyện Giồng Trôm đã đốn bỏ ca cao để thay thế bằng bưởi da xanh và chanh do tình trạng trạng trái bị héo, lép rồi rụng dần vì rải phân không đúng kỹ thuật, thu nhập không đủ bù đắp công sức và chi phí bỏ ra.

4.3.3 Giá bán

Giá bán là một trong những nhân tố có tác động trực tiếp đến thu nhập mà nông hộ thực sự nhận về, do đó những biến động của giá bán sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nông dân. Tuy nhiên trên thực tế, giá thị trường của ca cao không mặc định sẽ tương ứng với giá trị thực của loại nông sản này mà luôn biến động theo nhiều yếu tố, điển hình nhất là sự tác động của quy luật cung - cầu. Phần lớn các nông hộ trong địa bàn tỉnh Bến Tre sau khi thu hoạch sẽ bán ngay cho các đối tượng thu mua, không sử dụng hoặc sơ chế tại nhà. Giá thu mua ca cao do các công ty: Phạm Minh, Cagrill,... quyết định và thông báo đến các đối tượng thu mua hay cộng tác viên của nông dân theo từng ngày nên các đối tượng thu mua không thể ép giá nông dân, tuy nhiên giá mua có sát với giá ca cao thế giới hay không lại phụ thuộc vào quyết định của các công ty.

Đầu năm 2014 đến nay, giá ca cao đã phục hồi trở lại và duy trì ở mức từ 4.700 đến 5.000 đồng/kg trái tươi, sau đợt sụt giá gần chạm đáy vào những tháng cuối năm 2013 (chỉ còn 3.000 đến 3.500 đồng/kg trái tươi). Theo Trưởng Ban điều hành Dự án Phát triển ca cao tỉnh Bến Tre, trong vòng 6 tháng đầu năm 2014, hạt ca cao lên men đang được thu mua với giá khá hấp dẫn và ổn định, dao động ở mức giá 55.500 đến 61.500 đồng/kg (chưa tính giá thưởng), tăng đáng kể so với mức 45.000 đ/kg vào cuối năm 2013.

Nguyên nhân khiến giá ca cao biến động - Quan hệ cung - cầu bị mất cân đối

Đại diện đơn vị thu mua ca cao các tỉnh khu vực miền Tây - Công ty TNHH Cargill Việt Nam cho biết, những tháng cuối năm 2013, sản lượng ca cao trên thế giới tăng do các nhà đầu tư đồng loạt tung hàng dự trữ trong khi nhu cầu chế biến của các nhà máy không tăng. Đồng thời, năng suất thu hoạch ca cao tại các nước cũng tăng do được trúng mùa. Đến năm 2014, cán cân cung cầu ca cao trên thị trường thế giới đã trở lại trạng thái cân bằng khiến giá ca cao có xu hướng ổn định trở lại. So với đợt giảm giá mạnh vào thời điểm cuối năm 2012, có thời điểm ca cao tăng kỷ lục, cao gấp 3 lần, với mức dao động từ 8.500 đến 9.000 đồng/kg trái tươi, tương đương hạt lên men có giá trên 100.000 đồng/kg.

40

- Ảnh hưởng từ sức mua của đồng tiền.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước liên tục tăng. Theo Tổng cục Thống kê, CPI cả nước trong năm 2013 tăng 6,04%. Tuy chỉ tăng ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (năm 2004 tăng: 9,5%; năm 2005: 8,4%; năm 2006:

6,6%; năm 2007: 12,63%; năm 2008: 19,89%; năm 2009: 6,52%; năm 2010:

11,75%; năm 2011: 18,13%; năm 2012: 6,81%), nhưng theo dự báo đến năm 2014 chỉ số CPI sẽ đạt mức 7%, do nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất đang tăng, thêm vào đó là ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão,...

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước (tính đến hết ngày 15/6/2014) thặng dư hơn 1,45 tỷ USD. Cụ thể:

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt hơn 127,63 tỷ USD, tăng 12,9% (tương ứng tăng hơn 14,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 64,54 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng hơn 8,61 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 63,09 tỷ USD, tăng 10,4% (tương ứng tăng hơn 5,96 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD được giữ ổn định ở mức 20.036 VND/USD cho đến ngày 19/6/2014 được NHNN điều chỉnh tăng 1% lên 21.246 VND/USD, theo đó trần tỷ giá mới là 21.458 VND/USD và sàn tỷ giá mới là 21.034 VND/USD. Sự điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng lần này là nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm, qua đó, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra còn phải kể đến giá vàng có nhiều biến động mạnh làm một các mặt hàng tăng giá, kéo theo sự tăng giá của giá ca cao. Cụ thể, giá vàng mua vào và bán ra cuối tháng 6/2014 tăng cao, lần lượt là 36,70 triệu đồng/lượng (tăng 5,76%

so với cuối năm 2013) và 36,82 triệu đồng/lượng (tăng 5,87% so với cuối năm 2013).

- Ảnh hưởng giá từ các mặt hàng nguyên liệu phụ trợ

Hoạt động sơ chế, vận chuyển ca cao cũng như sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ ca cao cần một lượng lớn nguyên, nhiên liệu. Trong 9 tháng đầu năm 2014, thị trường xăng dầu trong nước đã qua 18 lần điều chỉnh giá, riêng mặt hàng xăng 92 đã 5 lần tăng giá và 6 lần giảm giá. Giá năng lượng tăng cao kéo theo chi phí vận chuyển, chi phí ủ, rang, nghiền cũng tăng theo. Bên cạnh đó, giá phân bón, thuốc BVTV và cây giống tăng theo giá xăng dầu. Chi phí đầu vào cho

41

hoạt động sản xuất tăng liên tục khiến giá ca cao buộc phải tăng lên mới đảm bảo được lợi nhuận cho người nông dân.

Nguồn: Petrolimex Việt Nam – tổng hợp của tác giả

Hình 4.4. Diễn biến giá xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá là do ảnh hưởng của biến động về sản lượng, dẫn đến cán cân cung cầu mất cân đối. Bên cạnh đó là các hoạt động điều chỉnh tỉ giá, giá vàng, giá nhiên liệu đã kéo theo sự biến động về giá thị trường của ca cao. Đến thời điểm hiện tại, có thể nói mức giá của ca cao đang gần nhất với giá trị thực.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)