PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 70 - 73)

Trong mỗi ngành nghề đều tồn tại những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức và cơ hội. Cần phải phân tích để từ những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội này để tìm ra giải pháp tích cực cho hoạt động đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu ca cao tỉnh Bến Tre trong thời gian sắp tới. Một trong những công cụ quan trọng để thực hiện công việc này chính là ma trận SWOT.

Điểm mạnh

Ca cao Bến Tre là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng màu mỡ, nguồn nước tưới, thời tiết và các mô hình trồng xen canh trong các vườn cây che bóng sẵn có của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Bến Tre còn có nguồn nhân lực dồi dào với nguồn lao động trẻ tinh nhuệ chiếm hơn 64,5% trên tổng số 1.255 triệu dân cùng kinh nghiệm truyền thống hơn 15 năm trồng ca cao.

Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh, hoạt động sản xuất và xuất khẩu ca cao tỉnh Bến Tre còn gặp phải nhiều hạn chế về khả năng thu thập thông tin và liên kết thị trường. Các công ty chuyên thu mua và chế biến ca cao trong địa bàn tỉnh vẫn phải thông qua các công ty nước ngoài như Cargill, ED&F, Puratos,... để tổng hợp nguồn hàng và xuất khẩu đơn hàng số lượng lớn nên chưa thực sự xây dựng được hệ thống thương hiệu. Năng lực xử lý các loại sâu bệnh trên cây và trái của nhà vườn vẫn chưa thật sự được quan tâm đúng mức, dễ dẫn đến tình trạng hàng loạt hecta vườn ca cao bị sâu bệnh phá hoại, buộc phải đốn bỏ.

Cơ hội

Nhu cầu ca cao thế giới liên tục tăng cao từ 2 đến 4%/năm, tương đương khoảng 60 nghìn đến 120 nghìn tấn/năm nhưng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn ca cao nguyên liệu khi nguồn cung ca cao chỉ đang tăng ở mức ít hơn, khoảng 1 đến 2%/năm. Sự phát triển của ngành ca cao Việt Nam hiện nay là kết quả của sự hợp tác giữa chính phủ và các thành phần tư nhân (các tổ chức, chương trình phi chính phủ,…) Bên cạnh những đóng góp của chính Phủ Việt Nam từ cấp địa phương đến trung ương, còn phải kể đến hoạt động tích cực từ phía những liên doanh như ACDI/VOCA, công ty Mars Incorporated, Cargill, WWF, các nhà tài trợ, chính phủ Hà Lan, Úc (Aus AID) và chính phủ Hoa Kỳ

59

(USDA, US AID). Người nông dân trồng ca cao ở tỉnh Bến Tre đã và đang được tạo điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật và các quy trình gieo trồng - thu hoạch - sơ chế tối ưu nhất. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn ca cao Thương mại công bằng, ca cao hữu cơ nhằm đảm bảo giá sàn.

Có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ca cao ra các thị trường lớn trên thế giới, tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ càng về những đặc trưng của thị trường này và có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng.

Thách thức

Một trong những thách thức mà hiện nay các nông hộ trồng ca cao ở tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt là tình trạng tài nguyên đất dễ bị xâm thực, nhiễm mặn và giá các nguyên, nhiên liệu đầu vào liên tục tăng nhưng nguồn dự trữ lưu thông còn hạn chế khiến nhà vườn và các doanh nghiệp không chủ động về sản lượng đầu ra và giá thành sản phẩm. Trong thời buổi nền kinh tế hội nhập, các yếu tố chất lượng dịch vụ và hàng hóa cũng ngày càng được yêu cầu cao, người tiêu dùng không chấp nhận các loại hàng hóa có chất lượng trung bình hoặc thấp.

Đồng thời, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến sản phẩm mà còn ngày càng quan tâm đến doanh nghiệp và cách thức làm ra sản phẩm đó. Điều này tạo áp lực cho người nông dân và cách doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình trồng và sản xuất, sơ chế ca cao trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

60

Bảng 5.1. Phân tích ma trận SWOT

Cơ hội (O)

O1: Hỗ trợ của dự án Success Alliance.

O2: Hỗ trợ của các NGOs như ACDI/VOCA, WWF, Helvetas và Winrock.

O3: Nhu cầu tiêu dùng thế giới ngày một tăng.

O4: Ca cao thương mại công bằng, ca cao hữu cơ phát triển, đảm bảo giá sàn.

Thách thức (T)

T1: Giá vật tư đầu vào tăng.

T2: Tài nguyên đất dễ bị xâm thực, nhiễm mặn, sâu bệnh.

T3: Dự trữ nguyên liệu và dự trữ lưu thông còn hạn chế.

Điểm mạnh (S)

S1: Cây trồng có giá trị kinh tế cao.

S2: Điều kiện đất đai và thời tiết phù hợp.

S3: Có thể trồng xen canh với các loại cây trồng khác.

S4: Tính sẵn có của lao động.

S5: Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi.

S6: Có kinh nghiệm truyền thống trồng ca cao.

Phối hợp S+O

S1-4O1-5: Mở rộng diện tích trồng ca cao trên địa bàn tỉnh.

S5O1-3: Đa dạng hóa ngành nghề cho các hộ trồng ca cao.

Phối hợp S+T

S6T1,3: Áp dụng kỹ thuật sản xuất mới để giảm thiểu chi phí và tăng năng suất.

S2,3,6T2: Tận dụng mùa vụ và kỹ thuật thích hợp để tránh sâu bệnh, thất thoát.

Điểm yếu (W)

W1: Ít được tập huấn về kiến thức kinh tế.

W2: Khả năng dự báo và thu thập thông tin thị trường yếu.

W3: Hạn chế liên kết thị trường.

W4: Năng lực xử lý bệnh trên cây còn hạn chế.

W5: Quy mô sản xuất nhỏ và manh mún.

W6: Chưa xây dựng được nhãn hiệu.

Phối hợp W+O

W2O1,2: Xây dựng các kênh cung cấp, cập nhật thông tin thị trường

W1-4O1,2: Nâng cao năng lực sản xuất cho nông hộ và các công ty thu mua

W6O1,2,4: Xây dựng hệ thống nhãn hiệu cho sản phẩm ca cao tỉnh Bến Tre.

W5O1,2,4: Mở rộng quy mô sản xuất, tạo các hội, nhóm cùng phát triển

Phối hợp W+T

W1-3T1,3: Tăng cường các hoạt động huấn luyện về kiến thức kinh tế.

W4T3: Tăng cường tập huấn kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

61

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)