Tác động của Thương mại công bằng lên hoạt động thu mua xuất khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 63 - 70)

4.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT – XUẤT KHẨU CA

4.5.5 Tác động của Thương mại công bằng lên hoạt động thu mua xuất khẩu

Thương mại công bằng (Fairtrade Labelling Organizations International) được viết tắt FLO là tổ chức quốc tế về thương mại công bằng, tổ chức này chứng thực nhãn hiệu quốc tế bảo đảm rằng mọi sản phẩm mang nhãn hiệu “Fairtrade”

đều đạt các tiêu chuẩn của FLO đề ra. Tính đến năm 2011, đã có 569 nhà sản xuất cùng hơn 120.000 lao động trên 58 quốc gia đang phát triển đạt được chứng nhận và có hơn 1.6 tỉ Euro giá trị sản phẩm được bán ra trên toàn cầu, mức tăng bình quân đạt 41%/ năm. Doanh thu này được FLO ước đạt khoảng 9 tỉ USD trong năm 2012 và 20 – 35 tỉ USD trong năm 2020.

Thương mại công bằng thực chất là sự hợp tác dựa trên nguyên tắc đối thoại, minh bạch và tôn trọng nhằm mang lại sự bình đẳng hơn trong hoạt động thương mại quốc tế. FLO góp phần phát triển bền vững nền kinh tế bằng cách cung cấp các điều kiện kinh doanh tốt hơn, đảm bảo các quyền của nhà sản xuất và người lao động, đặc biệt là ở miền Nam. Người nông dân khi tham gia Thương mại công bằng sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực (kỹ thuật sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm…) và sẽ được khách hàng trả thêm tiền phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo sức khoẻ.

52

Nguồn: FLO, tổng hợp của tác giả

Hình 4.7. Phân bố nguồn quỹ Thương mại công bằng năm 2012

Hiện nay, thương mại công bằng đã có quy trình chứng thực cho 15 loại sản phẩm: ca cao, cà phê, chuối, hoa quả sấy khô, hoa quả tươi, nước trái cây, các loại rau mùi và gia vị, mật ong, dầu nành và hạt giống, hạt “quinoa”, gạo, mía đường, nho, bông và trà xanh. Các công ty, cá nhân khi thu mua sản phẩm trực tiếp từ các đơn vị sản xuất Thương mại công bằng cần phải đảm bảo các điều kiện:

 Mức giá thu mua tối thiểu đạt 2.000 USD/ tấn cho hạt ca cao đạt chuẩn hoặc bằng với giá thị trường (trong trường hợp giá thị trường cao hơn giá sàn).

 Trả một mức phí bảo hiểm 200 USD/ tấn để đầu tư vào các dự án cộng đồng.

 Trả thêm 300 USD/ tấn nếu hạt ca cao Thương mại công bằng đồng thời đạt tiêu chuẩn ca cao hữu cơ.

 Đặt cọc (trả trước) tối đa 60% giá thu mua.

 Thúc đẩy quan hệ đối tác kinh doanh lâu dài và các mối quan hệ kinh doanh bình đẳng.

 Ký kết một hợp đồng bao tiêu dài hạn nhằm húc đẩy hoạt động nông nghiệp và tăng cường hỗ trợ công tác quản lý, giảm thiểu sử dụng các hóa chất nông

Cơ sở vật chất và hạ tầng

27%

Thanh toán cho thành viên Quản trị nguồn 21%

nhân lực 18%

Giáo dục 3%

Sức khỏe cộng đồng

7%

Chăm sóc sức khỏe cho các thành viên và gia đình của họ

1%

Giáo dục cho các thành viên và gia

đình của họ 1%

Cơ sở hạ tầng cộng đồng

2%

Dịch vụ tín dụng và tài chính

2%

Cung cấp các công cụ nông nghiệp và

đầu vào 8%

Thực hiện Thực hành nông nghiệp

tốt 1%

Đào tạo canh tác và kinh tế cho

nông hộ 2%

Các yếu tố khác 7%

53

nghiệp, tăng trách nhiệm quản lý chất thải, bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên (đất, nước,...), không sử dụng các sinh vật biến đổi gen.

 Tuyệt đối không được sử dụng nguồn lao động trẻ em hoặc lao động bắt buộc.

Nguồn: FLO, tổng hợp của tác giả

Hình 4.8. Các loại nhãn hiệu của Thương mại công bằng.

4.6 CA CAO TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG GIẢI THƯỞNG, BẰNG CẤP NHẬN ĐƢỢC

Sau hơn 50 năm chính thức du nhập vào Việt Nam, với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các chương trình khuyến nông quốc gia, các tổ chức quốc tế như ACDI/VOCA, Success Aliance,... cùng sự quan tâm của các sở, ban ngành về giống, kỹ thuật canh tác, lên men, mô hình tập huấn, mô hình ca cao hữu cơ, mô hình ca cao bền vững, chính sách cho vay vốn phát triển,... cây ca cao đã dần tìm được chỗ đứng trong sản xuất nông nghiệp.

Theo Giám đốc kiêm quản lý thu mua của nhà máy Puratos Grand-Place Việt Nam cho biết: “Sản phẩm của nhà máy vừa được trao chứng nhận giải thưởng ca cao tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một phần của chương trình ca cao xuất sắc (Cocoa of excellence) và nguồn nguyên liệu đoạt giải thưởng này được mua từ những vườn ca cao ở Bến Tre. Hiện mỗi ngày nhà máy thu mua 10 - 20 tấn. Do thiếu nguyên liệu nên kể cả bà con bán 1kg ca cao, chúng tôi cũng mua.”

Chứng nhận cacao UTZ a. Một số khái niệm:

54

Chứng nhận UTZ (UTZ CERTIFIED) là một bộ tiêu chí chứng nhận cho 4 sản phẩm cà phê, cacao, trà, dầu cọ sạch trên toàn cầu. Gần giống như chứng nhận VIETGAP, UTZ CERTIFIED quan tâm nhiều đến người sản xuất ra sản phẩm được chứng nhận UTZ gồm các yếu tố văn hóa, y tế, xã hội như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tuổi lao động trẻ em, nhà ở mọi người, nước sạch và môi trường sản xuất nông nghiệp tự nhiên bền vững. UTZ CERTIFIED được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam trên cây cà phê ở Tây Nguyên từ năm 2002 và trên cây ca cao Bến Tre, Tiền Giang từ năm 2010.

Sản xuất ca cao UTZ CERTIFIED: UTZ có nghĩa là tốt, CERTIFIED có nghĩa là được chứng nhận; như vậy sản xuất ca cao UTZ CERTIFIED có nghĩa là ca cao được chứng nhận sản xuất tốt (Sở Khoa Học & Công Nghệ Tiền Giang).

Dự án Phát triển cacao chứng nhận UTZ ở tỉnh Bến Tre được chính thức triển khai từ tháng 2 năm 2011, và dự kiến kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Tổng nguồn vốn thực hiện khoảng 507.000 đô la Mỹ trong đó được sự hỗ trợ tích cực của Tổ chức HELVETAS về kinh phí (457.000 đô la) và chuyên môn. Hiệp hội Thụy Sỹ vì sự hợp tác Quốc tế (HELVETAS Swiss Intercooperation) là một tổ chức phát triển có trụ sở chính tại Thụy Sỹ, được thành lập với mong muốn tất cả nam giới và phụ nữ có quyền sống và tự quyết đối với nhân phẩm và sự an toàn của họ, tạo mô hình liên kết mới trong sản xuất, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, nâng cao chất lượng, đem lại lợi nhuận cho nông dân, nâng cao chuỗi giá trị, tạo vùng hàng hóa chất lượng cao, làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu đồng thời sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách vững bền.

b. Kết quả đạt được

Trong năm 2012, dự án đã kết hợp Tổ chức HELVETAS và 4 doanh nghiệp ca cao (Phạm Minh, Hương Việt, Lâm Tùng, Phú Bình) cùng 63 xã của 4 huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc để thành lập 63 câu lạc bộ (CLB) với 1.022 nông dân tham gia. Đầu năm 2013, 63 câu lạc bộ ca cao chứng nhận UTZ đã trồng gần 603 ha ca cao, trong đó, CLB Phạm Minh có 560 hộ tham gia với tổng diện tích gần 336 ha đạt chứng nhận UTZ vào tháng 12/2012; CLB Hương Việt có 300 hộ tham gia với tổng diện tích gần 167 ha đã đạt chứng nhận UTZ vào tháng 1/2013; CLB Lâm Tùng có 93 hộ tham gia với tổng diện tích gần 66 ha đã đạt chứng nhận UTZ vào tháng 1/2013; CLB Phú Bình có 69 hộ tham gia với tổng diện tích gần 37 ha đã đạt chứng nhận UTZ vào tháng 1/2013. Hiện nay, Dự án có thêm 4 CLB ở Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc với 59 hộ tham gia,

55

tổng diện tích trồng ca cao đạt gần 45 ha. (Trung tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư tỉnh Bến Tre). Tính đến tháng 6/2014, toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 ha ca cao đạt chuẩn UTZ (cao nhất cả nước). Helvetas Viêt Nam sẽ đóng góp khoảng viện trợ không hoàn lại trị giá 457.950 USD (tương đương khoảng 9 tỷ đồng Việt Nam), chiếm khoảng 90% tổng vốn đầu tư của dự án, còn lại 10% sẽ do Ủy ban nhân dân các tỉnh đóng góp đối ứng cho các hoạt động khác của dự án.

Thông qua việc sản xuất Ca cao bền vững theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, người nông dân sẽ có điều kiện nâng cao năng lực trong thực hành nông nghiệp tốt, quản lý sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng các đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và môi trường. Phụ trách kỹ thuật Chương trình UTZ thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ca cao A1 cho biết: “Giá ca cao bình thường là 40.900 đồng/kg khô, nhưng nông dân sẽ được thưởng thêm 1.600 đồng/kg chất lượng nếu chất lượng lên men đạt trên 92%. Ngoài ra Ca cao đạt chứng nhận UTZ sẽ được thưởng thêm 1.500-2.000 đồng/kg. Như vậy nếu làm đúng quy trình mà tiêu chuẩn UTZ Certified đưa ra, nông dân sẽ được hưởng lợi thêm từ 3.100- 3.600 đồng/kg. Điều quan trọng là khi tham gia UTZ, giá cả thu mua luôn ổn định, hệ thống thu gom chặt chẽ nên đỡ chi phí vận chuyển.”

Chủ nông hộ trồng ca cao tại xã Anh Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre nhận định, hạt ca cao đạt tiêu chuẩn UTZ có giá thu mua cao hơn giá thị trường là 200 đồng một kg và đầu ra ổn định hơn. Các nông hộ được hỗ trợ và tập huấn kỹ thuật chăm sóc như bón phân, tỉa cành tạo tán, phòng trừ dịch hại… Từ đó, năng suất cho trái của ca cao tăng 30-40%. Hằng năm, với mỗi hecta trồng ca cao, người nông dân sẽ thu được khoảng 300 tấn hạt, sau khi trừ hết chi phí sẽ thu về lợi nhuận xấp xỉ 40 triệu đồng một năm. Trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ không chỉ mang về tiền thưởng cho các nông hộ mà còn giúp môi trường không bị ô nhiễm, giảm chi phí (do sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV đúng định mức), bà con được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, kiến thức bảo vệ an toàn, sức khỏe người lao động, hình thành tập tính ngành nghề bền vững.

Tổ chức HELVETAS cùng các đối tác đã liên hệ và giới thiệu tiềm năng ca cao đạt chứng nhận của Việt Nam đến các nhà thu mua quốc tế. Hiện nay, Công ty Cargill đã cam kết thu mua 100% ca cao đạt chuẩn. Công ty Halba (Thụy Sĩ) đang có dự định mỗi năm có thể sẽ mua 1.000 tấn ca cao thương mại công bằng (nếu chất lượng đảm bảo) với giá thưởng khoảng 200USD/tấn hạt khô. Công ty Ritter Sport đã cử chuyên gia chất lượng cao đến Việt Nam làm việc về phát triển ca cao hữu cơ và sẽ thu mua với mức giá thưởng 400USD/tấn hạt khô nếu chất

56

lượng đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra còn nhiều nhà thu mua quốc tế và trong nước quan tâm ca cao có chứng nhận và đạt chất lượng theo yêu cầu.

Theo HELVETAS, dự kiến đến cuối năm 2014, chương trình phát triển ca cao chứng nhận của HELVETAS Swiss Intercooperation Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Khuyến Nông- Khuyến Ngư tỉnh Bến Tre sẽ có khoảng 4.000 hộ nông dân (1.200 ha) được trực tiếp hưởng lợi từ chương trình và trong giai đoạn tiếp theo sau đó, có thể sẽ có khoảng 7.000 nông dân (2.100 ha) tham gia sản xuất ca cao chứng nhận.

Những kết quả đạt được sau hơn 3 năm tham gia trồng ca cao theo hệ tiêu chuẩn UTZ là sự khích lệ rất lớn cho doanh nghiệp và người nông dân, giúp các nông hộ có thêm kinh nghiệm và kiến thức canh tác, hình thành thói quen ghi chép, theo dõi lịch bón phân, tình hình sâu bệnh, làm việc theo hội, nhóm và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Khi tham gia các chương trình hợp tác với những tổ chức chứng nhận quốc tế để “gắn nhãn quốc tế” cho nông sản, đầu ra của nông sản thường được các nhà nhập khẩu đảm bảo bao tiêu, nông dân sẽ không phải e ngại tình trạng được mùa mất giá (ca cao đạt chứng chỉ UTZ được một số doanh nghiệp có nhà xưởng, đại lý thu mua tại Bến Tre bao tiêu toàn bộ và có giá cao hơn so với cacao chưa đạt chứng chỉ này). Tuy nhiên, giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong vòng 1 năm, các nông hộ tham gia chương trình cần phải quan tâm triển khai liên tục để đảm bảo có thị trường tiêu thụ ổn định và vấn đề quản lý chất lượng mang tính lâu dài, bền vững.

Giải thưởng Ca cao Xuất sắc

Ngày 30/10/2013, tại Salon du Chocolat ở Paris (Pháp), công ty Puratos Grand-Place Việt Nam đã vinh dự nhận Giải Thưởng Ca Cao Quốc Tế với danh hiệu là Ca Cao Tốt Nhất Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương cho dòng ca cao có nguồn gốc ở Bến Tre.

Giải thưởng Ca Cao Quốc Tế là một phần của chương trình “Ca cao xuất sắc”

(Cocoa of Exellence), nhằm mục đích biểu dương tính đa dạng về hương vị ca cao trên toàn thế giới và bình chọn ca cao có chất lượng xuất sắc trong quy trình lên men và phơi khô...Đây là giải thưởng ghi nhận đóng góp của người nông dân trồng ca cao, và khẳng định chất lượng hạt ca cao tại các nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Giải thưởng đánh giá thông qua việc chuẩn hóa quy trình sản xuất, và tiêu chí đánh giá tập trung vào chất lượng ca cao, chú trọng đến sản phẩm ca cao hơn là sô-cô-la thành phẩm.

57

Giải thưởng Ca cao xuất sắc vừa qua đã giúp Việt Nam được công nhận trên tầm quốc tế là một quốc gia đang phá triển sản xuất ca cao bền vững, đạt chất lượng cao. Giải thưởng này được kỳ vọng là sẽ khuyến khích tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng ca cao Việt Nam cùng nỗ lực góp sức phát triển ngành ca cao Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thế giới về nguồn cung hạt ca cao bền vững.

58

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)