CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về quản lý thuế đối với doanh nghiệp
1.1.6. Nội dung quản lý thuế, các cơ chế quản lý và phương thức kê khai nộp thuế đối với doanh nghiệp
1.1.6.1. Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
* Thứ nhất là hoạch định mục tiêu
Mục tiêu là trạng thái tương lai, là đích phải đạt tới mà hệ thống quản lý mong muốn đạt tới. Nó có vai trò chi phối và định hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Mục tiêu quản lý phải được xác định trước, nó luôn chi phối, dẫn dắt cả chủ thể và đối tượng quản lý trong toàn bộ quá trình hoạt động. Xác định mục tiêu đúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý.
Mục tiêu của quản lý thuế nói chung thường được xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể như: số thuế thu trong một thời gian nhất định; tỷ lệ huy động nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước; tốc độ tăng trưởng về số thu của thời kỳ kế hoạch so với thời kỳ trước; tỷ trọng các sắc thuế (thường hay quan tâm đến tỷ trọng của thuế gián thu và thuế trực thu trong tổng thu ngân sách) cần đạt được trong từng thời kỳ vv... (Trịnh Hoàng Cơ, 2004). Tuy nhiên, vì thuế có các chức năng cơ bản là huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước và điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước, do đó xét đến cùng, mục tiêu của quản lý thuế là nhằm làm cho ĐTNT thực hiện đầy đủ kịp thời các nghĩa vụ luật định về thuế của mình, đồng thời Nhà nước thực hiện được các mục tiêu vốn có của mỗi sắc thuế6.
Mục tiêu cụ thể của quản lý thuế đối với DN, đó là làm cho các DN thực hiện đầy đủ kịp thời các nghĩa vụ luật định về thuế của mình trên cơ sở mức độ tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế của các DN ngày càng cao. Điều đó cũng có nghĩa là số thuế thu từ DN sẽ tiến gần đến số thuế tiềm năng, hay thất thu thuế ngày càng giảm thiểu và tiến dần tới 0; số thu của ngân sách nhà nước từ DN sẽ là lớn nhất trong điều kiện chính sách thuế ổn định, đồng thời chi phí của cơ quan thuế giảm khi mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế ngày càng tăng. Đồng thời mục tiêu vốn có của mỗi sắc thuế cũng được thực hiện.
6 Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 4/12/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thuế TTĐB và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB, Hà Nội.
25
* Thứ hai là phân cấp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
Hệ thống quản lý là một hệ thống rất phức tạp, bao gồm nhiều tầng nấc, mỗi tầng nấc là một hệ thống con có sự độc lập tương đối, có mục tiêu riêng và điều kiện vận động đặc thù cả về vật chất và thông tin nhưng lại đặt trong sự quản lý thống nhất chung của toàn hệ thống. Như vậy, toàn bộ hệ thống vừa có một sự quản lý tập trung thống nhất, vừa có sự tự vận động độc lập tương đối. Do đặc thù quản lý của hệ thống, chủ thể quản lý một mặt phải đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất trên những mặt cơ bản chính yếu nhất, mặt khác phân cấp cho cấp dưới xử lý thông tin và ra quyết định với những quyền hạn và trách nhiệm xác định. Việc phân cấp trong quản lý mang lại nhiều lợi ích:
- Giải phóng cho chủ thể quản lý cấp cao những công việc sự vụ, tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng, có tầm chiến lược, đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất.
- Giao quyền và trách nhiệm quản lý cho cấp dưới để tạo điều kiện phát huy tính năng động sáng tạo của cấp dưới, rèn luyện và tập dượt cho cấp dưới trưởng thành, khắc phục tính dựa dẫm, ỷ lại cấp trên.
- Tạo nên bầu không khí tâm lý dân chủ và lành mạnh trong tập thể của hệ thống quản lý, mở rộng dân chủ hoá trong quản lý.
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý cũng là nội dung cơ bản của phân cấp, vừa đảm bảo sự quản lý tập trung trên những vấn đề cơ bản và mở rộng dân chủ cho cấp dưới. Trong quản lý hiện đại, nhất là trong điều kiện của hệ thống quản lý ngày càng phức tạp, lượng thông tin cực kỳ lớn và rất nhạy cảm trong xử lý thì yêu cầu phân cấp càng lớn và càng đòi hỏi dân chủ hoá và mở rộng quyền. Tuy nhiên, tập trung quyền lực hay phân quyền đến đâu còn tuỳ thuộc vào điều kiện khách quan và nhất là trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ở mỗi cấp7.
Trong hệ thống quản lý thuế, việc phân cấp quản lý cho từng cấp là hết sức cần thiết. Ở nhiều nước, hệ thống thuế được tổ chức phù hợp với tổ chức của Nhà nước như thuế Liên Bang, thuế Bang (như Hoa Kỳ, Úc), hoặc thuế Trung ương và thuế địa phương (như Trung Quốc,Nhật Bản, Philipin...). Đối với thuế Liên Bang hoặc thuế Trung ương, xu hướng chung trên thế giới hiện nay là cơ quan thuế được tổ chức theo
7 Ngô Quang Minh (2000), Khoa học quản lý, Đề cương bài giảng đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, Hà Nội.
26
ngành dọc thống nhất gồm hai hoặc ba cấp. Đối với Việt Nam, Hệ thống thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến quận, huyện (từ năm 1990) chịu trách nhiệm quản lý thu tất cả các khoản thu nội địa (không phân biệt thuế Trung ương hay thuế địa phương).
Việc phân cấp quản lý thu trong ngành Thuế thường căn cứ vào đối tượng quản lý (không căn cứ vào sắc thuế). Một đối tượng có thể nộp nhiều loại thuế khác nhau nhưng hầu hết sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan thuế. Điều này tránh được sự phiền hà cho ĐTNT (chỉ phải liên hệ với một cơ quan thuế). Trong tổng số đối tượng nộp thuế hiện nay: khoảng hơn 140.000 doanh nghiệp, gần 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể, hơn 10 triệu hộ nộp thuế nhà đất, hàng trăm nghìn đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác, tất yếu phải được phân cấp quản lý cho từng cấp trong ngành thuế một cách phù hợp. Có như vậy, mới tạo ra sức mạnh tổng hợp để quản lý thu có hiệu quả.
Đối với DN, mặc dù số đối tượng nộp thuế không lớn, tuy nhiên số thu từ đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa; qui mô và phạm vi kinh doanh rộng lớn hơn hộ cá thể rất nhiều, đòi hỏi cán bộ quản lý thuế phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao do đó việc phân cấp quản lý đối tượng này cũng phải dựa vào qui mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của DN, độ phức tạp của công tác quản lý, cơ sở vật chất và nhân lực của cơ quan thuế.
* Thứ ba là xây dựng, ban hành và thực hiện các qui trình quản lý thu đối với doanh nghiệp
Qui trình quản lý thu thuế qui định trình tự, thủ tục các bước công việc phải làm để quản lý thu thuế.
Việc ban hành qui trình quản lý giúp cho cơ quan thuế chỉ đạo, điều hành hoạt động của cả hệ thống một cách thống nhất, khoa học, theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật thuế, thực hiện dân chủ hóa, công khai minh bạch và rõ ràng để các cán bộ thuế, đối tượng nộp thuế dễ thực hiện và kiểm soát cơ quan thuế.
Việc thực hiện các qui trình quản lý thuế phản ánh chất lượng quản lý của cơ quan thuế và tác động đến kết quả thu thuế.
Mỗi loại ĐTNT có đặc điểm khác nhau, các sắc thuế áp dụng khác nhau. Vì vậy, qui trình quản lý thuế cũng được qui định cho từng loại đối tượng phù hợp với đặc điểm về chính sách thuế và đặc điểm riêng có của từng loại đối tượng, như qui
27
trình quản lý đối với doanh nghiệp, qui trình quản lý đối với hộ cá thể kinh doanh, qui trình quản lý phí, lệ phí, qui trình quản lý thuế trước bạ...Cùng với cải cách chính sách thuế và yêu cầu quản lý, đòi hỏi các qui trình này cũng phải được bổ sung, sửa đổi hoặc cải cách căn bản qua các giai đoạn.
Qui trình quản lý thu đối với DN bao gồm các qui trình nhỏ như qui trình đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, kiểm soát tính thuế, thông báo thuế, thu thuế, tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT; cưỡng chế thu nợ thuế; thanh tra, kiểm tra, và xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Nội dung của qui trình này bao gồm:
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị và cá nhân liên quan đến quản lý thu thuế đối với DN trong cơ quan thuế.
- Trình tự, thủ tục hành chính của các bước công việc: đảm bảo hoạt động đồng bộ giữa các bước công việc cũng như về thời gian.
- Mối quan hệ công tác giữa các đơn vị, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ: phối hợp ngang giữa các bộ phận trong cơ quan, giữa các cơ quan trong ngành; kết hợp các công việc của các cá nhân trong bộ phận.
Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các qui trình quản lý thu đối với doanh nghiệp là nội dung cơ bản của quản lý thuế.
Một số khâu cơ bản trong qui trình quản lý:
Tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT:
- Cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế cho doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư trong xã hội để làm cho các cấp các ngành và mọi người dân hiểu biết về thuế, thực hiện luật thuế và lên án những hành vi vi phạm pháp luật thuế, hỗ trợ cơ quan thuế trong quản lý thu thuế.
- Cơ quan thuế cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DN: nắm bắt nhu cầu và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ DN sát với yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm ĐTNT với những nội dung, hình thức phù hợp đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của DN nhanh nhất và đầy đủ nhất, nhằm hỗ trợ tối đa để DN hiểu biết pháp luật thuế và kê khai thuế, nộp thuế đúng qui định của pháp luật thuế.
Xử lý tờ khai và kế toán thuế:
- Nhận các tờ khai thuế, phát hiện các lỗi kê khai và hướng dẫn ĐTNT sửa lỗi kịp thời, xác định nghĩa vụ thuế theo kê khai của của DN.
28
- Theo dõi tình hình thực hiện kê khai của DN và cung cấp thông tin này cho các khâu quản lý tiếp theo để các khâu quản lý như hỗ trợ, thu nợ, thanh tra, kiểm tra...
có biện pháp xử lý phù hợp như: hướng dẫn người nộp thuế để tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chưa hiểu rõ; hoặc xem xét sửa đổi mẫu tờ khai nếu tờ khai chưa phù hợp; hoặc đó là một dấu hiệu để xem xét, lựa chọn các trường hợp thanh tra.
- Nhận chứng từ nộp thuế, hạch toán số thuế đã nộp của DN, theo dõi thanh toán thuế, đảm bảo tính đúng nợ thuế của ĐTNT theo từng khoản thuế phải nộp, để khâu cưỡng chế thu nợ thuế thực hiện đôn đốc và cưỡng chế DN nộp thuế vào NSNN.
Cưỡng chế thu nợ thuế:
Mục tiêu của công tác cưỡng chế thu nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, phù hợp với pháp luật thuế.
Nội dung của công tác cưỡng chế thu nợ thuế là:
- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của DN, có biện pháp kịp thời để đôn đốc, xử phạt việc chậm kê khai, chậm nộp thuế của DN theo qui định của luật thuế.
- Theo dõi được số thuế nợ của DN theo từng loại thuế, mức nợ, tuổi nợ, nguyên nhân của từng khoản nợ thuế và kết hợp với việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của DN để xây dựng kế hoạch và có biện pháp tổ chức thu nợ phù hợp.
Thanh tra, kiểm tra:
Kiểm tra, thanh tra có liên quan đến mọi cấp quản lý, nhằm đo lường và điều chỉnh hoạt động của các bộ phận cấp dưới căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định.
Mục đích của kiểm tra nhằm đảm bảo kế hoạch thành công, nhờ phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó.
Kiểm tra là tai mắt của quản lý. Vì vậy cần tiến hành thường xuyên linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra. Kiểm tra là việc làm bình thường không được cản trở đối tượng thực hiện mục tiêu8.
8 Ngô Quang Minh (2000), Khoa học quản lý, Đề cương bài giảng đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, Hà Nội.
29
Kiểm tra, thanh tra là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế. Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế của các nước trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra thuế là tất yếu và là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế để bảo đảm chính sách thuế được thi hành nghiêm túc.
Đối tượng của kiểm tra thanh tra thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Kiểm tra, thanh tra thuế nói chung và kiểm tra, thanh tra thuế đối với DN nói riêng đều nhằm hướng vào các mục đích chủ yếu sau9:
- Phát hiện để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế như khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho Nhà nước và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Làm cho các DN tin rằng mọi vi phạm về thuế, đặc biệt là các trường hợp trốn thuế sẽ bị cơ quan thuế phát hiện và xử phạt. Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT.
- Phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp qui về thuế, những điểm bất hợp lý trong qui trình quản lý thuế, cơ cấu tổ chức, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế.
Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế đối với DN gồm: kiểm tra, thanh tra việc chấp hành những qui định về đăng ký, kê khai và nộp thuế, việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán và hoá đơn, chứng từ.
Về kỹ thuật thanh tra: có thanh tra theo truyền thống và thanh tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro (là kỹ thuật thanh tra mà các nước tiến tiến đang áp dụng.)
Về hình thức thanh tra: nếu xét theo thời gian có thanh tra đột xuất và thanh tra theo kế hoạch, xét theo phạm vi có thanh tra toàn diện và thanh tra có trọng điểm. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể để áp dụng hình thức thanh tra đối với DN một cách phù hợp.
* Thứ tư là xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
Về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu khác nhau, thực hiện các chức năng quản lý được chuyên môn hoá
9 Vũ Hồng Long (2005), Hoàn thiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội
30
nhằm đạt mục tiêu xác định [15]. Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý có hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ ngang và quan hệ dọc. Theo quan hệ ngang, cơ cấu tổ chức quản lý chia thành các khâu quản lý khác nhau. Theo quan hệ dọc, cơ cấu tổ chức quản lý được chia thành các cấp quản lý.
Hầu hết mô hình tổ chức cơ quan thuế gồm 3 cấp: Trung ương, vùng, địa phương. Ở nhiều quốc gia, có sự phân chia thuế Trung ương và thuế địa phương hoặc thuế Liên bang, thuế Bang.Thông thường bộ máy thuế Trung ương hay Liên Bang có nhiệm vụ thu những loại thuế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của quốc gia, ngược lại bộ máy thuế địa phương hoặc Bang thu những khoản thu nhỏ, gắn với chính quyền địa phương...
Ở một số nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi, cơ quan thuế địa phương chịu sự song trùng lãnh đạo của cơ quan thuế cấp trên và chính quyền địa phương, nhưng xu hướng chung, cơ quan thuế được tổ chức theo ngành dọc độc lập với chính quyền địa phương.
Về mô hình tổ chức cụ thể, có 3 hình mẫu phổ biến nhất, đó là tổ chức theo sắc thuế, tổ chức theo chức năng, tổ chức theo đối tượng nộp thuế (tương ứng với 3 mô hình tổ chức trong khu vực kinh doanh là: tổ chức theo sản phẩm, chức năng và khách hàng).
Mô hình tổ chức bộ máy theo sắc thuế: là mô hình tổ chức các phòng, ban riêng biệt để quản lý một số loại thuế cụ thể (như Cục hay phòng thuế thu nhập, phòng thuế GTGT, phòng thuế TTĐB...). Trong từng phòng ban, được tổ chức các bộ phận thực hiện các khâu công việc quản lý của sắc thuế đó.
Với mô hình này, DN sẽ chịu sự quản lý của nhiều phòng ban, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm quản lý một sắc thuế.
Mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng: Tổ chức các phòng (bộ phận) thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong qui trình quản lý thu thuế (Phòng dịch vụ hỗ trợ ĐTNT, phòng xử lý tờ khai, phòng quản lý thu các trường hợp nợ đọng, gian lận, phòng Thanh tra...).
Với mô hình này, DN cũng sẽ chịu sự quản lý của nhiều phòng ban, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm quản lý theo chức năng được phân công đối với tất cả các sắc thuế, ví dụ: chịu sự quản lý của phòng Thanh tra về khả năng thanh tra tất cả các sắc thuế đối với DN.