CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI TP. HCM
3.4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Cục thuế TP. HCM
3.4.6. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa ngành thuế với các cấp, các ngành có liên
Công tác quản lý thuế là nhiệm vụ chung của chính quyền các cấp, các ngành chứ không phải chỉ ngành thuế. Như vậy, ngành thuế sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thu của mình nếu không có sự phối hợp với các ngành khác với các chức năng và nhiệm vụ nhất định.
Cục thuế TP. HCM tiếp tục phối hợp với UBND thành phố, Uỷ ban kế hoạnh thành phố để rà soát lại toàn bộ các cơ sở kinh doanh theo từng loại, trên cơ sở đó đưa tất cả vào diện quản lý hệ thống.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan tài chính, kho bạc để thường xuyên trao đổi thônh tin về tình hình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế, tình hình nợ đọng thuế. Phối hợp với các cơ quan công an, kiểm soát để ủng hộ ngành thuế chống lại ác vi phạm lớn, kiên trì đấu tranh chống trốn lậu thuế.
Phối hợp với Ngân hàng mở rộng diện mở tài khoản để việc mua bán chủ yếu được thực hiện quan Ngân hàng, hạn chế hình thức thông đồng trốn thuế bằng tiền mặt, đồng thời cũng có căn cứ để giải quyết biện pháp trích tiền trong tài khoản để khấu trừ tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp dây dưa thuế.
Những biện pháp trên đã và đang được ngành thuế xem xét đưa vào áp dụng để nâng cao công tác quản lý và chúng chỉ có thể phát huy hiệu quả toàn diện khi và chỉ khi các văn bản chính sách liên quan đến các luật thuế có hệ thống và hoàn thiện: vấn đề thu hẹp số lượng các mức thuế suất đối với thuế GTGT và TNDN, bỏ quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến mua của người gán không có hoá đơn và tỷ lệ phần trăm đối với các
104
trường hợp không phải là hoá đơn GTGT; đối với hoá đơn bán hàng mua của cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì nên giảm tỷ lệ khấu trừ từ 3%
xuống 1%. Đồng thời với bổ sung chính sách thuế như trên, cần thêm điều kiện để được hoàn thuế là doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán qua ngân hang, cuối cùng, Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Hoạt động quản lý thuế vốn là một nội dung hết sức phức tạp, nó đòi hỏi khối lượng công việc lớn của nhiều cơ quan chức năng, đòi hỏi sự hợp tác tích cực của đối tượng nộp thuế, mối quan hệ trong quản lý thuế nhiều khi là sự xung đột về quyền lợi của nhà nước và đối tượng nộp thuế. Vì vậy, giải quyết mối quan hệ này không đơn giản chút nào, trong điều kiện hội nhập, lợi ích quốc gia đôi khi phải hy sinh trước mắt để thực hiện những yêu cầu chung của quốc tế, đây là điều cần thiết phải làm và không thể tránh khỏi.
Đặc biệt quản lý thuế đối với DN được quan tâm và luôn đặt ra vấn đề cải cách hàng đầu: từ quản lý khép kín sang quản lý tách 3 bộ phận (Bộ phận quản lý, Bộ phận kế toán nghiệp vụ, Bộ phận kiểm tra) và quản lý theo cơ chế TK-TN. Nhờ đó, số thu từ thuế ngày càng tăng và trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, hàng năm có thêm hàng chục ngàn DN ra đời;
quy mô kinh doanh của DN ngày càng lớn, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, quản lý kinh doanh của DN ngày càng tiên tiến và hiện đại, đòi hỏi quản lý thuế đối với DN phải tiếp tục được cải cách phù hợp với quá trình hiện đại hoá kinh doanh của DN.
Một là, đã hệ thống hoá và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế và quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
105
Hai là, đã tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài trên những tiêu chí chủ yếu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Từ đó rút ra những bài học có thể tham khảo và vận dụng vào điều kiện của nước ta.
Ba là, đã phân tích quá trình đổi mới và thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp theo cơ chế hiện hành; đánh giá kết quả bước đầu thực hiện thí điểm cơ chế TK-TN và thử nghiệm kê khai thuế qua mạng Internet; rút ra kết quả và những vấn đề đang đặt ra hiện nay.
Bốn là, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý thu thuế đối với DN trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó việc thực hiện cơ chế TK- TN phải được nghiên cứu hoàn thiện, mở rộng dần với bước đi vững chắc theo một lộ trình hợp lý, kết hợp song song giữa quản lý hiện đại và quản lý truyền thống, ứng dụng những chức năng của cơ chế TK-TN cho hệ thống hiện hành. Cùng với cơ chế TK-TN, là việc triển khai về mặt pháp lý và tổ chức thí điểm kê khai thuế qua mạng Internet.
Một số DN cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức để gian lận các khoản tiền thuế phải nộp. Đặc biệt, đã xuất hiện loại hình tội phạm mới, không những không nộp thuế mà còn tìm cách chiếm đoạt tiền từ NSNN thông qua việc kê khai khống giá mua nông, lâm, hải sản; kê khai khống hàng xuất khẩu để xin hoàn thuế. Trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế của mình, cũng như các hình thức xử phạt nếu DN vi phạm luật thuế. Tính tuân thủ, tự nguyện chưa cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.
106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, TP.HCM, ngày 12/01/2010
2. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2012; nhiệm vụ và biện pháp công tác thuế năm 2013, TP. HCM, 25/01/2013
3. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra kiểm tra thuế năm 2013 và triển khai giải pháp thực hiện năm 2014, TP.HCM, ngày 22/05/2014
4. Nguyễn Thị Bất (2003), “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”
5. Đặng Tiến Dũng (2003), "Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế", Tạp chí Thuế nhà nước (12), tr.15-17.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Vương Thị Thu Hiền (2008), “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”
8. Phạm Văn Khoan (2008), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
9. Vũ Hồng Long (2005), Hoàn thiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
10. Ngô Quang Minh (2000), Khoa học quản lý, Đề cương bài giảng đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, Hà Nội.
11. Dương Thị Bình Minh (2005), Tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
12. Đỗ Đức Minh, Nguyễn Việt Cường (2005), Giáo trình lý thuyết thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Mai Phương (2003), “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam”
14. Quĩ Tiến tệ Quốc tế (2000), Sự lựa chọn về tổ chức ngành Thuế, Hà Nội.
15. Hà Thành (2004), "Kê khai thuế điện tử- bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính nhà nước", Tạp chí Tin học Tài chính (15), tr.18-21.