Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về trách nhiệm sản phẩm qua góc nhìn luật so sánh (Trang 66 - 76)

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm

(1) Vụ án thứ nhất [37]:

Ngày 02/10/2014, Ông Bùi Trọng Kh. mua một chiếc tivi từ đại lý của Công ty S với thời hạn bảo hành 24 tháng. Ngày 10/7/2015, tivi bị hỏng và nhân viên bảo hành của công ty S đã đến nhà ông Kh. để bảo hành sửa chữa. Ông Kh. tiếp tục sử dụng tivi đến ngày 21/9/2015 thì tivi lại tiếp tục hỏng. Nhân viên bảo hành của công ty S đến kiểm tra và chụp ảnh tình trạng tivi, hai ngày sau đó thì trung tâm bảo hành gọi điện cho ông Kh. để từ chối bảo hành với lý do người tiêu dùng đã để nước vào tivi và tivi đã không được bảo quản đúng cách trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Sau nhiều lần yêu cầu trung tâm bảo hành của công ty S để yêu cầu bảo hành tivi nhưng không được giải quyết, ông Kh. đã khiếu nại đến công ty S và nhận được thư giải quyết của Công ty S. Trong thư giải quyết khiếu nại nói trên có nội dung Công ty S

“chấp thuận hỗ trợ đặc biệt là miễn phí toàn bộ sửa chữa”, nhưng ông Kh. không đồng ý vì cho rằng đó không phải là trách nhiệm bảo hành của Công ty S mà là sự ban ơn. Do đó, ông Kh. khởi kiện yêu cầu công ty S bồi thường tổng cộng 802.300.000 đồng, bao gồm tiền mua tivi, chi phí đi lại, làm hồ sơ, thuê luật sư và thiệt hại tổn thất tinh thần. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Kh.

Ông Kh. kháng cáo với các lý do: (i) Tòa án cấp sơ thẩm xác định sai nghĩa vụ chứng minh khi yêu cầu nguyên đơn chứng minh lỗi của bị đơn, trong khi Luật quy định người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ; (ii) Tòa án cấp sơ thẩm xác định sai vấn đề cần chứng minh vì không yêu cầu làm rõ nguyên nhân tivi bị hỏng và không xem xét nguyên nhân này có thuộc trường hợp từ chối bảo hành hay không; (iii) Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá chứng cứ không khách quan toàn diện, bởi lẽ mặc dù cơ quan giám định không giám định được nguyên nhân tivi hỏng và công ty S không cung cấp được chứng cứ giải thích về nguyên nhân hỏng của tivi nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn xác định công ty S không có lỗi.

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập luận bác bỏ yêu cầu kháng cáo của ông Kh. như sau:

(i) Về xác định nghĩa vụ chứng minh và đánh giá chứng cứ: Tòa án phúc thẩm xác định vấn đề cần chứng minh trong vụ án là xác định nguyên nhân dẫn đến tivi bị hỏng (bị sọc đứng). Trước khi ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu ông Kh. giám định nguyên nhân dẫn đến tivi không sử dụng được nhưng ông Kh. không thực hiện. Theo yêu cầu của công ty S, Tòa án đã trưng cầu giám định, trong đó có nội dung giám định nguyên nhân chính dẫn đến tivi bị hỏng không sử dụng được. Tại kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận rằng tại thời điểm giám định, tivi bị sọc đứng do mạch điều khiển bị hỏng, không xác định được nguyên nhân hỏng do bị tác động hay do tự nhiên.

Công ty S đã cung cấp được chứng cứ chứng minh trong số toàn bộ số tivi sản xuất cùng thời điểm với chiếc tivi bán cho ông Kh. không có chiếc tivi nào bị lỗi như tivi của ông Kh. Về việc bảo hành tivi, tại Chính sách bảo hành của Công ty S đã nêu rõ không áp dụng bảo hành đối với các trường hợp sản phẩm bị chất lỏng đổ vào. Tòa án cũng lập luận rằng sau khi mua, ông Kh. đã sử dụng tivi bình thường được khoảng 10 tháng, và sau khi bảo hành lần đầu tiên, gia đình ông Kh. tiếp tục sử dụng tivi bình thường được khoảng hơn 02 tháng, trong suốt thời gian đó gia đình ông đã tự bảo quản tivi. Hiện tượng han gỉ, mốc trong tivi xuất hiện sau khi tivi đã

được sử dụng một thời gian. Các bằng chứng chứng minh mà công ty S đưa ra cho thấy toàn bộ lô hàng tivi, trong đó có tivi của ông S đã được thẩm định, đăng ký và kiểm tra chất lượng; và cũng không có trường hợp hỏng tivi như của ông Kh. mà khách hàng khiếu nại hoặc yêu cầu bảo hành. Từ đó, Tòa án cấp phúc thẩm kết luận sản phẩm tivi của ông Kh. bị hỏng không phải do lỗi của nhà sản xuất và việc công ty S không bảo hành sản phẩm là đúng theo thỏa thuận mua bán giữa các bên. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đúng quy định về chứng cứ chứng minh tại Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(ii) Về bồi thường thiệt hại: Đối với các yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất như chi phí làm hồ sơ, giấy tờ khởi kiện, chi phí thuê luật sư, chi phí đi lại yêu cầu bảo hành,..., Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy ông Kh. không đưa ra được chứng cứ chứng minh cho các thiệt hại nói trên. Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần của ông Kh., Tòa án áp dụng quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại do kinh doanh sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng và lập luận rằng nguyên nhân gây ra thiệt hại không phải do lỗi của nhà sản xuất nên không có cơ sở yêu cầu công ty S bồi thường.

Từ những phân tích trên, Tòa án cấp phúc thẩm đi đến kết luận (i) chiếc tivi của ông Kh. bị sọc đứng màn hình không phải do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất và không phải là hàng hóa khuyết tật, (ii) ông Kh. là người tiêu dùng, có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nhưng ông không đưa ra được căn cứ nào theo pháp luật, (iii) ông Kh. không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và hậu quả, do đó không làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường giữa các bên.

Bình luận:

Trong vụ án trên, Tòa án đã đề cập đến các điều kiện cấu thành trách nhiệm sản phẩm theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như hàng hóa có khuyết tật, có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, Tòa án không lập luận và phân tích về các điều kiện cấu thành trách nhiệm sản phẩm một cách hệ thống, mà thậm chí có sự lẫn lộn giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên lỗi theo quy định tại Bộ luật Dân sự và

nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tòa án đã xét đến yếu tố “hàng hóa khuyết tật” theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng chỉ đưa ra nhận định đơn giản rằng chiếc tivi của ông Kh. “bị sọc đứng màn hình không xem được là do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất và không phải là hàng hóa khuyết tật.”, mà không đưa ra các điều kiện, tiêu chí để xác định hàng hóa có khuyết tật. Tòa án cũng áp dụng quy định tại Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do kinh doanh sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, khi kết luận không đủ căn cứ yêu cầu công ty S bồi thường do công ty S không có lỗi dẫn đến hư hỏng của sản phẩm tivi, không có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại (hậu quả) của ông Kh.

(2) Vụ án thứ hai [35]:

Từ năm 2015 đến 2019, chị Nguyễn Thị Mỹ H nhiều lần mua trang sức tại Công ty N, chi nhánh PNJ Coopmart Long Xuyên. Khi mua tại cửa hàng, chị H đã lựa chọn kỹ và không thấy sản phẩm bị khuyết tật nên mới đồng ý mua. Tuy nhiên, sau khi mang về và sử dụng, chị phát hiện các sản phẩm bị lỗi như nhẫn kim cương bị lệch, chấu không chặt, dây chuyền bị hở, bông tai có cọng ngắn, và nhiều vấn đề khác. Chị H đã phản ánh các lỗi này với nhân viên cửa hàng, yêu cầu lập biên bản, chụp hình, và ghi nhận các lỗi. Nhân viên yêu cầu chị H mua thêm trang sức với giá trị trên một tỷ đồng để được hưởng hạng thẻ thân thiết, từ đó chị sẽ được bồi thường tiền theo hạng thẻ. Tuy nhiên, khi chị H yêu cầu bồi thường, cửa hàng trưởng và nhân viên ban đầu đồng ý với nội dung chị phản ánh, nhưng sau đó đại diện của Công ty N lại không đồng ý và cho rằng các sản phẩm không có lỗi như chị H nêu.

Sau nhiều lần làm việc không đạt kết quả, chị H khởi kiện Công ty N, yêu cầu bồi thường 491.988.564 đồng, bao gồm tiền lỗ từ việc mua bán trang sức, lãi phát sinh, tổn thất danh dự, và các chi phí khác.

Tại bản án sơ thẩm, Tòa án không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của chị H đối với Công ty N. Chị H kháng cáo, yêu cầu Công ty N phải bồi thường cho chị số tiền 3.147.724.800 đồng vì cho rằng cho rằng (i) Về nghĩa vụ chứng minh,

cung cấp tài liệu: các hóa đơn bán hàng cho khách hàng phải được Công ty N giữ và cung cấp cho Tòa án nhưng Công ty N không cung cấp đầy đủ; (ii) Công ty N không thực hiện đúng nghĩa vụ niêm yết giá và các thông tin liên quan đến hàng hóa, gây thiệt hại cho chị H.

Viện Kiểm sát có ý kiến cho rằng chị H chỉ liệt kê và xác định được chủng loại, số trang sức bị lỗi còn lại thuộc chủng loại gì thì chị không nhớ. Những trang sức mà chị liệt kê được và cho rằng bị lỗi thì không phải là lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất, sử dụng. Công ty N đã công khai thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ và chị H đã kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua. Do các sản phẩm trên đã được Công ty N mua lại và nung nấu để chế tác lại, nên hiện nay không còn sản phẩm để giám định lỗi, không có căn cứ để xác định rằng sản phẩm có lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc là hàng hóa khuyết tật.

Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của chị H vì: Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và điểm a khoản 1 Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự thì chị H là người tiêu dùng nên chị có nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, trừ chứng minh lỗi của chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, chị H không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Thứ hai, Tòa án xác định rằng Công ty N đã thực hiện đầy đủ việc niêm yết giá và cung cấp thông tin về hàng hóa. Chị Nguyễn Thị Mỹ H cũng đã xác nhận điều này trong biên bản lấy lời khai.

Do đó, lý do chị đưa ra về việc Công ty không tuân thủ quy định niêm yết giá gây thiệt hại cho chị là không có cơ sở.

Bình luận:

Trong vụ án này, Tòa án không viện dẫn các quy định từ Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hay Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để chỉ ra các điều kiện cấu thành trách nhiệm sản phẩm mà nguyên đơn cần chứng minh. Thay vào đó, Tòa án chỉ tập trung phân tích các quy định về nghĩa vụ chứng minh của người tiêu dùng theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ luật Tố

tụng Dân sự để kết luận rằng nguyên đơn không thực hiện được nghĩa vụ chứng minh, từ đó bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn. Do đó, lập luận của Tòa án là chưa thuyết phục.

Viện Kiểm sát đã có một số phân tích, đánh giá với số trang sức được chị H xác định là hàng hóa bị lỗi, có khuyết tật. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát chỉ lập luận rằng các sản phẩm trang sức của chị H đã được Công ty N mua lại và nung nấu để chế tác lại, nên hiện nay không còn sản phẩm để giám định lỗi, từ đó kết luận đơn giản rằng đây không phải là các sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất, không có lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất và không phải hàng hóa khuyết tật. Có thể thấy, Viện Kiểm sát chưa đề cập, phân tích các đặc điểm theo định nghĩa “hàng hóa có khuyết tật” theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như “không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng”, “có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng”,...

(3) Vụ án thứ ba [30]:

Vào tháng 5/2013, 190 người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm từ bánh mì kẹp thịt do cơ sở Bánh mì Minh Tuyến ở TP. Bến Tre cung cấp. Đến ngày 27/6/2013, 34 người tiêu dùng đã gửi đơn khiếu nại đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bến Tre. Dưới sự tư vấn của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, người tiêu dùng đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân TP Bến Tre. Tòa án đã mở 2 phiên xét xử sơ thẩm như sau:

Trong vụ thứ nhất, nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hoàng đã khởi kiện bà Võ Thị Minh Tuyến, chủ cơ sở Bánh mì Minh Tuyến, yêu cầu bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm. Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử ngày 09/02/2015, Tòa án đã tuyên bác yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng vì ông không xuất trình được chứng cứ chứng minh thực tế có việc ăn bánh mì từ cơ sở của bà Minh Tuyến. Tương tự, trong vụ án thứ hai, nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Kim Thuyên cũng khởi kiện bà Võ Thị Minh Tuyến với lý do tương tự. Tại phiên tòa xét xử ngày 04/03/2015, Tòa án tiếp tục tuyên bác yêu cầu của bà Thuyên vì bà không tiến hành xét nghiệm các

mẫu bệnh phẩm (dịch tiêu hóa và phân) để xác định vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có giống với vi khuẩn được nêu trong báo cáo của Viện Vệ sinh - Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh hay không.

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân chính khiến Tòa án bác bỏ yêu cầu khởi kiện của người tiêu dùng trong hai vụ án trên là Tòa án đã không căn cứ vào các chứng cứ liên quan trực tiếp đến vụ ngộ độc do cơ quan Nhà nước và chuyên môn đã cung cấp, trong đó, tại biên bản 12/BB-HĐHG ngày 27/6/2013, bà Võ Thị Minh Tuyến đã thừa nhận hành vi: “Cơ sở đồng ý nguyên nhân ngộ độc là do bánh mì” và

“Tôi không chối bỏ việc bồi thường…” và những tài liệu liên quan khác đã khẳng định rõ “Thức ăn nguyên nhân là bánh mì kẹp thịt của cơ sở bánh mì Minh Tuyến”

(Thông báo số 3410/TB-SYT ngày 04/7/2013 của Sở Y tế Bến Tre).

Hai nguyên đơn đã kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh. Ngày 12/8/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre mở phiên phúc thẩm và đã tuyên:

 Bà Võ Thị Minh Tuyến phải bồi thường cho ông Nguyễn Văn Hoàng số tiền 8.477.000 đồng.

 Bà Võ Thị Minh Tuyến phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị Kim Thuyên số tiền 2.125.000 đồng.

Bình luận:

Có thể thấy, đây là một trong các vụ án hiếm hoi mà người tiêu dùng thắng kiện nhà sản xuất, người bán hàng. Ban đầu, Tòa án cấp sơ thẩm đã bác bỏ yêu cầu khởi kiện của người tiêu dùng, nhưng sau đó Tòa án cấp phúc thẩm đã sửa bản án và tuyên người tiêu dùng thắng kiện. Trong vụ án trên, Tòa án cấp sơ thẩm không nêu rõ các lập luận chi tiết liên quan đến các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thay vào đó, Tòa án tập trung vào việc yêu cầu nguyên đơn cung cấp chứng cứ chứng minh cụ thể về mối quan hệ giữa thiệt hại sức khỏe và việc tiêu thụ sản phẩm của cơ sở Minh Tuyến, đặc biệt là thông qua các xét nghiệm y tế.

(4) Vụ án thứ tƣ[36]:

Ngày 20/10/2016, bà Trần Thị T và ông Phạm Đình V (nguyên đơn) mua 2.000kg phân bón NPK 18-12-8 từ Đại lý phân bón G (bị đơn) để bón cho cây cà phê và các cây trồng khác trong vườn tại xã T, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

Sau khi bón phân khoảng 10 ngày, cây cà phê của nguyên đơn bắt đầu vàng lá và chết. Cụ thể, 144 cây cà phê chết hoàn toàn, và 70-80 cây khác bị vàng lá. Nguyên nhân được cho là do phân bón NPK 18-12-8 từ Đại lý phân bón G. Nguyên đơn báo cáo sự việc với Đại lý G, và hai bên cùng đại diện của Công ty Cổ phần phân bón Q (nhà sản xuất phân bón) đã đến kiểm tra. Công ty Q đã cung cấp 2.000kg vôi và hướng dẫn gia đình bà T bón vào gốc cây và tưới nước liên tục. Công ty Q cũng cam kết sẽ bồi thường cho gia đình bà T số cây cà phê bị thiệt hại không thể phục hồi, với hạn chót là ngày 31-12-2016. Đến hết tháng 12-2016, số cây cà phê bị chết đã tăng lên 200 cây. Vì vậy, ông bà T đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Công ty Q phải bồi thường thiệt hại cho: (i) số cây cà phê bị chết: 200 cây, với tổng số tiền là 46.000.000đ; (ii) thiệt hại do mất thu nhập trong năm 2016 và 2017 với số tiền 64.000.000đ; (iii) thiệt hại của 3.800 cây do bón vôi trong hai năm 2016-2017 với số tiền 80.000.000đ. Tổng số tiền mà ông bà T yêu cầu bồi thường là 190.000.000đ.

Bị đơn không đồng ý bồi thường vì cho rằng nguyên nhân khiến cây cà phê của gia đình bà T bị chết không phải do phân bón kém chất lượng mà do các yếu tố khác như mưa nhiều, không thoát nước, dẫn đến cây bị úng và nhiễm nấm bệnh. Đại diện của bị đơn khẳng định rằng phân bón mà Đại lý G bán cho nhiều người khác không gây ra hiện tượng cây chết, vì vậy Đại lý G và Công ty phân bón Q không có lỗi trong sự việc này, không có trách nhiệm bồi thường. Việc lập biên bản bồi thường trước đây chỉ nhằm tránh khiếu kiện và bảo vệ uy tín của đại lý, chứ không phải là thừa nhận lỗi. Kết quả, Tòa án cấp sơ thẩm đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Sau khi nguyên đơn có yêu cầu kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn do gia đình bà T cho rằng cây cà phê chết là do

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về trách nhiệm sản phẩm qua góc nhìn luật so sánh (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)