Các nghiên cứu trước đây trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34 - 36)

Trên thế giới, đã có khá nhiều nghiên cứu về tác động của thu nhập ngoài lãi và đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại không đồng nhất với nhau và vẫn đang là một vấn đề còn được tranh luận cho đến ngày nay (Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Nghiên cứu trước đây trên thế giới về thu nhập ngoài lãi của NHTM

Nghiên cứu đưa ra tác động tích cực của thu nhập ngoài lãi

Nghiên cứu đưa ra tác động tiêu cực của thu nhập ngoài lãi

Klein và Saidenberg (1997) Smith và cộng sự (2003), Carlson(2004) Landskroner và cộng sự (2005) Acharya và cộng sự (2006) Meslier và cộng sự (2010) Landskorner và cộng sự (2005) Chiarazzo và cộng sự (2008) Elsas và cộng sự(2010) Gurbuz và cộng sự(2013) Lepetit và cộng sự (2008) Baele và cộng sự (2007) Deyoung và Roland (2001), Stiroh (2004, 2006) Stiroh và Rumble (2006) Mercieca và cộng sự (2007) Berger và cộng sự (2010) …

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu tham khảo.

19Chỉ khác là khái niệm đa dạng hóa thu nhập được sử dụng khi muốn nhấn mạnh vị trí của của thu nhập ngoài lãi trong mối tương quan với thu nhập từ lãi. Nếu như ngân hàng chỉ có duy nhất một nguồn thu từ lãi thì gọi là tập trung, nhưng nếu nguồn thu này có được từ lãi và ngoài lãi thì được gọi là đa dạng hóa và thường được thể hiện bằng chỉ số HHI = (tỉ trọng thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập)2+ (tỉ trọng thu nhập ngoài lãi)2 (Võ Xuân Vinh, Trần Thị Phương Mai (2015))

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã cho thấy tác động tích cực của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời. Theo Klein và Saidenberg (1997), sự kết hợp nhiều hoạt động tài chính khác nhau làm gia tăng lợi nhuận do hưởng lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economics of scale), trong khi thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi có tương quan với nhau không đáng kể thì sự kết hợp các dịch vụ ngân hàng làm ổn định thu nhập, giảm chi phí quản lý nội bộ và góp phần vào lợi nhuận của ngân hàng. Đồng quan điểm đó là nghiên cứu của Smith và cộng sự (2003) đưa ra kết luận: gia tăng các hoạt động thu nhập ngoài lãi sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận ngân hàng.

Theo Carlson(2004), Landskorner và cộng sự (2005), Acharya và cộng sự (2006), Lepetit và cộng sự (2008) : Thu nhập ngoài lãi có thể làm giảm các biến động mang tính chu kỳ của lợi nhuận do lợi nhuận từ các hoạt động của ngân hàng tương quan không hoàn hảo, thêm vào đó, đa dạng hóa tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trên phạm vi phân khúc thị trường rộng lớn hơn, làm gia tăng sự sáng tạo và hiệu quả cung cấp dịch vụ.

Baele và cộng sự (2007) cho rằng: Đa dạng hóa thu nhập củng cố vai trò của ngân hàng vì các ngân hàng có thể hạn chế thông tin bất cân xứng bằng cách sử dụng các thông tin cần thiết từ mối quan hệ cho vay nhằm gia tăng việc cung cấp các dịch vụ tài chính khác.

Meslier và cộng sự (2010) nghiên cứu ảnh hưởng chiến lược đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của hệ thống ngân hàng Philippines cho thấy: thu nhập ngoài lãi làm gia tăng cả lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Ngoài ra nghiên cứu còn đi vào sâu hơn thành hai hoạt động là thương mại và đầu tư của ngân hàng và đều cho kết quả là có tác động tích cực đến khả năng sinh lời.

Ngoài ra, các nghiên cứu của Chiarazzo và cộng sự (2008), Elsas và cộng sự(2010), Gurbuz và cộng sự(2013),… cũng đồng tình với quan điểm thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của NHTM.

Trái lại với kết quả nghiên cứu trên, nhiều nghiên cứu cũng đưa ra kết luận không nên gia tăng quy mô thu nhập ngoài lãi vì có tác động làm giảm lợi nhuận và gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Nghiên cứu của Deyoung và Roland (2001) chỉ ra đa dạng hóa thu nhập là nhân tố chủ yếu dẫn đến gia tăng rủi ro của ngân hàng và làm lợi nhuận biến động nhiều hơn do một số nguyên nhân. Thứ nhất, đối với các quan hệ tín dụng,

do chi phí chuyển đổi và chi phí thông tin mà khách hàng thường không chấm dứt quan hệ vay mượn nhưng đối với các hoạt động thu phí, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ của ngân hàng khác làm lợi nhuận ngân hàng biến động mạnh hơn. Thứ hai,

phát triển các hoạt động kinh doanh phi tín dụng làm gia tăng chi phí cố định, do đó có thể làm ngân hàng phải tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.

Theo Stiroh (2004) nghiên cứu sự đa dạng hóa thu nhập trên hệ thống ngân hàng Mỹ cho thấy, thu nhập ngoài lãi có sự biến động mạnh mẽ hơn thu nhập từ lãi và làm giảm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro, dẫn đến tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, ngoài ra nghiên cứu này cho thấy thu nhập ngoài lãi có tác động ngược chiều với lợi nhuận của ngân hàng.

Mercieca và cộng sự (2007) chỉ ra thu nhập ngoài lãi có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro, có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro vỡ nợ của 755 ngân hàng châu Âu quy mô nhỏ trong giai đoạn 1997-2003. Berger và cộng sự (2010) nghiên cứu trên hệ thống ngân hàng Trung Quốc đưa ra kết quả là đa dạng hóa thu nhập làm giảm lợi ích của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nội địa không có yếu tố sở hữu nước ngoài thì sẽ càng dễ bị ảnh hưởng hơn khi họ gia tăng thu nhập ngoài lãi. Đồng tình với quan điểm này còn có nghiên cứu của Stiroh (2006), Stiroh và Rumble (2006),…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)