Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36)

Bảng 2.2 thể hiện các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam về thu nhập ngoài lãi cũng như tác động của thu nhập ngoài lãi và đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả và rủi ro . Số lượng nghiên cứu chưa nhiều (theo hiểu biết tốt nhất của tác giả) và hầu hết các

nghiên cứu này đều cho thấy mối quan hệ tích cực giữa thu nhập ngoài lãi và khả năng sinh lời của các NHTM cổ phần Việt Nam, số ít nghiên cứu tìm ra kết quả trái ngược lại.

Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về thu nhập ngoài lãi tại Việt Nam

Tên tác giả và

năm công bố Tên bài nghiên cứu

Tạp chí khoa học Kết luận của nghiên cứu Đóng góp chính của đề tài Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2014)

Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

Tạp chí công nghệ ngân hàng

+ Sử dụng hệ số HHIRD đo lường đa dạng hóa thu nhập và tìm ra tác động đến khả năng sinh lời. Nguyễn Thị Cành, Võ Đình Vinh, Nguyễn Văn Chiến (2015)

Risk and income diversification in the Vietnamese Banking system

Jounal of Applied Finance and Banking + Tìm ra tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro vỡ nợ ( hệ số Z- score điều chỉnh) của các NHTM Việt Nam Lâm Chí Dũng, Nguyễn Trần Thuần, Phạm Quang Tin (2015) Nghiên cứu tác động từ các hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinhh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tạp chí phát triển kinh tế

+ Tìm ra tác động tích cực của các hoạt động phi tín dụng đến ROA, trong đó các hoạt động dịch vụ thu phí có tác động tích cực đối với các ngân hàng quy mô nhỏ còn ngân hàng quy mô lớn thì thu nhập từ hoạt động phi tín dụng khác mới là yếu tố tác động tích cực đến ROA.

Võ Xuân Vinh, Trần Thị Phương Mai (2015)

Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam

Tạp chí phát triển kinh tế

- Khẳng định đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận nhưng cũng làm gia tăng rủi ro và đưa ra kiến nghị các ngân hàng không nên đa dạng hóa thu nhập, hạn chế mở rộng quy mô ra các hoạt động phi ngân hàng, đặc biêt là các hoạt động rủi ro cao.

Lê Long Hậu, Phạm Xuân Quỳnh (2016)

Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam

Tạp chí công nghệ ngân hàng

+ Tìm ra tác động tích cực của đa dạng hóa thu nhập và của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE) và hiệu quả kinh doanh điều chỉnh rủi ro (SHROA, SHROE). Nguyễn Thị

Diễm Huyền, Nguyễn Hồng Hạt (2016)

Thu nhập ngoài lãi và hiệu quả tài chính tại các NHTM Việt Nam Tạp chí công nghệ ngân hàng + Liên kết hai vấn đề: các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi và hiệu quả tài chính( đo bằng ROA và log(Z-score)) Ghi chú: Dấu “+” biểu hiện cho kết luận ủng hộ ngân hàng đa dạng hóa thu nhập, gia tăng thu nhập ngoài lãi. Dấu “-” biển hiện cho việc không ủng hộ ngân hàng đa dạng hóa thu nhập và nên tập trung vào thu nhập từ lãi.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu tham khảo.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2014) áp dụng phương pháp cho dữ liệu bảng ước lượng SGMM (System generalized method of moments) đã tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng và trong đó, nhấn mạnh vai trò tích cực của đa dạng hóa thu nhập ( được đo lường bằng chỉ số điều chỉnh HHI ( Herfindahl- Hischman). Nghiên cứu đưa đến kết luận là đa dạng hóa

thu nhập làm tăng khả năng sinh lời, tuy nhiên, tại Việt Nam, sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại mặc dù đã có thay đổi tích cực nhưng vẫn còn manh mún và cho vay vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu chính, do đó, các ngân hàng cần chú trọng mảng dịch vụ. Tiếp đến, nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2015) lại bàn về rủi ro và đa dạng hóa thu nhập của hệ thống NHTM. Bài nghiên cứu này phân tích 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012 và đăng tải trên Jounal of Applied Finance and Banking, đã đưa ra bằng chứng rằng rủi ro vỡ nợ (được đo lường bằng chỉ số Z-score điều chỉnh) sẽ giảm khi ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu nhập bên cạnh các hoạt động tín dụng truyền thống, và kết quả này chỉ có được đối với các ngân hàng quy mô lớn (về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu), không tìm thấy ở ngân hàng với quy mô nhỏ.

Nghiên cứu của Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) là nghiên cứu duy nhất mà tác giả tìm thấy tại Việt Nam, đã phân tích tác động của hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinh lời và tiếp tục tách thành hai nhóm là thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ (COM) và thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng còn lại (TRAD) đến khả năng sinh lời của ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu khẳng định hoạt động phi tín dụng và các thành phần cấu thành đều có tác động tích cực đến khả năng sinh lời, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các ngân hàng có quy mô nhỏ và quy mô lớn. Trong khi hoạt động dịch vụ thể hiện rõ ràng tác động tích cực đối với ngân hàng quy mô nhỏ thì ở các ngân hàng quy mô lớn, các hoạt động phi tín dụng khác mới là yếu tố tác động tích cực đến ROA.

Nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) cũng khẳng định đa dạng hóa thu nhập và thu nhập ngoài lãi làm tăng khả năng sinh lời giai đoạn 2006-2014 (thông qua tác động đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh điều chỉnh rủi ro). Cuối cùng, nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Huyền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) thực hiện trên 33 NHTM cổ phẩn Việt Nam giai đoạn 2006-2013, cho rằng các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào đa dạng hóa thu nhập mà chưa tập trung vào thu nhập ngoài lãi có tác động đến khả năng sinh lời, đồng thời, chưa liên kết được hai vấn đề: các

nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Bài nghiên cứu kết luận thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực làm tăng hiệu quả tài chính và giảm sự biến động của hiệu quả tài chính ( trong đó hiệu quả tài chính được đo lường bằng ROA và hệ số Z-score điều chỉnh). Trái ngược lại với các nghiên cứu trên là nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) khi cho rằng các ngân hàng không nên đa dạng hóa hoạt động do tính đến rủi ro thì hoạt động đa dạng hóa không làm tăng lợi nhuận và ngân hàng nên hạn chế mở rộng đầu tư ra các hoạt động phi ngân hàng, đặc biệt là các lĩnh vực rủi ro cao.

Như vậy, qua phần tóm lược các nghiên cứu liên quan đến thu nhập ngoài lãi và khả năng sinh lời của NHTM cổ phần Việt Nam trên đây cho thấy, các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của thu nhập ngoài lãi trong môi trường kinh doanh hiện nay. Bằng những cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu hầu hết khẳng định thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực đến khả năng sinh lời và mỗi một nghiên cứu, lại đóng góp bổ sung những khía cạnh đánh giá khác nhau liên quan đến thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều nhìn nhận thu nhập ngoài lãi một cách tổng thể mà chưa đi vào bóc tách các thành phần cấu thành nên thu nhập ngoài lãi đó. Liệu rằng, tổng thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực (hoặc tiêu cực) đến khả năng sinh lời nhưng mỗi một thành phần cấu tạo nên thu nhập ngoài lãi đó thực sự có tác động như thế nào, vẫn chưa được làm rõ. Đó cũng là hướng nghiên cứu của bài luận văn này với mong muốn bổ sung vào khoảng trống học thuật về tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời và từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách cụ thể hơn để cải thiện thu nhập ngoài lãi nhằm gia tăng hiệu quả sinh lời cho các NHTM cổ phần Việt Nam.

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, bài luận văn đã giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lời của NHTM, bao gồm khái

Thứ hai, đưa ra cơ sở lý thuyết về thu nhập ngoài lãi bao gồm khái niệm, phân

loại và cách đo lường thu nhập ngoài lãi của NHTM cổ phần;

Thứ ba, lược khảo những công trình nghiên cứu trước đây về tác động của thu

nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của NHTM ở trong và ngoài nước.

Nội dung các phần đã cho thấy, thu nhập ngoài lãi là một trong những nhân tố quan trọng có tác động đến khả năng sinh lời, tuy nhiên ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn khoảng trống khi chưa đi sâu vào nghiên cứu tác động của từng thành phần khác nhau trong thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, không chỉ dừng ở việc nghiên cứu định tính về vấn đề này, bài luận văn tiếp tục đi đến phân tích định lượng để đưa ra được những bằng chứng xác thực, làm cơ sở cho các kiến nghị và đề xuất.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1. TRÌNH TỰ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG:

Trong phần này, tác giả giới thiệu trình tự nội dung nghiên cứu định lượng để giải đáp cho các câu hỏi nhỏ nằm trong câu hỏi nghiên cứu lớn thứ nhất như sau:

Thứ nhất: Xây dựng 02 mô hình nghiên cứu dự kiến bao gồm mô hình 3.1: Tác

động của tổng thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời và mô hình 3.2: Tác động của các thành phần tạo nên thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời. Đây là hai mô hình được tác giả dự kiến sử dụng trong nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đó.

Thứ hai: Giải thích các biến trong mô hình nhằm trình bày rõ ý nghĩa của biến phụ thuộc và biến độc lập cũng như cách tính các biến số đó.

Thứ ba: Đưa ra kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình nhằm thể hiện dự đoán của tác giả về chiều hướng tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc, làm cơ sở để phân tích kết quả nghiên cứu.

Thứ tư: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và cách thức các kiểm định nhằm thể hiện dự đoán của tác giả về câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cũng như phương pháp kiểm tra về mặt kinh tế lượng cho tính đúng đắn của giả thuyết đó.

Thứ năm: Phân tích ma trận tương quan nhằm đưa ra cái nhìn sơ lược về chiều hướng tác động của các biến quan trọng, đồng thời xử lý các biến có mối tương quan lớn, làm ảnh hưởng đến mô hình.

Thứ sáu, kết luận chính thức về mô hình nghiên cứu thực nghiệm có thay đổi hay giữ nguyên các biến so với mô hình nghiên cứu dự kiến đã xây dựng.

Thứ bảy, sử dụng các kiểm định để lựa chọn loại mô hình phù hợp trong ba loại: mô hình OLS thô, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên để áp dụng vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm.

Thứ tám,chạy mô hình thực nghiệm bằng loại mô hình phù hợp nhất, kiểm định lại giả thuyết nghiên cứu và kết luận kết quả nghiên cứu cuối cùng.

3.2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN:

Dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm đề cập trong chương 2 luận văn, tác giả tiến hành xây dựng mô hình đánh giá tác động của tổng thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời (mô hình 3.1) và mô hình tác động của các thành phần tạo nên thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời (mô hình 3.2), trong đó biến phụ thuộc là ROA - khả năng sinh lời chịu tác động của các biến phụ thuộc thể hiện nhân tố nội sinh và ngoại sinh.

3.2.1. Mô hình tác động của tổng thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời:

ROA = α + β1(NII/TA) + β2 (Size)+ β3(Risk)+ β4(TL/TA)+ β5(OC/TA)+ β6(EQAS)+ β7( GDP) + β8(INF) + µit

( Mô hình 3.1)

Trong đó:

Biến phụ thuộc thể hiện khả năng sinh lời

ROA: Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (Return on asset).

Biến độc lập thể hiện thu nhập ngoài lãi: (NII/TA): tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản

Nhóm biến thể hiện nhân tố nội sinh

Size: Qui mô ngân hàng: Logarit cơ số 10 của tổng tài sản20.

Biến thể hiện rủi ro tín dụng

Risk: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng giá trị các khoản cho vay.

Biến thể hiện quy mô cho vay

TL/TA: Tỷ lệ giá trị các khoản vay trên tổng tài sản.

Biến thể hiện chi phí hoạt động

OC/TA:Tỷ lệ giữa tổng chi phí hoạt động với tổng tài sản của ngân hàng.

Biến thể hiện đòn bẩy tài chính

EQAS:Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản của ngân hàng.

Nhóm biến thể hiện nhân tố ngoại sinh

GDP:Tốc độ tăng trưởng GDP năm khảo sát21.

INF : Tỷ lệ lạm phát năm khảo sát.

Mục đích của mô hình 3.1 là nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ hai và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất RQ1đã được đề ra của luận văn, khẳng định tác động của tổng thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời bằng mô hình định lượng.

3.2.2. Mô hình tác động của các thành phần tạo nên thu nhập ngoài lãi đến khảnăng sinh lời: năng sinh lời:

ROA = α + β1(Services) + β2(Exchange) + β3(Securities)+ β4 (Risk)+ β5(TL/TA)+ β6

(OC/TA)+ β7(EQAS) + β8( GDP)+ β9(INF) + µit

(Mô hình 3.2)

Trong đó:

20Tổng tài sảnn= Tổng tài sản0x (1+ Lạm phát)n

Log (Tổng tài sảnn) = n x Log (Tổng tài sản0x (1+ Lạm phát)) 21 GDP = 1 1    i i i GDP GDP GDP x 100%

Biến phụ thuộc thể hiện khả năng sinh lời

ROA: Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (Return on asset).

Biến độc lập thể hiện các thành phần thu nhập ngoài lãi:

Services: Biến đo lường thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng tài sản.

Exchange:Biến đo lường thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trên tổng tài sản.

Securities: Biến đo lường thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và góp vốn, mua cổ phần trên tổng tài sản.

Nhóm biến thể hiện nhân tố nội sinh

Biến thể hiện quy mô

Size: Qui mô ngân hàng: Logarit cơ số 10 của tổng tài sản22.

Biến thể hiện rủi ro tín dụng

Risk: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng giá trị các khoản cho vay.

Biến thể hiện quy mô cho vay

TL/TA: Tỷ lệ giá trị các khoản vay trên tổng tài sản.

Biến thể hiện chi phí hoạt động

OC/TA:Tỷ lệ giữa tổng chi phí hoạt động với tổng tài sản của ngân hàng.

Biến thể hiện đòn bẩy tài chính

EQAS:Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản của ngân hàng.

Nhóm biến thể hiện nhân tố ngoại sinh

GDP:Tốc độ tăng trưởng GDP năm khảo sát23.

INF : Tỷ lệ lạm phát năm khảo sát.

22Tổng tài sảnn= Tổng tài sản0x (1+ Lạm phát)n

Log (Tổng tài sảnn) = n x Log (Tổng tài sản0x (1+ Lạm phát)) 23 GDP = 1 1    i i i GDP GDP GDP x 100%

Mục đích của mô hình 3.2 là tiếp tục thực hiện nghiên cứu sâu hơn về thu nhập ngoài lãi theo mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ hai và trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu RQ2,RQ3,RQ4của luận văn, qua đó bổ sung vào khoảng trống học thuật tại Việt Nam mà tác giả đã nêu ra.

3.3. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH

3.3.1. Biến thể hiện khả năng sinh lời

Biến phụ thuộc được tác giả lựa chọn để đại diện cho khả năng sinh lời là ROA – khả năng sinh lời trên tổng tài sản bình quân. Như đã phân tích ở trên (mục 2.1.2), ROA là một chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến trong phân tích khả năng sinh lời của NHTM vì những ưu điểm của nó. Nếu ROA trung bình của ngành nằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)